Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Phòng tránh bệnh tiểu đường type 2
Từ VLOS
(đổi hướng từ Phòng tránh Bệnh Tiểu đường Type 2)
Trong vòng 30 năm qua, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường type 2 tăng vọt đến mức hiện nay có thể coi là đại dịch ở thế giới phương tây. Từ chỗ từng chỉ là một bệnh khá nhẹ và hiếm ở người già và tiến triển thành bệnh kinh niên, ngày nay bệnh tiểu đường type 2 đang tác động lên mọi lứa tuổi, chủng tộc và hoàn cảnh, trở thành nguyên nhân chính của thời hiện đại gây tử vong sớm ở nhiều quốc gia. Cứ 10 giây lại có một người chết vì bệnh tiểu đường type 2 trên toàn thế giới.[1] Đáng mừng là có một cách rất hữu hiệu để phòng tránh bệnh tiểu đường type 2: thiết lập và duy trì một lối sống lành mạnh.
Mục lục
Các bước[sửa]
Duy trì Thói quen Ăn uống Lành mạnh[sửa]
- Hiểu biết về mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và bệnh tiểu đường. Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn ngọt và béo làm gia tăng nguy cơ phát triển tình trạng tiền tiểu đường và tiểu đường type 2. Bạn có thể đảo ngược tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường (tiền tiểu đường) và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bằng cách cắt giảm thức ăn không lành mạnh, cẩn trọng với khẩu phần ăn và áp dụng một chế độ dinh dưỡng cân bằng.
- Ăn thêm nhiều hoa quả và rau. Cố gắng ăn bảy đến chín loại rau và hoa quả mỗi ngày.[2] Rau và hoa quả đông lạnh cũng đem lại vài lợi ích cho sức khỏe, nhưng các thức tươi ngon đúng mùa luôn luôn bổ dưỡng nhất.[3] Cố gắng giảm tiêu thụ các loại rau đóng hộp vì chúng chứa hàm lượng muối cao.
-
Chọn
các
loại
rau
và
hoa
quả
có
nhiều
màu
sắc.
Màu
đậm
hơn
thường
bổ
dưỡng
hơn,
vì
vậy
tốt
nhất
là
bạn
nên
ăn
nhiều
loại
rau
và
hoa
quả
có
nhiều
màu
tươi
sáng.
Một
số
thức
ăn
bạn
nên
chú
trọng
là:
- Rau màu xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn và rau mầm Brussels
- Rau củ màu cam như cà rốt, khoai lang, bí đỏ và bí mùa đông
- Hoa quả và rau củ màu đỏ như dâu tây, quả mâm xôi, củ cải đường, củ dền
- Rau và hoa quả màu vàng như bí, xoài và dứa
-
Ăn
loại
carbohydrates
phức
tạp.
Bỏ
qua
bánh
ngọt,
khoai
tây
chiên
và
các
loại
carbohydrates
chế
biến
sẵn
khác.
Thay
vào
đó
là
các
loại
carbohydrates
lành
mạnh,
bao
gồm
hoa
quả,
rau,
ngũ
cốc
nguyên
hạt
và
bánh
mì
tươi.
Tìm
các
loại
thực
phẩm
có
nhiều
chất
xơ;
chất
xơ
đã
được
chứng
minh
là
giúp
giảm
đường
huyết
bằng
cách
đóng
vai
trò
như
"giẻ
lau
nhà",
làm
chậm
lại
quá
trình
tiêu
hóa
và
giảm
tốc
độ
glucose
đi
vào
máu.[2]
- Ăn các loại họ đậu như đậu đen, đậu gà, đậu tây, đậu pinto, đậu Hà Lan hạt, đậu lăng
- Chọn ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám, ngũ cốc ăn sáng 100% nguyên hạt và mì làm từ lúa mì nguyên hạt.
- Chọn các sản phẩm bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt như bagel, pita bread, và tortilla.
