Biến đổi khí hậu khiến con người mất ngủ nhiều hơn
Bạn nghĩ rằng biến đổi khi hậu chỉ là chuyện vĩ mô, làm cho băng tan ở tận Bắc Cực xa xôi, nước biển chẳng biết khi nào mới dâng lên và thời tiết thất thường cũng chẳng làm bạn lo lắng? Hãy nghĩ lại bởi biến đổi khí hậu còn gây ra tác động ghê gớm hơn cho chính cá nhân mỗi người: khiến bạn mất ngủ, đúng nghĩa đen luôn.
Đó chính là kết quả nghiên cứu vừa công bố trên Science Advances, cho thấy rằng biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục làm nhiệt độ toàn cầu nóng lên, khiến con người khó chìm vào giấc ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ và thậm chí, họ dự đoán rằng số người mắc bệnh mất ngủ sẽ còn tăng lên trong tương lai do nguyên nhân này.
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu sẽ gây nên những hậu quả xấu về mặt nhân khẩu học đối với con người, đặc biệt là đối với những người không có điều kiện sử dụng điều hòa nhiệt độ suốt đêm. Và đối với những người già vốn khó khăn hơn trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể thì tác động đó sẽ càng khủng khiếp hơn. Theo ước tính của các nhà khoa học, vào năm 2050, cứ 100 người Mỹ thì có 1 người bị mất ngủ 6 ngày mỗi ngày. Và với mức độ phát thải khí nhà kính như hiện tại thì tới năm 2099, con số đó sẽ tăng lên 14 đêm mỗi tháng.
Mất ngủ không chỉ là tình trạng cực kỳ khó chịu mà còn gây tổn hại về mặt sức khỏe con người. Mất ngủ mãn tính có liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như vấn đề về tim mạch, tiểu đường và béo phì. Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa mất ngủ tới việc suy giảm trí nhớ, sự tập trung và khả năng xử lý vấn đề. Và đối với mỗi cá nhân, mấy ngủ còn gây nên những tâm trạng xấu hoặc thậm chí là dẫn tới trầm cảm.
Người dẫn đầu nghiên cứu, Nick Obradovich, cho rằng những tác động của biến đổi khí hậu mà họ phát hiện lần này là đặc biệt nghiêm trọng đối với các khu vực nghèo, các nước đang phát triển. “Khi tôi bắt đầu nghiên cứu, tôi vẫn chưa thể hình dung được rằng tác động của nó có thể ảnh hưởng cả đối với Mỹ bởi ỏ đây hầu như ai cũng có điều hòa nhiệt độ. Trong khi đó thực tế quan sát cho thấy dữ liệu thu được dường như ở Ấn Độ hoặc Brazil và kỳ thực, những tác động đó là lớn hơn chúng tôi nghĩ nhiều.”
Nguồn, tham khảo[sửa]
- Tinhte.vn, HP