Sử dụng Google Analytics

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn tạo và vận hành một trang web mới lạ, bắt mắt cho việc kinh doanh, thì việc còn lại chính là thu tiền, đúng không? Trước khi kiếm được tiền, bạn cần chắc chắn trang web của mình có được lượng truy cập cần thiết. Đây là lúc cần dùng đến Google Analytics. Bằng cách chèn mã Analytics vào trang web hoặc ứng dụng, bạn có thể theo dõi lượng truy cập trang, giúp bạn đảm bảo rằng khách ghé thăm đang có những trải nghiệm thú vị.

Các bước[sửa]

Tạo Tài khoản[sửa]

  1. Vào trang web Google Analytics. Truy cập google.com/analytics/ trên trình duyệt. Nhấp chuột vào nút “Access Analytics” (Truy cập Analytics) ở góc phía trên bên phải màn hình. Thao tác đưa bạn tới trang mới, hiển thị ngắn gọn cách hoạt động của Analytics. Nhấp chuột vào “Sign up” (Đăng ký) để tạo tài khoản Analytics.
    • Bạn cần đăng nhập tài khoản Google.
    • Bạn có thể tạo tài khoản Google mới dành riêng cho việc theo dõi dữ liệu Analytics nếu muốn tách biệt việc này với dữ liệu cá nhân trên tài khoản Google.
  2. Lựa chọn giữa "Website" (Trang web) và "Mobile app" (Ứng dụng điện thoại). Dùng nút ở phía trên cùng của trang để chuyển đổi giữa theo dõi trang web và theo dõi ứng dụng điện thoại.
  3. Nhập thông tin tài khoản. Để tạo tài khoản Analytics, bạn cần cung cấp một số thông tin cơ bản cho Google. Việc này giúp bạn quyết định cách phiên dịch và truyền tải dữ liệu Analytics đến bạn.
    • Nhập tên tài khoản. Đây chính là tài khoản quản lý nhiều thuộc tính khác nhau mà bạn theo dõi. Bạn có thể theo dõi 25 thuộc tính trên mỗi tài khoản, bạn có thể tạo 100 tài khoản với mỗi tài khoản Google.
    • Nhập tên trang web và URL hoặc tên ứng dụng vào trường “Setting up your property” (Thiết lập thuộc tính).
    • Chọn công nghệ phù hợp với trang web của bạn nhất, chọn múi giờ bạn muốn.
  4. Chọn tùy chọn chia sẻ dữ liệu. Có 4 tùy chọn chia sẻ dữ liệu bạn có thể kích hoạt hoặc vô hiệu hóa. Chúng cho phép chia sẻ dữ liệu Analytics với chương trình khác của Google như AdSense, ẩn danh với Google vì lý do thống kê, và với chuyên gia tài khoản để xử lý sự cố và tối ưu hóa tài khoản Analytics của bạn.
  5. Tạo tài khoản. Bạn được đưa đến trang Admin (Quản trị viên) nơi bạn thấy Tracking ID (Tài khoản Theo dõi) của trang web hoặc ứng dụng điện thoại.
  6. Truy cập trang web Google Tag Manager. Đây là công cụ mới từ Google giúp thực hiện và thay đổi thẻ analytics nhanh chóng hơn trên trang web và ứng dụng. Tag Manager hoàn toàn miễn phí, bạn có thể đăng ký bằng tài khoản Google tại địa chỉ google.com/tagmanager/.
  7. Tạo tài khoản và thêm thùng chứa. Thùng chứa là nơi lưu giữ các thẻ bạn muốn trên trang web, bao gồm Analytics, AdWords, và thẻ của bên thứ ba. Nên đặt tên thùng chứa giống với URL trang web hoặc tên ứng dụng.

