Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Sử dụng que thử thai tại nhà
Từ VLOS
(đổi hướng từ Sử dụng Que thử thai tại Nhà)
Que thử thai tại nhà hoạt động trên nguyên tắc phát hiện sự tồn tại của hóc môn HCG (human chorionic gonadotropin) trong nước tiểu phụ nữ, hóc môn này chỉ có ở phụ nữ đang mang thai. Que thử thai tại nhà có bán ở hầu hết các tiệm thuốc và bạn có thể mua trực tuyến. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng que thử thai.
Các bước[sửa]
Trước khi Thử[sửa]
-
Chọn
que
thử
thai.
Trên
thị
trường
có
nhiều
nhãn
hiệu
khác
nhau
nhưng
vấn
đề
không
phải
bạn
nên
chọn
loại
nào,
vì
tất
cả
đều
hoạt
động
trên
nguyên
tắc
phát
hiện
sự
có
mặt
của
hóc
môn
hCG
trong
nước
tiểu.
Khi
mua
bạn
nên
kiểm
tra
hạn
sử
dụng
ghi
trên
hộp,
hộp
phải
nguyên
vẹn
không
có
vết
rách
để
đảm
bảo
chất
lượng
sản
phẩm.
Nên
mua
hộp
có
hai
que
nếu
bạn
định
thử
thai
sớm,
vì
như
vậy
bạn
có
thể
thử
lại
một
tuần
sau
đó
nếu
lần
đầu
cho
kết
quả
âm
tính.[1]
- Một số chuyên gia ủng hộ mua que thử từ các tiệm thuốc lớn nơi có doanh số bán cao, ở đó bạn có khả năng mua được sản phẩm mới thay vì mua nhầm cái đã để trên kệ trong nhiều tháng. Tương tự, nếu bạn đã trữ sẵn que thử ở nhà trong vài tháng thì nên bỏ nó đi, đặc biệt nếu bạn để que ở nơi ấm áp và ẩm ướt thì có thể que sẽ cho kết quả sai.[1]
- Một số nhãn hiệu khẳng định sản phẩm của họ có thể phát hiện thai chính xác ngay vào ngày chậm kinh, hoặc thậm chí sớm hơn. Dù sự thật là các que thử có thể đủ nhạy để phát hiện mức hCG thấp trong nước tiểu, nhưng vào giai đoạn mới thụ thai cơ thể chưa sản xuất ra đủ lượng hCG. Trong trường hợp đó kết quả có thể là âm tính mặc dù bạn đã có thai.[1]
- Nhiều loại que thử thai của các thương hiệu lạ được sản xuất trong các nhà máy lớn và họ sử dụng cùng công nghệ sản xuất với các nhãn hiệu đã có tên tuổi. Do đó, đừng lo lắng về chất lượng của các nhãn hiệu mới nếu bạn muốn tiết kiệm ít tiền.[2]
-
Biết
khi
nào
nên
thử
thai.
Các
chuyên
gia
khuyên
bạn
nên
chờ
ít
nhất
một
ngày
sau
khi
bị
trễ
kinh,
nhưng
tốt
nhất
là
hãy
chờ
một
tuần
sau.
Điều
này
có
thể
rất
khó
khi
tâm
trạng
bạn
đang
lo
lắng
muốn
biết
mình
đã
dính
thai
hay
chưa.
Nhưng
việc
chờ
đợi
sẽ
cho
kết
quả
chính
xác
hơn
vì
nồng
độ
hCG
tăng
nhanh
ở
phụ
nữ
mang
thai.[3]
- hCG bắt đầu sinh ra trong cơ thể sau khi trứng đã thụ tinh bám vào tử cung. Thông thường trứng thụ tinh chỉ bám vào thành tử cung vào khoảng ngày thứ 6 kể từ khi trứng và tinh trùng gặp nhau. Đó là lý do tại sao các que thử thai tại nhà không thể phát hiện ra hCG nếu bạn thử quá sớm, cho dù bạn thật sự đã thụ thai.[4]
- Tốt nhất bạn nên thử thai vào sáng sớm khi nước tiểu có nồng độ hCG cao nhất.[1]
-
Đọc
hướng
dẫn
cẩn
thận.
