Tránh 8 điều sau để thức dậy sớm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Vấn đề mà nhiều người trong chúng ta gặp phải là sau khi lên giường sớm và ngủ không ít hơn 8 tiếng đồng hồ, bạn vẫn muốn ngủ thêm và cảm thấy mệt mỏi. Chúng ta thường đổ lỗi cho stress và công việc bận rộn. Tuy nhiên, nguyên nhân gây mệt mỏi buổi sáng không phải lúc nào cũng như vậy.

Dưới đây là những điều khiến bạn không ngon giấc để có thể thức dậy sớm

Không có kế hoạch làm việc trong ngày[sửa]

Cuộc sống của chúng ta chạy theo nhịp sinh học vốn là một chu kỳ thay đổi giữa ngủ và thức. Đi ngủ vào những thời điểm khác nhau vào ban đêm là chúng ta đã phá vỡ chu kỳ này và nó khiến chúng ta mệt mỏi. Do đó bạn nên đi ngủ vào một giờ nhất định hàng ngày.

Ngủ nướng vào cuối tuần[sửa]

Nếu bạn ngủ 5-6 tiếng hàng ngày nhưng cuối tuần lại ngủ nhiều gấp đôi, tức là bạn lại phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể. Ngoài việc bị rối loạn giấc ngủ, điều này còn khiến tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Do vậy giờ thức dậy của bạn không nên xê dịch quá một tiếng đồng hồ vào cuối tuần.

Trì hoãn chuông báo thức[sửa]

Cứ 15 phút một lần bạn lại đánh vật với chiếc đồng hồ báo thức sẽ không mang lại lợi ích gì. Làm như vậy bạn sẽ lại rơi vào giấc ngủ và khi thức giấc còn mệt mỏi hơn. Tốt nhất là đặt chuông báo thức đúng vào lúc bạn phải thức dậy và rèn luyện sự quyết tâm của mình.

Để quá nhiều ánh sáng trong phòng ngủ[sửa]

Nếu mắt bạn nhìn thấy ánh sáng, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone melatonin có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Đây có thể là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo như đèn báo TV hay tín hiệu bằng ánh sáng trên điện thoại. Do vậy tốt nhất là tắt hết tất cả các thiết bị điện tử trong phòng.

Bỏ ăn sáng[sửa]

Ăn sáng giúp khởi động đồng hồ sinh học và nó đếm ngược thời gian cho tới lần nghỉ ngơi tiếp theo. Nếu bạn để thời gian giữa lúc thức dậy và ăn sáng quá lâu, cơ thể sẽ làm tăng lượng hormone cortisol gây stress.

Ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ[sửa]

Ăn trước khi đi ngủ không chỉ hại cho cơ thể mà còn hại cho giấc ngủ, đặc biệt là khi thực phẩm có chỉ số glycemic cao khiến tăng lượng hormone cortisol trong cơ thể. Nó sẽ có tác dụng 5 tiếng đồng hồ nên bạn nên dừng ăn pizza, bánh, khoai tây ít nhất 5 tiếng trước khi đi ngủ và thay thế bằng thực phẩm nhẹ nhàng hơn như sữa chua, thịt nạc..

Phòng ngủ bừa bộn[sửa]

Các nhà nghiên cứu thấy rằng phòng ngủ bừa bộn nhắc nhở về những nhiệm vụ bạn chưa hoàn thành trong ngày. Ngược lại, một căn phòng gọn gàng với hương thơm nhẹ sẽ kích thích bạn đi ngủ sớm hơn. Để ngủ ngon, bạn nên dọn dẹp phòng ngủ thường xuyên và không vứt đồ bừa bãi.

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ[sửa]

Tắm nước ấm giúp bạn thư giãn và ngủ ngon nhưng không phải ngay trước khi đi ngủ. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, cơ thể bạn muốn đưa thông tin rằng đã đến giờ đi ngủ, tuy nhiên khi tắm nước ấm thì điều này lại bị gián đoạn. Do đó tốt nhất tắm 1,5 đến 2 giờ trước khi đi ngủ.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Báo Giáo dục và Thời đại, Hải Yến (Theo Brightside)
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này