Chèn thẻ vào Trang web[sửa]

  1. Sao chép thẻ được hiển thị khi tạo thùng chứa. Cần chèn thẻ này vào các trang bạn muốn theo dõi.
  2. Mở mã nguồn của từng trang web. Nếu không thể truy cập vào mã trang, hãy liên hệ với nhà phát triển web. Bạn cần có khả năng chỉnh sửa mã để chèn thẻ.
  3. Dán đoạn mã được sao chép vào thẻ <body> . Đăng tải lại tập tin cập nhật và lập lại quá trình trên cho từng trang. Thao tác này sẽ kích hoạt Tag Manager để chèn thẻ bạn muốn vào từng trang web.
  4. Nhấp chuột vào "Add a new tag" (Thêm thẻ mới) trong trang cấu hình thùng chứa. Bạn có thể thấy trang này sau khi đóng cửa sổ hiển thị đoạn mã của Google Tags.
  5. Chọn "Google Analytics" trong danh sách Sản phẩm. Chọn "Universal Analytics" và nhấp chuột vào "Continue" (Tiếp tục).
  6. Sao chép và dán Tracking ID từ trang Quản trị của Google Analytics. Chọn kiểu theo dõi bạn muốn trong trình đơn.
    • Page View (Xem Trang) là kiểu theo dõi phổ biến và đơn giản nhất khi có ai đó truy cập trang web của bạn. Bạn có thể chọn trong nhiều kiểu khác nhau, bao gồm sự kiện, giao dịch, nhấp chuột mạng xã hội, v, v.
  7. Chọn nút bấm cho thẻ. Với thẻ Page View, chọn "All Pages" (Tất cả Trang). Bạn có thể chọn "Some Pages" (Một vài Trang) nếu có một số trang bạn không muốn theo dõi. Bạn có thể chọn từ trang khác những nút bấm cụ thể hơn.
  8. Lưu thẻ. Xem lại cài đặt thẻ và nhấp chuột vào nút "Save Tag" (Lưu Thẻ). Bạn sẽ thấy thẻ mới xuất hiện trong danh sách.
  9. Xuất bản thẻ mới. Nhấp chuột vào nút "Publish" (Xuất bản) và sau đó xem lại thông tin hiển thị. Nhấp chuột vào "Publish Now" (Xuất bản Bây giờ) để gửi thẻ đến trang web và kích hoạt.
  10. Tiến hành theo dõi kết quả. Sau khoảng 24 giờ, bạn sẽ bắt đầu nhận được báo cáo phân tích. Nhấp chuột vào đây để biết thêm chi tiết về cách đọc báo cáo.

Chèn Thẻ vào Ứng dụng Điện thoại[sửa]

  1. Cài đặt công cụ phát triển. Để có thể kích hoạt Google Tag Manager trên ứng dụng Android, bạn cần thêm nó vào mã nguồn của ứng dụng. Thảo luận với nhà phát triển ứng dụng nếu bạn không thể truy cập vào mã ứng dụng. Bạn cần công cụ sau để chèn mã vào ứng dụng:
  2. Thêm giấy phép cho tập tin AndroidManifest.xml. Mở tập tin và thêm đoạn mã dưới đây vào khu vực giấy phép:
    <!-- For TagManager SDK -->
    <uses-permission android:name="android.permission.INTERNET" />
    <uses-permission android:name="android.permission.ACCESS_NETWORK_STATE" />
  3. Quay lại trang Google Tab Manager. Nhấp chuột vào "Add a new tag" (Thêm thẻ mới) trong trang quản trị của thùng chứa.
  4. Chọn "Google Analytics" trong danh sách Sản phẩm. Chọn "Universal Analytics" rồi nhấp chuột vào "Continue" (Tiếp tục).
  5. Sao chép và dán Tracking ID từ trang Quản trị của Google Analytics. Chọn kiểu theo dõi bạn muốn trong trình đơn.
    • App View (Xem Ứng dụng) là tùy chọn cơ bản nhất, thông báo cho bạn mỗi khi có người mở ứng dụng của bạn.
  6. Lưu thẻ và xuất bản. Thao tác cho phép bạn tải nhị phân thùng chưuá về để thêm vào ứng dụng.
  7. Nhấp chuột vào tab Versions (Phiên bản) ở đầu trang Tag Manager. Bạn sẽ thấy danh sách các phiên bản thẻ.
  8. Nhấp chuột vào nút "Actions" (Hành động) ngay cạnh phiên bản đầu tiên và chọn "Download" (Tải về) để tải một tập tin nhỏ về máy tính.
  9. Tạo thư mục tài nguyên trong dự án. Đường dẫn là <project-root>/res/raw. Đổi tên tập tin tải về để loại bỏ ký tự in hoa, sau đó sao chép vào thư mục /raw/.
  10. Tạo tầng lớp công chúng mới để mở rộng Object (Đối tượng). Đây là nơi bạn áp dụng mã Google Tab Manager.
  11. Nhấp mã Google Tab Manager. Nhập đoạn mã dưới đây để áp dụng thẻ. Thay thế containerId bằng ID trong thùng chứa, và container_file bằng tên tập tin nhị phân thùng chứa:
    TagManager tagManager = TagManager.getInstance(this);
    PendingResult<ContainerHolder> pending =
            tagManager.loadContainerPreferNonDefault(containerId,
            R.raw.container_file);
     