-
Hạn
chế
lượng
đường
trong
thức
uống.[4]
Một
trong
những
nguồn
calorie
rỗng
và
thừa
đường
hàng
đầu
là
các
thức
uống
có
hàm
lượng
đường
cao
như
soda
và
“nước
quả”
nhưng
lại
có
rất
ít
nước
quả
trong
đó.
Bạn
nên
thường
xuyên
giải
khát
bằng
nước.
Nếu
lo
về
chất
lượng
nước,
bạn
có
thể
mua
máy
lọc
nước.
Nếu
đã
quen
uống
các
loại
nước
có
đường,
lúc
đầu
cơ
thể
bạn
sẽ
rất
thèm
nước
ngọt
cho
đến
khi
bạn
bỏ
được
thói
quen
đó.
- Nước soda, nước ngọt, nước quả, rượu mùi, nước có thêm hương vị, nước tăng lực, v.v… là những nguồn đường tiềm ẩn mà cơ thể bạn không cần. Chỉ uống những loại nước này như một món để tận hưởng, cần ưu tiên nước và sữa.
- Nếu bạn chán uống nước trắng, thì nước soda và nước khoáng có ga không đường và vài giọt chanh tươi hoặc nước cam có lẽ là đủ để thức uống của bạn có thêm hương vị dễ chịu.
- Cà phê và trà không đường có thể thưởng thức ở mức độ vừa phải.
-
Ngừng
các
món
ăn
vặt
nhiều
đường
và
carbohydrates
tinh
chế.
Các
loại
carbohydrates
tinh
chế
như
các
sản
phẩm
làm
từ
bột
trắng
sẽ
gần
như
lập
tức
chuyển
hóa
thành
đường
khi
bạn
ăn
vào.[5]
Đường
hiện
diện
trong
nhiều
món
ăn
vặt,
từ
các
loại
bánh
kẹo
hiển
nhiên
có
đường
như
bánh
ngọt,
kẹo,
chocolate,
cho
đến
các
món
ít
ngọt
hơn
như
các
thanh
hoa
quả
hay
sữa
chua
có
đường.
Đường
có
giá
rẻ
và
thỏa
mãn
được
cơn
thèm,
khiến
mọi
người
vui
vẻ
sau
một
buổi
trưa
mệt
mỏi
và
đáp
ứng
nhu
cầu
vô
tận
về
bổ
sung
năng
lượng.
Bạn
đừng
tích
trữ
các
loại
bánh
kẹo
ngọt
và
đừng
tìm
đến
chúng
mỗi
khi
muốn
lấy
thêm
cảm
hứng.
- Nhận thức được rằng đường có thể “giấu mặt” ở những nơi bạn không ngờ tới như trong món ngũ cốc ăn sáng. Hãy chọn loại ngũ cốc 100% nguyên hạt. Bạn cũng có thể thay thế các loại ngũ cốc có đường bằng bột yến mạch, hạt amaranth hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Thử chế biến loại ngũ cốc của riêng bạn. Đọc thành phần trên nhãn của tất cả các sản phẩm bạn định mua.
- Tích trữ các món ăn vặt lành mạnh. Thay món ăn vặt có đường bằng các thanh rau, hoa quả, quả hạch và các loại lành mạnh khác. Hoa quả tươi đúng mùa có thể thỏa mãn cơn thèm ngọt. Quả hạch mặn có thể thay thế cho các món ăn vặt mặn khác như khoai tây chiên vì chúng cung cấp các chất bổ dưỡng hơn như chất xơ, chất béo tốt và protein.
