Sán lá lớn ở gan

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chu kỳ và dịch tễ học[sửa]

Sán lá gan lớn thường ký sinh tại ống dẫn mật của các loại động vật ăn cỏ. Trứng của chúng theo phân ra ngoài và tiếp tục phát triển trong nước qua trung gian loài ốc nhỏ Limnea. Trứng nở thành ấu trùng chui ra khỏi ốc đến ký sinh ở các loại rau mọc dưới nước như rau muống, rau ngổ, cải xoong, hoa súng... Con người ăn phải các loại rau có ấu trùng này sẽ bị mắc bệnh. Ấu trùng chui qua vách ruột vào ổ bụng, vào gan tìm đến ống dẫn mật và trưởng thành tại đó. Trên đường đi sán ăn mô gan ký chủ và gây các triệu chứng nặng nề.

Bệnh rất hiếm gặp ở Việt nam hay gặp ở các xứ nuôi cừu. Bệnh phát hiện được tại Việt nam năm 1982: Bệnh viện Chợ Rẫy và Trung tâm bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trong 2 năm (1996-1997) có 63 trường hợp.

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng[sửa]

Lâm sàng[sửa]

- Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 2 tuần, chưa có biểu hiện lâm sàng.

- Giai đoạn xâm nhập của sán vào nhu mô gan: kéo dài khoảng 2-3 tháng với các triệu chứng sốt, đau hạ sườn phải, vàng da, rối loạn tiêu hoá, gan to, thiếu máu (1 sán trưởng thành hút 0,2 ml máu / ngày).

- Giai đoạn 3: sán di chuyển đến đường mật và gây thương tổn đường mật. Tại đây chúng đẻ trứng và trứng theo phân ra ngoài.

Cận lâm sàng[sửa]

Tìm trứng trong phân hay mật.

Siêu âm gan mật: hình ảnh các microabces với nhiều độ tuổi.

Test Elisa (+) khi hiệu giá kháng thể > 1/3.200. Công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao > 10 %.

Điều trị[sửa]

- Emetine 1 mg/kg/ngày (10 ngày).

- Praziquantel 75 mg/kg/ngày × 3 ngày: (Tác dụng chưa rõ ràng).

Dự phòng[sửa]

Không ăn sống các loại rau dưới nước, tiêu diệt ốc trung gian, quản lý phân, điều trị người mắc bệnh

NGUỒN

Giáo trình Bộ môn Nhi,Đại học Y Dược Huế

Liên kết đến đây