Dù
các
phương
pháp
thử
nghiệm
nước
tiểu
tại
nhà
đa
phần
giống
nhau,
nhưng
bạn
vẫn
phải
làm
theo
hướng
dẫn
của
nhà
sản
xuất.
Thông
tin
chi
tiết
có
thể
khác
nhau
đối
với
mỗi
phép
thử
thai,
chẳng
hạn
như
phương
pháp
lấy
nước
tiểu,
khoảng
thời
gian
cần
tiểu
lên
que,
và
các
dấu
hiệu
được
sử
dụng
để
chỉ
ra
bạn
có
thai
hay
không.[4]
- Tốt hơn bạn nên tìm hiểu về các ký hiệu trước khi bắt đầu thử để tránh phải vội vã dò tìm hướng dẫn đọc dấu hiệu khi có kết quả.
- Các sản phẩm thường có ghi hướng dẫn hay số điện thoại miễn phí cước gọi trên vỏ hộp, bạn có thể hỏi về các thắc mắc của mình, ví dụ như phương pháp thử, hay những câu hỏi về chính bản thân sản phẩm.[4]
- Chuẩn bị tinh thần. Thử thai tại nhà đem lại cảm giác rất hồi hộp, đặc biệt khi bạn đang mong mỏi có em bé hay ngược lại, đang sợ dính thai. Bạn có thể bí mật thử và từ từ chờ đợi bao lâu tùy thích, hoặc khi có mặt người yêu hay một người bạn thân đứng ngoài phòng tắm nói chuyện trong lúc chờ đợi. Rửa sạch tay bằng nước và xà phòng rồi cẩn thận lấy que thử ra khỏi hộp.
Bắt đầu Thử[sửa]
-
Chuẩn
bị
và
bắt
đầu!
Tùy
vào
phương
pháp
thử,
bạn
có
thể
ngồi
lên
bồn
cầu
và
tiểu
trực
tiếp
vào
que
thử,
hoặc
tiểu
vào
một
cốc
nhựa
nhỏ
được
cung
cấp
kèm
theo.
Tốt
nhất
bạn
nên
dùng
mẫu
thu
được
ở
giữa
dòng,
tức
là
“sau
khi”
tiểu
được
một
ít
rồi
bạn
hãy
hứng
cốc
hay
đưa
que
thử
vào.[5]
- Nếu phương pháp thử đòi hỏi tiểu trực tiếp lên que thì bạn phải làm theo đúng hướng dẫn. Vì với một số thử nghiệm bạn cần tiểu lên que trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó, chẳng hạn phải chính xác 5 giây không hơn không kém. Sử dụng đồng hồ bấm giờ để căn thời gian nếu cần.
- Khi tiểu, bạn phải chắc chắn để đầu hấp thu của que vào dòng nước tiểu và xoay mặt cửa sổ hiển thị hướng lên.
- Sử dụng ống nhỏ giọt để cho một ít nước tiểu lên que. Đây là phương pháp sử dụng cốc nhựa, bạn hãy nhỏ nước tiểu lên đúng phần được chỉ định của que. Ngoài ra, một số nhãn hiệu que thử thai yêu cầu bạn phải nhúng đầu hấp thu của que vào cốc nước tiểu. Giữ như vậy từ 5 tới 10 giây hay theo thời gian chỉ định trong hướng dẫn.
-
Chờ
đúng
thời
gian
yêu
cầu.
Đặt
que
lên
một
bề
mặt
phẳng
và
sạch
sẽ
với
mặt
hiển
thị
kết
quả
hướng
lên.
Kết
quả
thường
sẽ
hiển
thị
trong
khoảng
1
tới
5
phút,
dù
một
số
trường
hợp
có
thể
bạn
phải
chờ
tới
10
phút.
Hãy
xem
hướng
dẫn
để
biết
thời
gian
cụ
thể
cho
thử
nghiệm
của
bạn.