    pending.setResultCallback(new ResultCallback<ContainerHolder>() {
        @Override
        public void onResult(ContainerHolder containerHolder) {
            ContainerHolderSingleton.setContainerHolder(containerHolder);
            Container container = containerHolder.getContainer();
            if (!containerHolder.getStatus().isSuccess()) {
                Log.e("AppName", "failure loading container");
                displayErrorToUser(R.string.load_error);
                return;
            }
            ContainerHolderSingleton.setContainerHolder(containerHolder);
            ContainerLoadedCallback.registerCallbacksForContainer(container);
            containerHolder.setContainerAvailableListener(new ContainerLoadedCallback());
            startMainActivity();
        }
    }, 2, TimeUnit.SECONDS);
  12. Xuất bản ứng dụng đã cập nhật. Thay đổi phía trên sẽ được báo cáo ngay khi có người thực hiện hành động trong ứng dụng của bạn. Bởi vì thẻ được thiết lập để thông báo bất kỳ sự kiện nào, bạn không cần thêm mã để kích hoạt thẻ. Nếu muốn thẻ chỉ thông báo sự kiện cụ thể, bạn cần thêm mã đặc biệt.
    • Nhấp chuột vào đây để biết hướng dẫn chi tiết áp dụng Google Tags.
  13. Tiến hành theo dõi kết quả. Sau khoảng 24 giờ, bạn bắt đầu nhận được báo cáo phân tích. Bạn có thể thấy thông tin phân tích từ trang Google Analytics. Xem phần tiếp theo để biết cách đọc báo cáo.

Theo dõi Kết quả[sửa]

  1. Mở mục Reporting (Báo cáo) trên trang Google Analytics. Thao tác này sẽ tải trang "Overview" (Tổng quan) của mục Behavior (Hành vi), hiển thị một số thông tin cơ bản như số lượt truy cập. Bạn có thể xem thời gian khách truy cập trang web, phần trăm tăng lên và phần trăm giảm.
  2. Mở Dashboard. Bạn có thể xem Dashboard của từng trang bạn theo dõi bằng cách dùng trình đơn Dashboards ở phía trái trang web. Dashboards cho phép bạn xem thông tin cụ thể về lượt truy cập trang web.
  3. Tùy chỉnh Dashboard. Mỗi Dashboard thường được cấu hình sẵn với công cụ cơ bản. Bạn có thể tùy chỉnh chúng sao cho phù hợp với nhu cầu của trang web và việc kinh doanh. Nhấp chuột vào “+Add Widget” (+Thêm Công cụ) trên trình đơn Dashboard để thêm công cụ vào. Bạn có thể gỡ bỏ công cụ đã được kích hoạt.
  4. Tạo thêm nhiều Dashboard. Bạn có thể tạo Dashboard mới để theo dõi một số mặt cụ thể của trang đó, có thể tạo tới 20 Dashboard. Để tạo Dashboard mới, nhấp chuột vào trình đơn Dashboard sau đó chọn “+New Dashboard” (+Dashboard Mới).
    • Dashboard Khởi động chứa toàn bộ công cụ cơ bản.
    • Blank Canvas không chứa công cụ.
  5. Dùng Filters (Bộ lọc) để giới hạn lượt truy cập hiển thị. Nếu bạn có nhiều lượt truy cập từ công nhân, bạn có thể dùng Filters để ẩn lượt truy cập, hoặc để hiển thị với thư mục phụ cụ thể, hoặc ẩn lượt truy cập của thư mục phụ đó.

