Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tính cách con người

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Lei Wang - nhà tâm lý học xã hội, văn hóa tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), và các cộng sự đã phát hiện, tính cách của con người có thể được hình thành dưới tác động của nhiệt độ ở những nơi họ lớn lên.

Điều này nghĩa là hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu sẽ kéo theo sự thay đổi về mặt tính cách của con người. Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Nature Human Behavior ngày 27/11.

Sáu tháng đầu năm của năm 2016 thiết lập một kỷ lục về những tháng nóng nhất toàn cầu.

Ý tưởng của nhóm nghiên cứu đưa ra không phải là mới, nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng nhiều khía cạnh của tính cách biến đổi theo khu vực địa lý sinh sống nhưng nguyên nhân của nó vẫn chưa rõ ràng.

Họ cho rằng, yếu tố nhiệt độ góp phần định hình tính cách bằng cách ảnh hưởng đến thói quen của con người. Ví dụ, nhiệt độ tác động đến việc con người thích khám phá môi trường xung quanh, tương tác với người khác, cố gắng thực hiện hoạt động mới hoặc tham gia vào hoạt động tập thể ngoài trời như trồng trọt.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu ở hai quốc gia, hai nền văn hóa khác nhau – Trung Quốc và Mỹ. Bằng việc phân tích dữ liệu thu được từ hơn 5.500 người dân thuộc 59 thành phố Trung Quốc và 1,66 triệu thuộc 12.500 mã bưu chính (ZIP code) của Mỹ, đồng thời xem xét cả dữ liệu từ các bảng điều tra cá nhân, nhiệt độ trung bình của những nơi những người cung cấp dữ liệu lớn lên. Kết quả cho thấy, những người lớn lên trong vùng khí hậu có nhiệt độ ôn hòa đều mang tính cách dễ chịu, tận tâm, ổn định về mặt cảm xúc, hướng ngoại và thích những trải nghiệm mới. Phát hiện này đúng cho người dân của cả hai quốc gia, bất kể giới tính, độ tuổi và mức thu nhập trung bình.

Theo nhóm nghiên cứu, nhiệt độ ôn hòa có thể ảnh hưởng đến tính cách của con người bằng cách khuyến khích các tương tác xã hội và hỗ trợ việc mở rộng phạm vi hoạt động. Evert Van de Vliert – nhà tâm lý học văn hóa so sánh tại Đại học Groningen (Hà Lan), nói: “Tôi sẽ thận trọng khi phản đối về việc tổ tiên của chúng ta và bản thân chúng ta là những sản phẩm thụ động của nơi chúng ta sống. Bởi với sự thông minh và sử dụng của cải, tiền bạc một cách tích cực, con người có thể tạo ra tính cách và số phận mình ngay cả khi sống ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt”.

Thực vậy, nghiên cứu cũng cho thấy, mặc dù sống trong những vùng khí hậu khắc nghiệt như nhau, người sống ở Trung Quốc có phần khác biệt - khôn ngoan hơn, so với những người sống ở các bang Bắc Mỹ. Điều đó cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân khác bên cạnh nhiệt độ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách con người, Evert Van de Vliert giải thích.

Ví dụ, ở Trung Quốc, nơi con người tương đối nghèo hơn so với những người sống ở Mỹ, người sống trong vùng có khí hậu khắc nghiệt như Hắc Long Giang, Tân Cương và Sơn Đông lại có tính tập thể cao hơn so với người trong vùng khí hậu ôn đới ở Tứ Xuyên, Quảng Đông và Phúc Kiến. Ngược lại ở Mỹ, những người sống trong những vùng khí hậu khắc nghiệt tại Bắc và Nam Dakota, Montana, Minnesota, có tính cá nhân hơn so với đồng bào của họ ở những vùng có khí hậu ôn hòa của Hawaii, Louisiana, California và Florida.

Bản thân nhóm nghiên cứu cũng cho biết, cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để hiểu được những ảnh hưởng tiềm năng của khí hậu đối với tính cách con người.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này