- Ăn các chất béo lành mạnh. Có một quan niệm sai lầm phổ biến là tất cả các loại chất béo đều xấu. Đúng là các thức ăn chiên ngập dầu là một nguồn chất béo không tốt. Tuy nhiên cá hồi và quả hạch với hàm lượng chất béo cao đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quả bơ là một loại thức ăn khác có nhiều chất béo lành mạnh. Quan trọng hơn, bạn nên tránh các loại chất béo chế biến, chất béo hydro hóa, chất béo bão hòa hoặc gần bão hòa (đặc biệt là chất béo chuyển hóa) và dầu thực vật thay vì cắt toàn bộ chất béo ra khỏi thực đơn. Thay vào đó, bạn nên tìm loại chất béo không bão hòa, chất béo đơn không bão hòa, chất béo đa không bão hòa.[6]
- Để dành những món yêu thích cho những dịp đặc biệt. Việc loại bỏ hoàn toàn đồ ngọt ra khỏi cuộc sống nghe như một kiểu trừng phạt vậy. Thực ra thỉnh thoảng bạn vẫn có thể chiều chuộng mình với những món yêu thích miễn là không đi lạc ra khỏi thói quen ăn uống của bạn. Thậm chí bạn còn nhận thấy món ngọt quyến rũ đó khi ăn vào những dịp đặc biệt còn có hương vị tuyệt vời hơn là ăn hàng ngày.
-
Đừng
nghĩ
rằng
thói
quen
ăn
uống
của
bạn
là
“ăn
kiêng”.
Việc
“ăn
kiêng”
thường
thất
bại
do
chỉ
được
áp
dụng
trong
thời
gian
ngắn
và
sẽ
có
điểm
“kết
thúc”.
Quan
niệm
chế
độ
ăn
mới
là
sự
thay
đổi
thói
quen
ăn
uống
thay
vì
chế
độ
“ăn
kiêng”
tạm
thời
sẽ
giúp
bạn
duy
trì
thói
quen
mới
mà
không
phải
quá
gắng
sức.
Bạn
cũng
có
thể
thấy
mình
giảm
cân
mà
không
cần
nhiều
nỗ
lực
hoặc
áp
lực.
- Nên nhớ rằng mục đích vì một sức khỏe tốt là lâu dài, và ngay cả những người cực kỳ thừa cân cũng có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường đến 70% khi chỉ cần giảm 5% trọng lượng cơ thể.[2]
-
Cắt
giảm
bữa
ăn
khuya.
Nếu
đang
ở
tình
trạng
tiền
tiểu
đường,
có
lẽ
bạn
cần
tránh
ăn
bất
cứ
thứ
gì
ngoài
món
ăn
nhẹ
chứa
protein
vào
thời
gian
sắp
đi
ngủ.
Bạn
cũng
nên
giới
hạn
thức
uống,
chỉ
nên
uống
nước,
loại
bỏ
chất
cồn
hoặc
các
loại
thức
uống
có
đường
hoặc
caffeine.
-
Nếu
cảm
thấy
đói
sau
bữa
tối,
bạn
có
thể
ăn
các
thức
ăn
chứa
ít
calorie
và
hàm
lượng
carbohydrate
thấp
và
do
đó
ít
ảnh
hưởng
đến
lượng
đường
huyết.
Một
số
lựa
chọn
bao
gồm:[7]
- Vài thanh cần tây
- Cà rốt baby
- Vài lát ớt chuông xanh
- Một ít quả nam việt quất
- Bốn hạt hạnh nhân (hoặc các loại hạt tương tự)
- Một cốc bắp rang
-
Nếu
cảm
thấy
đói
sau
bữa
tối,
bạn
có
thể
ăn
các
thức
ăn
chứa
ít
calorie
và
hàm
lượng
carbohydrate
thấp
và
do
đó
ít
ảnh
hưởng
đến
lượng
đường
huyết.
Một
số
lựa
chọn
bao
gồm:[7]
- Tránh ăn vì cảm xúc. Cố gắng phân biệt hành vi ăn uống như một phản ứng cảm xúc với việc ăn vì đói thực sự. Nhớ rằng cơn đói sinh lý có thể lấp đầy bằng bất cứ món ăn nào, trong khi cơn đói cảm xúc thường biểu hiện bằng sự thèm ăn một món nhất định.[8]
-
Ăn
chậm
để
tránh
ăn
quá
nhiều.
