Protocol:Đăng ký Bằng sáng chế và Giải pháp hữu ích

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp, không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Để nộp đơn sáng chế theo quốc gia hoặc PCT, các bạn cần chuẩn bị các hồ sơ theo hướng dẫn dưới đây.

Đơn quốc gia[sửa]

Thông tin chung[sửa]

  1. Tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn và tác giả sáng chế.
  2. Tên sáng chế, giải pháp hữu ích.
  3. Thông tin liên quan đến tới tài liệu ưu tiên như tên nước, số đơn, ngày nộp đơn và tên của người nộp đơn yêu cầu quyền ưu tiên theo Công ước Paris.

Tài liệu cần thiết[sửa]

  1. Giấy uỷ quyền của người nộp đơn có chữ ký và dấu của người ủy quyền (trong trường hợp người khai không có dấu, đề nghị xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) (*);
  2. Hợp đồng chuyển nhượng (nếu có) (*);
  3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền ưu tiên (nếu có, trong trường hợp Người nộp đơn không đồng thời là người nộp đơn ưu tiên) (**);
  4. Bảng phân loại, yêu cầu bảo hộ, bản mô tả và bản vẽ (nếu có) (*);
  5. Bản sao đơn đầu tiên hoặc các đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris (có xác nhận của một trong các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền (nếu có) (**)
  6. Các tài liệu thay đổi có công chứng liên quan tới người nộp đơn & tác giả (nếu có).
Lưu ý:

(*)Tài liệu phải được gửi kèm theo Đơn ngay tại thời điểm nộp đơn. Bản sao có thể được chấp nhận với điều kiện bản gốc được bổ sung trong vòng ba (3) tháng kể từ ngày nộp đơn;

(**) Tài liệu có thể gửi sau trong vòng (3) ba tháng kể từ ngày nộp đơn

Thời hạn xin hưởng quyền ưu tiên[sửa]

Đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên phải được nộp trong vòng (12) mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên (theo Công ước Pari) hoặc (6) sáu tháng kể từ ngày đối tượng được trưng bày tại triển lãm.

Đơn nộp theo Hiệp ước PCT (vào giai đoạn quốc gia)[sửa]

Thông tin chung[sửa]

  1. Tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn và tác giả sáng chế.
  2. Tên sáng chế, giải pháp hữu ích.

Tài liệu cần thiết[sửa]

  1. Giấy uỷ quyền của người nộp đơn (*);
  2. Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên (nếu có) (*);
  3. Bảng phân loại, yêu cầu bảo hộ, bản mô tả bằng tiếng Anh, và bản vẽ (nếu có);
  4. Tài liệu PCT;
  5. Các tài liệu thay đổi có công chứng liên quan tới người nộp đơn & tác giả.
Lưu ý:

(*)Tài liệu phải được gửi kèm theo Đơn ngay tại thời điểm nộp đơn. Bản sao có thể được chấp nhận với điều kiện bản gốc được bổ sung trong vòng ba (3) tháng kể từ ngày nộp đơn;

Thời hạn xin hưởng quyền ưu tiên[sửa]

i. Đối với Đơn quốc tế vào giai đoạn pha quốc gia Việt Nam theo Điều 22 Hiệp ước PCT (Việt Nam là nước được chỉ định) phải được nộp trong vòng 21 kể từ ngày ưu tiên;
ii. Đối với Đơn quốc tế nộp vào giai đoạn pha quốc gia Việt Nam theo Điều 39 Hiệp ước PCT (Việt Nam là nước được chọn) phải được nộp trong vòng 31 kể từ ngày ưu tiên.

Lệ phí[sửa]

Lệ phí đăng ký có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cục Sở hữu công nghiệp.

Để đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 23/TC-TCT ngày 09/05/1997 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:

  1. Lệ phí nộp đơn: 150.000đ
    Nếu Đơn có nhiều đối tượng thì từ đối tượng thứ hai trở đi mỗi đối tượng phải nộp thêm 75.000đồng.
    Nếu Bản mô tả có trên 5 trang thì từ trang thứ 6 trở đi, phải nộp thêm 10.000 đ/trang.
  2. Lệ phí công bố đơn: 150.000đ
    Nếu Đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 50.000 đ/hình vẽ
  3. Lệ phí xét nghiệm nội dung: 350.000 đ/đối tượng
  4. Lệ phí đăng bạ, cấp Bằng độc quyền: 200.000đ/đối tượng
  5. Lệ phí công bố Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: như lệ phí công bố đơn
  6. Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: Lệ phí duy trì hiệu lực được nộp theo từng năm một với mức tăng dần, ví dụ: năm thứ 1 và năm thứ 2 là 250.000đ/năm; năm thứ 3 và năm thứ 4 là 400.000đ/năm; v.v...

Xem thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây