Nhiệt độ toàn cầu tăng lên khiến nhiều người mắc bệnh tiểu đường hơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tiểu đường, nhất là tiểu đường nhóm 2 đang là chứng bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển. Một nghiên cứu mới nhất của các bác sỹ Hà Lan cho thấy, sự tăng nhiệt độ toàn cầu có thể khiến nhiều người mắc bệnh này hơn.

Theo thống kê của các tổ chức y tế, lượng bệnh nhân mắc chứng tiểu đường loại 2 đang ngày càng gia tăng. Trong 2015, có 415 triệu người trưởng thành bị tiểu đường trên toàn cầu, và con số này dự kiến sẽ tăng tới 55% vào 2040, đạt 642 triệu người. Đặc biệt ở các nước có thu nhập cao, 91% người mắc tiểu đường nằm ở dạng 2.

Ảnh minh họa

Điều kỳ lạ là, các bệnh nhân tiểu đường loại 2 khi chuyển qua các vùng khí hậu lạnh trong khoảng 10 ngày lại cho thấy sự cải thiện về khả năng hấp thu insulin.

Bản đồ cho thấy mật độ người bị tiểu đường loại 2 tỷ lệ với mức tăng nhiệt độ ở Mỹ. Nguồn: Sci-News.

Về mặt sinh lý học, việc phơi nhiễm ngoài trời lạnh sẽ kích hoạt các mô mỡ nâu (BAT) vốn được xác định sẽ đốt cháy bớt mỡ để tạo thành nhiệt giúp giữ ấm cơ thể. Trước đây, người ta cho rằng các hoạt động của BAT không có lợi cho cơ thể khi kết hợp với nhiệt độ ngoài trời.

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế ĐH Leiden và ĐH Công nghệ Delft (Hà Lan) đã thử điều tra mối liên hệ giữa nhiệt độ ngoài trời và sự tăng trưởng số lượng các bệnh nhân tiểu đường loại 2, bằng cách theo dõi sự thay đổi của cơ chế hấp thu glucose thông qua quá trình giảm cường độ hoạt động của BAT.

GS. Patrick Rensen, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá sự liên hệ giữa nhiệt độ ngoài trời và khả năng trao đổi glucose trên quy mô lãnh thổ cũng như toàn cầu. Chúng tôi xác định, giả thuyết rằng tỷ lệ mắc tiểu đường và tình trạng kém chịu glucose gia tăng cùng với sự tăng nhiệt độ ngoài trời".

Nguồn dữ liệu mà nhóm nghiên cứu sử dụng được thu thập từ 50 bang của Mỹ và 3 vùng lãnh thổ khác (Guam, Puerto Rico, quần đảo Virgin) trong giai đoạn kéo dài từ 1996 - 2009, do Hệ thống Giám sát Tiểu đường Quốc gia và Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh dịch (CDC) của Mỹ cung cấp.

Trên phạm vi toàn cầu, nguồn dữ liệu của nhóm được phân tích ra từ Phòng theo dõi Sức khỏeToàn cầu của WHO, khi theo dõi tình trạng béo phì và lượng đường tăng trong máu có nguồn gốc từ thức ăn tại 190 quốc gia. Còn thông tin về nhiệt độ toàn cầu được nhóm trích xuất từ Phòng Nghiên cứu Khí hậu thuộc ĐH Đông Anglia (Anh).

Người béo phì là đối tượng dễ bị tiểu đường nhất. Nguồn: Internet

Kết quả nghiên cứu được ghi nhận như sau: "Chúng tôi chứng minh được rằng, tính trung bình, cứ ứng với mức tăng nhiệt 1 độ C, thì tỷ lệ mắc tiểu đường được điều chỉnh theo tuổi tăng 0,314 trên mức 1000. Tương tự, tình trạng kém chịu glucose trên toàn cầu tăng 0,17% cho mỗi 1 độ Celsius tăng thêm. Các mối liên hệ này còn bền vững hơn sau khi đã được điều chỉnh cho người béo phì".

Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu đi đến dự đoán rằng cứ mỗi 1 oC tăng thêm, sẽ có thêm 100.000 ca mắc tiểu đường mới xuất hiện, chỉ tính riêng tại Mỹ, khi quốc gia này có dân số tới 322 triệu người mắc bệnh tiểu đườngtrong năm 2015.

Bản nghiên cứu kết luận: "Phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của các nghiên cứu tương lai về sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên cơ chế hấp thụ glucose và sự trỗi dậy của tiểu đường. Đặc biệt là trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu đang gia tăng với các mức kỷ lục mới như mùa đông năm ngoái , được xem là mùa đông ấm nhất tại Mỹ".

Nguồn[sửa]

  • Theo Khám Phá

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này