Dạ
dày
phải
mất
20
phút
để
gửi
tín
hiệu
lên
não
báo
rằng
đã
no.
Trong
thời
gian
đó,
có
thể
bạn
đã
ăn
quá
nhiều,
vượt
xa
lượng
thức
ăn
bạn
cần.
- Cân nhắc đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ dinh dưỡng nếu bạn cảm thấy không thể tự mình kiểm soát được hành vi ăn uống vì cảm xúc.
- Cân nhắc về việc nói chuyện với bác sĩ dinh dưỡng chính thức và chuyên gia tư vấn về bệnh tiểu đường (CDE). Nếu muốn thay đổi chế độ ăn để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, bạn nên cân nhắc việc tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng chính thức và CDE. Họ có thể chỉ dẫn bạn hướng đến một chế độ ăn thích hợp hơn.
Thay đổi Lối sống[sửa]
- Ưu tiên tập thể dục như một cách để giảm cân. Chương trình ngăn ngừa bệnh tiểu đường (DPP) đã chứng minh, những người giảm 5 – 7% trọng lượng cơ thể và tập luyện nửa tiếng mỗi ngày, 5 ngày một tuần đã giảm được 58% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.[9][10] Cho dù trọng lượng của bạn là bao nhiêu, tập thể dục vẫn là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Chất béo thừa trong cơ thể ngăn cản dung nạp glucose, một chất cần thiết cho nguồn năng lượng. Thậm chí chỉ cần 30 phút tập bài tập tăng nhịp tim mỗi ngày cũng có thể giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường và duy trì một cân nặng khỏe mạnh.
- Đi bộ trong giờ nghỉ trưa. Nếu cảm thấy không có thì giờ tập thể dục, bạn thử đi bộ nửa tiếng trong giờ nghỉ trưa 5 ngày mỗi tuần. Đây có thể là một cách để “lén” tập thể dục.
- Tập luyện sau giờ làm. Bạn có thể tránh giờ cao điểm bằng cách ghé phòng tập gym, hoặc đi bộ nhanh, hoặc chạy bộ ngoài trời từ 45 phút đến một tiếng sau khi tan sở. Bạn có thể về nhà muộn hơn một chút, nhưng sẽ cảm thấy thư giãn hơn vì tập luyện giúp giảm stress nhờ tránh phải đi ngoài đường trong giờ cao điểm.
- Dẫn chó đi dạo. Những chú chó sẽ khiến việc tập thể dục trở nên dễ dàng hơn và là một trách nhiệm buộc bạn phải ra ngoài trời. Nếu không nuôi chó (hoặc không muốn nuôi chó), bạn hãy đề nghị hàng xóm để mình dẫn chó của họ đi dạo.
- Đi bộ ra cửa hàng để mua sắm thay vì lái xe. Trừ khi phải xách nhiều đồ nặng, đi bộ trong quanh khu vực bạn ở cũng có lý. Hãy rủ một người bạn hay người nhà cùng tham gia với bạn; việc trò chuyện trong lúc đi bộ sẽ giúp bạn thấy quãng đường dường như ngắn hơn.
- Nghe nhạc khi tập thể dục. Tải những bản nhạc sôi động vào ipod hoặc máy nghe nhạc MP3. Tạo ra một cái cớ tuyệt vời để đi bộ hoặc chạy bộ trong lúc nghe những bản nhạc chọn lọc của bạn. Thậm chí bạn có thể tạo một playlist phỏng theo bài tập của mình, với một bài hát “khởi động” chậm, tiếp theo là 30 phút nhạc đi bộ nhanh, sau đó là 3-4 phút với bài hát “thả lỏng”. Một playlist được cài đặt thời gian có thể giúp bạn đảm bảo tập đủ thời gian.
-
Giảm
mức
độ
stress.