Đặt Mục tiêu[sửa]

  1. Quay lại mục "Admin" (Quản trị viên) của trang web. Chọn tài khoản bạn muốn đặt mục tiêu trong tab "Views" (Xem). Khi thêm nhiều trang web vào tài khoản, bạn sẽ thấy danh sách tên tài khoản trong mục này.
  2. Nhấp chuột vào nút Goals (Mục tiêu) trong trình đơn bên trái. Chọn “Create a Goal” (Tạo Mục tiêu) để bắt đầu xác định mục tiêu mới, đặt tên cho mục tiêu.
    • Cần chắc chắn đánh dấu hộp thoại “Active” (Kích hoạt) để mục tiêu bắt đầu theo dõi ngay lập tức.
  3. Chọn kiểu mục tiêu bạn muốn tạo. Có một số mẫu có sẵn tùy thuộc vào công nghệ bạn chọn cho trang web khi tạo Tracking Code (Mã Theo dõi).
    • Chọn "Destination" (Đích đến) như một mục tiêu nếu bạn muốn xem lượt truy cập của URL cụ thể.
    • Chọn "Pages per Visit" (Trang mỗi Lượt truy cập) hoặc "Screens per Visit" (Màn hình mỗi Lượt truy cập) để chỉ định số trang cụ thể người dùng truy cập. Chỉ định "Condition" (Điều kiện) và số trang được truy cập. Nhiều khi được gọi là "Readers" (Độc giả).
    • Chọn "Duration" (Thời gian) để làm việc với thời gian truy cập. Chọn tính thời gian theo phút hoặc giây. Sau đó, nhập giá trị mục tiêu. Bạn có thể tham khảo khách truy cập như "Người dùng Thường xuyên".
    • Chọn "Event" (Sự kiện) mục tiêu để "Call to Action" (Kêu gọi hành động) ví dụ như mua vé hoặc đệ trình RSVP. Bạn cần quay lại và điền mục tiêu này sau khi kích hoạt chức năng Analytics Goal Tracking (Theo dõi Mục tiêu Phân tích).
    • Chọn “Sales” (Doanh số) hoặc mục tiêu thương mại điện tử khác để theo dõi số người mua hoặc sản phẩm họ chọn mua.
  4. Lưu mục tiêu mới. Chọn "Save" (Lưu) khi chỉ định toàn bộ chi tiết cho mục tiêu. Bạn có thể tạo 20 mục tiêu.
  5. Đọc báo cáo Goal Flow. Báo cáo này cung cấp thông tin về cách thức khách truy cập tiếp cận mục tiêu của bạn. Vị trí của báo cáo nằm trong mục Standard Reporting (Báo cáo Tiêu chuẩn) > Conversions/Outcomes (Chuyển đổi/Kết quả)> Goals (Mục tiêu).
    • Bạn có thể quan sát vị trí khách truy cập vào, họ sẽ đi đâu sau khi rời đi, nơi nào có lượt truy cập lập lại, v,v.[1]

Kích hoạt Tính năng Phân tích Bổ sung[sửa]

  1. Theo dõi thư điện tử, mạng xã hội và nhiều chiến dịch tiếp thị khác với Google Analytics. Tạo URL tùy chỉnh theo dõi lượt truy cập cho từng chiến dịch mới.
    • Truy cập vàoCampaigns URL Builder để tạo URL cho trang web, nguồn, phương tiện, điều khoản, tên và nội dung. Sử dụng URL tùy chỉnh này trong liên kết trực tuyến. Google sẽ theo dõi thông tin người dùng.
    • Vào tab "Campaigns" (Chiến dịch). Chọn "Traffic Sources" (Nguồn Lượt truy cập) và tiến tới "Sources" (Nguồn) để phân tích chiến dịch cụ thể.
  2. Thiết lập tài khoản liên kết với Google AdWords. Nếu bạn có tài khoản Pay Per Click (PPC) (Trả tiền Mỗi Cú nhấp chuột), liên kết nó với Analytics để theo dõi tỉ lệ chuyển đổi và chạy báo cáo trên từng quảng cáo PPC.
  3. Sử dụng Event Tracking (Theo dõi Sự kiện). Tương tự với URL tùy chỉnh cho chiến dịch, tùy chỉnh liên kết sự kiện để theo dõi nguồn và chuyển đổi để mua vé.
    • Thêm chi tiết cụ thể về sự kiện ở nửa sau của URL theo thứ tự: sự kiện, phạm trù, hành động và nhãn mác. Tìm "Event Tracking Guide" (Hướng dẫn Theo dõi Sự kiện) để tìm hiểu chi tiết về cách thiết lập URL kỹ thuật nhẹ. Vào phần "Reports" (Báo cáo) để theo dõi chuyển động của sự kiện.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]