Protocol:Đăng ký Quyền tác giả tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 23, 24, 27 Nghị định số 76/CP, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền cho cá nhân hoặc Tổ chức Dịch vụ bản quyền tác giả xin cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cư trú.
Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại Điểm 1 (c), 1 (d) và 1 (e), Mục II của Thông tư này có quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Tổ chức Dịch vụ bản quyền tác giả xin cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả có quyền cấp và thu hồi Giấy chứng nhận bản quyền tác giả trong trường hợp xác định người đã được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả không phải là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và những trường hợp tác phẩm không thuộc đối tượng bảo hộ theo quy định pháp luật về quyền tác giả.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả[sửa]
-
Đơn
xin
cấp
Giấy
chứng
nhận
bản
quyền
tác
giả
(theo
mẫu).
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả phải được viết bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc người được uỷ quyền nộp đơn ký tên. Nếu pháp nhân nộp đơn thì phải ký tên đóng dấu theo quy định;
-
Tác
phẩm
đăng
ký
quyền
tác
giả,
quyền
sở
hữu
tác
phẩm,
2
bản.
- Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc và những loại hình tương tự, tác phẩm trong hồ sơ đăng ký là bản thiết kế, phác thảo hoặc ảnh chụp (đen trắng) thể hiện đầy đủ ý tưởng sáng tạo.
-
Giấy
tờ
tuỳ
thân
(chứng
minh
thư,
hộ
chiếu)
của
người
đến
nộp
hồ
sơ.
- Ngoài các giấy tờ quy định trên, nếu người nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả là người được uỷ quyền thì phải có giấy uỷ quyền; chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả thì phải có giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp. Các giấy tờ này nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt và có chứng thực của công chứng nhà nước.
Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm xem xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả và trả kết quả tại nơi thụ lý hồ sơ ban đầu trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như quy định tại Điểm 2, Mục V của Thông tư này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Ghi chú[sửa]
- Các loại Giấy chứng nhận bản quyền tác giả do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả cấp trước ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực thi hành vẫn có hiệu lực. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được hưởng các quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự.
- Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận bản quyền tác giả phải có đơn nêu rõ lý do và nộp hồ sơ theo quy định tại Điểm 2 Mục V Thông tư này.
- Cá nhân, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả phải nộp lệ phí theo quy định của Nhà nước.
Mẫu đơn[sửa]
- Mẫu hồ sơ xin đăng ký tại website Cục bản quyền tác giả