Stress
có
liên
quan
đến
mức
đường
huyết
cao,
có
thể
dẫn
đến
bệnh
tiểu
đường.[11]
Đó
là
vì
khi
nhận
ra
rằng
bạn
bị
stress,
cơ
thể
sẽ
có
phản
ứng
“chiến
đấu
hay
bỏ
chạy”
và
tăng
tiết
hormone.
Sự
thay
đổi
về
hormone
này
cũng
có
thể
làm
tăng
khả
năng
lên
cân.
Để
giảm
strees,
bạn
nên:
- Xác định nguyên nhân gây stress. Việc tìm ra nguyên nhân tại sao mình bị stress sẽ giúp bạn xử trí và giảm yếu tố gây stress và hạ mức độ stress của bạn.
- Học cách từ chối. Nhận nhiều việc hơn khả năng xử lý của mình có thể dẫn đến mức stress tăng cao. Bạn nên nhận biết giới hạn của mình và học cách “nói không” hoặc nhờ giúp đỡ nếu cần thiết.
- Thể hiện cảm xúc. Đôi khi việc nói chuyện với ai đó về áp lực của mình sẽ giúp bạn cảm thấy bớt áp lực. Người đó có thể đánh giá tình huống của bạn dưới góc nhìn của người ngoài cuộc và sẽ giúp bạn tìm được giải pháp.
- Kiểm soát tốt thời gian của bạn. Biết phải ưu tiên những việc gì và việc gì có thể đặt qua một bên. Cố gắng ước tính xem bạn phải mất bao lâu để hoàn thành một công việc và dựa vào đó để lên kế hoạch cho mình.
-
Ngủ
nhiều.
Người
lớn
cần
giấc
ngủ
ít
nhất
6
tiếng,
nhưng
tốt
hơn
là
7
tiếng
mỗi
đêm
để
hệ
thần
kinh
được
hồi
phục
và
mọi
cơ
quan
khác
lắng
xuống
nghỉ
ngơi.
Ngủ
đủ
giấc
là
việc
cần
thiết
để
duy
trì
đường
huyết
và
huyết
áp,
hai
yếu
tố
liên
quan
đến
bệnh
tiểu
đường.
- Nếu ban đêm khó ngủ, bạn thử bớt dùng các thiết bị điện tử trước giờ lên giường ngủ, nên ngủ trong phòng tối với tiếng máy chạy, và hạn chế uống caffeine trong ngày.
- Nói với bác sĩ về việc trợ giúp bằng thuốc ngủ hoặc thảo mộc nếu bạn vẫn không thể ngủ ngon vào ban đêm.
Hiểu biết về Bệnh Tiểu đường[sửa]
-
Phân
biệt
các
dạng
của
bệnh
tiểu
đường.
Bệnh
tiểu
đường
tác
động
lên
cách
xử
lý
đường
huyết
(glucose)
trong
cơ
thể.
Là
một
nguồn
năng
lượng
thiết
yếu,
glucose
hiện
diện
trong
máu
sau
khi
thức
ăn
được
tiêu
hóa.
Insulin,
bình
thường
vẫn
do
tuyến
tụy
tiết
ra,
sẽ
giúp
vận
chuyển
glucose
trong
máu
đến
các
tế
bào
gan,
cơ
bắp
và
mỡ,
và
ở
những
nơi
đó
glucose
được
chuyển
hóa
thành
năng
lượng
có
thể
sử
dụng
cho
cơ
thể.
Bệnh
tiểu
đường
được
phân
thành
các
dạng
type
1,
type
2
và
tiểu
đường
thai
kỳ.[12]
- Tiểu đường type 1: Dạng tiểu đường này liên quan đến tình trạng trên 90% tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy bị phá hủy, khiến việc sản xuất ra insulin bị đình trệ, hoặc insulin được sản xuất rất ít. Tiểu đường type 1 thường xảy ra trước tuổi 30 và có liên quan đến những yếu tố môi trường và gien di truyền.[12]
- Tiểu đường type 2: Khi tuyến tụy tiếp tục sản xuất insulin, thậm chí mức insulin ở mức cao, nhưng cơ thể lại đề kháng với insulin khiến insulin không thực hiện được chức năng của nó để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, và lượng đường trong máu thường xuyên duy trì ở mức rất cao. Tuy tiểu đường ở type này có thể xảy ra ở trẻ em và thiếu niên, nhưng nó thường bắt đầu xuất hiện ở những người trên 30 tuổi và trở nên phổ biến khi người ta lớn tuổi. Thừa cân là yếu tố chủ yếu gây ra tiểu đường type 2.
