8 'mẹo' nhận biết tin giả (fake news)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Theo các chuyên gia thì không có một hướng dẫn nào tuyệt đối, nhưng 8 cách sau có thể phần nào giúp bạn “tóm dính” Fake News.

1. Consider the source - Kiểm chứng nguồn tin.[sửa]

Nếu tin của những nguồn có uy tín thì độ tin cậy sẽ cao hơn. Xem cả địa chỉ liên hệ của trang web, số phone. Dùng công cụ chuyên đánh giá các trang web cũng là một cách khác. Những trang có tên lạ phải hết sức lưu ý khi trích dẫn tin.

Ảnh minh họa

2. Read beyond the headline - Hãy đọc thêm nội dung[sửa]

Độc giả thường bị các tít hấp dẫn, đôi khi lướt qua đã nghĩ thế này là đủ, bỏ qua nội dung bên trong. Fake News hay dùng thủ thuật này để dắt mũi người đọc.

3. Check the author - Kiểm tra tác giả[sửa]

Đây là việc khó nhưng với Internet và Google thì việc tìm ra tên tác giả lại không khó. Nếu số lượng bài liên quan có nhiều chứng tỏ người này được đọc hay nhắc đến.

4. What’s the support? - Đọc và suy ngẫm[sửa]

Đọc một tin luôn phải tự hỏi tính logic, sự thật có hay không, hoặc có gì để chứng minh điều đó. Không nên vội vàng kết luận mà bị hớ.

5. Check the date- Kiểm tra ngày tháng[sửa]

Nhiều tin tức đã quá đát nhưng không để ý sẽ bị lừa.

6. Is this some kind of joke? - Có phải là đùa cợt hay không?[sửa]

Người đọc dễ bị lầm giữa đùa và thật. Phải đọc kỹ mới có thể nhận ra.

7. Check your biases. - Độc giả tự nhận ra sự vô lý[sửa]

Đây là vấn đề khó vì không phải ai cũng đủ trí tuệ và thời gian để kiểm chứng.

8. Consult the experts - Tham vấn các chuyên gia[sửa]

Nếu nghi ngờ phải hỏi các chuyên gia về từng lĩnh vực. Có nhiều trang uy tín chuyên kiểm chứng sự thật như FactCheck.org, Snopes.com, PolitiFact.com, có thể giúp được phần nào.

Nguồn[sửa]

  • Người đưa tin

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này