Phòng các bệnh tiêu hóa ngày Tết cho con

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Ngày tết các bậc cha mẹ thường để cho bé ăn nhiều và không kiểm soát chế độ ăn của con dẫn đến tình trạng bé bị mắc một số bệnh đường tiêu hóa. Để giúp các bậc cha mẹ không phải lo lắng nhiều cho con dịp tết đến, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin về nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu hóa ở trẻ em.

Phòng các bệnh tiêu hóa ngày tết cho con

Biếng ăn vì… ăn nhiều[sửa]

Tết đến, nhà nào cũng làm rất nhiều món ăn ngon, bữa nào cũng cỗ bàn linh đình, trẻ ăn nhiều nhưng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ không hấp thu và tiêu hóa được hết, gây đầy bụng khó tiêu, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.

Kể cả khi đã khỏi bệnh trẻ vẫn biếng ăn, ăn ít hấp thu, dễ bị rối loạn tiêu hóa trở lại do hệ tiêu hóa đã bị tổn thương và hệ vi khuẩn đường ruột đã bị mất cân bằng. Vòng xoáy bệnh lí này khiến trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển và đưa tới nhiều bệnh khác.

Ngộ độc vì… thức ăn[sửa]

  • Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn cũ lưu trữ không đúng cách, thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn.
  • Thường khoảng 1 – 6 giờ sau khi ăn, thức ăn bị nhiễm độc tố hoặc nhiễm khuẩn, trẻ xuất hiện triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, nôn nhiều lần, có thể có tiêu chảy, trẻ nhanh chóng đi vào tình trạng mệt lả.

Cách xử trí ban đầu

  • Trẻ còn bú mẹ: Cho bú nhiều lần hơn, mỗi lần 30 phút đến 1 giờ. Sau 8 giờ, khi trẻ không nôn nữa, cho trẻ bú lại bình thường.
  • Trẻ lớn hơn: Cho ăn nhẹ và ăn ít một, uống Oresol để bù nước điện giải. Sau 4 giờ mà trẻ không nôn thì nên cho ăn nhiều hơn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, cơm, bánh mì, súp nghiền và cho trẻ ăn lại bình thường trong vòng 24 giờ.
  • Lưu ý: đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như nôn nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh, không thể uống được hoặc bỏ bú, trẻ mệt nhiều, sốt cao, trong phân có máu, khát nhiều, đau bụng nhiều, bệnh kéo dài trên 2 ngày.

Để phòng tránh mắc bệnh các bậc cha mẹ nên:[sửa]

  • Duy trì giờ giấc và khẩu phần ăn uống của trẻ như ngày thường.
  • Tăng cường rau trái vào khẩu phần ăn của trẻ.
  • Hạn chế đồ ăn sẵn, các thức ăn chứa chất phụ gia bảo quản.

Nguồn: http://glucankiddy.com/

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này