- Tiểu đường thai kỳ: Dạng tiểu đường này phát triển ở một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nếu không được chẩn đoán hoặc chữa trị, tác động nghiêm trọng của nó có thể làm tổn thương cho mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi. Tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh, nhưng nó làm tăng nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2 vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
-
Biết
những
nguy
hiểm
của
bệnh
tiểu
đường
type
2.
Nhận
thức
được
bệnh
tiểu
đường
type
2
làm
xáo
trộn
cuộc
sống
như
thế
nào
sẽ
giúp
bạn
có
động
lực
thay
đổi
chế
độ
dinh
dưỡng
và
lối
sống
để
phòng
tránh.
Một
số
biến
chứng
của
tiểu
đường
type
có
thể
rất
nghiêm
trọng.
Những
biến
chứng
có
thể
xảy
ra
là:
- Giảm lượng máu cung cấp cho da và hệ thần kinh
- Chất béo và các cục máu đông tích tụ gây cản trở trong mạch máu (gọi là xơ vữa động mạch)
- Suy tim, lên cơn đau tim hoặc đột quỵ
- Gây tổn thương mắt, có thể làm giảm thị lực vĩnh viễn
- Suy thận
- Tổn thương dây thần kinh (tê liệt, đau, và mất chức năng)
- Sưng viêm, nhiễm trùng và loét da, đặc biệt ở bàn chân
- Đau thắt ngực (đau tim)
-
Nhận
thức
rằng
những
yếu
tố
gây
nên
tiểu
đường
type
2
là
có
thể
kiểm
soát.
Một
số
yếu
tố
làm
tăng
nguy
cơ
phát
triển
tiểu
đường
type
2
nằm
trong
tầm
kiểm
soát
của
bạn.
Những
yếu
tố
rủi
ro
có
thể
kiểm
soát
bằng
chế
độ
dinh
dưỡng
và
thay
đổi
lối
sống
bao
gồm:
- Béo phì: Dựa trên chỉ số khối cơ thể, chỉ số BMI vượt quá 29 sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 25%.[13] Việc giảm cân sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
- Được chẩn đoán bệnh tim hoặc mức cholesterol cao: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm cao huyết áp, lượng cholesterol HDL thấp, lượng cholesterol LDL cao. Một nghiên cứu đã tiết lộ một phần tư số người Âu châu mang những yếu tố nguy cơ trên cũng là những người ở trong tình trạng tiền tiểu đường.[13] Chế độ ăn và tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và lượng cholesterol cao.
- Chế độ ăn nhiều đường,[14] cholesterol, chất béo và thực phẩm chế biến: Chế độ ăn gắn liền với bệnh tiểu đường. Bạn hãy tập trung vào những thức ăn lành mạnh.
- Không tập thể dục hoặc tập không đều đặn: Tập thể dục ít hơn 3 lần mỗi tuần có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.[10] Cố gắng kết hợp hoạt động thể chất vào cuộc sống hàng ngày của bạn.
-
Nhận
biết
các
yếu
tố
rủi
ro
mắc
bệnh
tiểu
đường
mà
bạn
không
thể
kiểm
soát.
Có
một
số
yếu
tố
nguy
cơ
phát
triển
bệnh
tiểu
đường
type
2
không
nằm
trong
tầm
kiểm
soát
của
bạn.
Tuy
nhiên,
nhận
thức
được
các
yếu
tố
này
sẽ
giúp
bạn
đánh
giá
tổng
thể
nguy
cơ
phát
triển
bệnh.
Những
yếu
tố
rủi
ro
bao
gồm:
- Độ tuổi trên 45: Lưu ý rằng phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh được hỗ trợ một cách thích hợp bằng estrogen sẽ giúp đánh tan các a-xít béo gây đề kháng insulin và giúp insulin hấp thu glucose nhanh hơn.[14]
- Có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc người thân khác trong gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2: Yếu tố này biểu thị gien di truyền khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.[13]
- Là người gốc Mỹ La tinh, người gốc Phi, người Mỹ bản địa, người châu Á hoặc người gốc ở quần đảo Thái Bình Dương: Những nhóm người này có nguy cơ gần như gấp đôi so với người Mỹ da trắng.[13]
- Bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai: Có đến 40 phần trăm số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ phát triển tiểu đường type 2 vào một thời điểm nào đó sau này.
- Nhẹ cân khi mới sinh: Nhẹ cân khi mới sinh làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường type 2 lên 23% đối với trẻ sơ sinh dưới 2,5kg, và đến 76% đối với trẻ dưới 2 kg.[13]
-
Hành
động
sớm.
Lượng
đường
huyết
cao
có
thể
được
điều
chỉnh
trước
khi
nó
gây
ra
tổn
thương
vĩnh
viễn.[15]
Nếu
bạn
có
những
yếu
tố
nguy
cơ
gắn
liền
với
bệnh
tiểu
đường,
điều
quan
trọng
là
bạn
cần
làm
xét
nghiệm
sàng
lọc
máu
và
nước
tiểu
đều
đặn
và
theo
đó
điều
chỉnh
bằng
cách
kiểm
soát
các
yếu
tố
liên
quan
đến
lối
sống.
Nếu
các
xét
nghiệm
cho
thấy
tình
trạng
tiền
tiểu
đường,
bạn
có
nguy
cơ
cao
mắc
bệnh
tiểu
đường
type
2
trong
tương
lai.
Tiền
tiểu
đường
là
một
phần
của
hội
chứng
chuyển
hóa,
là
“một
nhóm
các
yếu
tố
nguy
cơ
–
huyết
áp
cao,
đường
huyết
cao,
mức
cholesterol
xấu
cao
và
mỡ
bụng”.[16]
Mặc
dù
các
kết
quả
chẩn
đoán
này
có
thể
là
đáng
sợ,
bạn
vẫn
có
cơ
hội
lấy
lại
sức
khỏe
cũng
như
làm
chậm
lại,
đảo
ngược,
hoặc
phòng
tránh
bệnh
tiểu
đường
type
2
thông
qua
những
thay
đổi
trong
lối
sống.
- Tình trạng tiền tiểu đường xuất hiện khi lượng glucose trong máu cao hơn bình thường. Đây là dấu hiệu chính của sự suy giảm chuyển hóa, biểu thị sự tiến triển đến bệnh tiểu đường type 2.[17]
- Tình trạng tiền tiểu đường có thể đảo ngược được, nhưng nếu nó không được lưu tâm đến thì nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 trong vòng mười năm là 100%, theo khuyến cáo của hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ.[18]
- Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo mọi người từ 45 tuổi trở lên đều cần làm xét nghiệm nếu bị thừa cân.[10], và những người dưới 45 tuổi cũng cần làm xét nghiệm nếu thừa cân và có bất cứ yếu tố rủi ro nào khác liên quan đến bệnh tiểu đường.
-
Đi
xét
nghiệm
lại.
6
tháng
sau
khi
cải
thiện
chế
độ
ăn
và
thói
quen
vận
động,
bạn
cần
xét
nghiệm
lại
để
xem
mức
đường
huyết
thay
đổi
ra
sao.
- Luôn luôn giữ liên lạc với bác sĩ. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể để nghị dùng thuốc như Metformin để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.[19]
- Nếu cần giúp đỡ, bạn nên cân nhắc nói chuyện với một bác sĩ dinh dưỡng chính thức để được hỗ trợ lập chế độ ăn cho mình.
Lời khuyên[sửa]
- Lên lịch định kỳ hẹn gặp bác sĩ để theo dõi nước tiểu và máu nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cài đặt chế độ nhắc nhở trong điện thoại hoặc lịch online để đảm bảo duy trì đúng các cuộc hẹn.
- Một nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy những người có chế độ ăn nhiều khoai tây, cá, rau củ và các loại đậu ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn.[20]
- Lưu ý rằng trẻ được bú sữa mẹ ít có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 1 hơn trẻ bú bình.[21]
Cảnh báo[sửa]
- Bệnh tiểu đường không được chữa trị có thể dẫn đến bệnh tim và có thể gây tử vong. Nếu phát hiện ra bất cứ yếu tố rủi ro nào có thể dẫn tới bệnh tiểu đường hoặc các xét nghiệm cho thấy bạn đang ở tình trạng tiền tiểu đường, bạn hãy thay đổi lối sống để đảo ngược tình trạng và tránh những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
- Luôn luôn nói với bác sĩ về những thay đổi lớn trong chế độ ăn và cách sinh hoạt của bạn để chắc chắn rằng bạn an toàn khi áp dụng những thay đổi đó.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ David Gillespie, Sweet Poison: Why Sugar Makes You Fat, p. 118, (2008), ISBN 978-0-670-07247-7
- ↑ 2,0 2,1 2,2 Ann Fittante, Prevention's The Sugar Solution, p. 269, (2007), ISBN 1-59486-693-7
- ↑ CDC, Eat Right, http://www.cdc.gov/diabetes/consumer/eatright.htm
- ↑ David Gillespie, Sweet Poison: Why Sugar Makes You Fat, pp. 151-152, (2008), ISBN 978-0-670-07247-7
- ↑ David Gillespie, Sweet Poison: Why Sugar Makes You Fat, pp. 156-157, (2008), ISBN 978-0-670-07247-7
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/fat/art-20045550
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/expert-answers/diabetes/faq-20058372
- ↑ http://www.carolinashealthcare.org/body.cfm?id=14&action=detail&ref=879
- ↑ Ann Fittante, Prevention's The Sugar Solution, pp. 11-12, (2007), ISBN 1-59486-693-7
- ↑ 10,0 10,1 10,2 CDC, Prevent Diabetes, http://www.cdc.gov/diabetes/basics/prevention.html
- ↑ http://www.prevention.com/mind-body/emotional-health/how-stress-impacts-high-blood-sugar-levels
- ↑ 12,0 12,1 The Merck Manual of Medical Information, Diabetes Mellitus, p. 962, (2003), ISBN 978-0-7434-7733-8
- ↑ 13,0 13,1 13,2 13,3 13,4 Ann Fittante, Prevention's The Sugar Solution, p. 264, (2007), ISBN 1-59486-693-7
- ↑ 14,0 14,1 David Gillespie, Sweet Poison: Why Sugar Makes You Fat, p. 117, (2008), ISBN 978-0-670-07247-7
- ↑ Ann Fittante, Prevention's The Sugar Solution, p. 11, (2007), ISBN 1-59486-693-7
- ↑ http://www.webmd.com/heart/metabolic-syndrome/metabolic-syndrome-what-is-it
- ↑ Ann Fittante, Prevention's The Sugar Solution, p. 263, (2007), ISBN 1-59486-693-7
- ↑ Ann Fittante, Prevention's The Sugar Solution, p. 262, (2007), ISBN 1-59486-693-7
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/basics/prevention/con-20031902
- ↑ Selene Yeager, The Doctors Book of Food Remedies", p. 524, (2007), ISBN 1-59486-753-4
- ↑ Reader's Digest, Curing Everyday Ailments the Natural Way, Diabetes, p. 163, (2000), ISBN 1-876689-78-1