- Đừng nhìn chằm chằm vào que trong thời gian chờ vì thời gian sẽ dường như trôi qua chậm hơn, khiến bạn càng thêm lo lắng. Hãy bỏ đi làm một việc khác để tự làm phân tâm, chẳng hạn pha trà hay luyện vài bài tập thể dục ngắn.
- Một số loại que có biểu tượng chỉ thời gian hay một vạch hiển thị cho thấy que đang làm việc. Nếu bạn dùng loại que có chức năng này mà không thấy có dấu hiệu gì xuất hiện trên phần hiển thị thì có lẽ thử nghiệm đã thất bại, bạn phải dùng que khác để thử lại.
-
Kiểm
tra
kết
quả.
Sau
khi
hết
thời
gian
chờ,
bạn
có
thể
kiểm
tra
kết
quả.
Các
ký
hiệu
dùng
để
chỉ
bạn
có
thai
hay
không
sẽ
khác
nhau
tùy
vào
loại
que
thử,
do
đó
hãy
đọc
hướng
dẫn
nếu
không
chắc
chắn.
Hầu
hết
các
loại
que
thử
thai
tại
nhà
đều
sử
dụng
những
ký
hiệu
như
dấu
cộng
hay
dấu
trừ,
sự
thay
đổi
màu,
hay
hiện
chữ
“có
thai”,
“không
có
thai”
trên
màn
hình
kỹ
thuật
số.
[4]
- Đôi khi dòng chữ hay ký hiệu xuất hiện rất mờ trên màn hình, nếu xảy ra tình trạng này bạn vẫn có thể xem đó là kết quả dương tính, vì nó cho thấy hCG đã xuất hiện trong nước tiểu. Các trường hợp dương tính giả rất hiếm khi xảy ra.[6]
- Nếu kết quả là dương tính: Bạn nên đi gặp bác sĩ để xác nhận chắc chắn về tình trạng phôi thai. Bình thường bác sĩ sẽ cho bạn thử máu để có kết luận cuối cùng.[7]
- Nếu kết quả là âm tính: Chờ thêm một tuần nữa mà bạn vẫn chưa thấy kinh thì nên thử thai lại. Các trường hợp âm tính giả vẫn hay xảy ra, đặc biệt nếu bạn tính sai ngày rụng trứng hay tiến hành thử nghiệm quá sớm, và đó cũng là lý do que thử thai thường được bán hai que trong một hộp. Nếu lần thử thứ hai vẫn là âm tính thì bạn nên đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới kinh nguyệt, hoặc làm xuất hiện các triệu chứng của việc mang thai.[4]
Lời khuyên[sửa]
- Nếu thử nghiệm cho kết quả dương tính thì hãy thử thêm vài lần nữa để chắc chắn tất cả kết quả đều như nhau.
- Tránh uống quá nhiều chất lỏng trước khi thử vì nước tiểu sẽ bị làm loãng và có khả năng dẫn tới kết quả âm tính giả.[4]
Cảnh báo[sửa]
- Các dấu hiệu thường được liên hệ với việc mang thai như mất kinh, tăng cân, buồn nôn v.v…cũng có thể là triệu chứng của các căn bệnh nguy hiểm cần phải điều trị. Đừng lờ đi các dấu hiệu đó chỉ bằng các kết quả thử nghiệm làm tại nhà, bạn nên liên hệ với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe để biết thêm thông tin.
- Dù các kết quả dương tính giả rất hiếm khi xảy ra, nhưng không phải không có. Bạn sẽ thu được kết quả dương tính giả khi vừa mới bị mang thai hóa học (tức là trứng được thụ thai nhưng không phát triển), vừa mới uống thuốc có chứa hCG hay đang sử dụng que thử thai quá hạn hoặc bị hỏng.[1]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 http://www.babycenter.com/0_home-pregnancy-tests_2029.bc?showAll=true
- ↑ http://www.parents.com/pregnancy/signs/test/home-pregnancy-tests/#page=15
- ↑ http://www.parenting.com/gallery/how-take-pregnancy-test?pnid=381031
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/home-pregnancy-tests/art-20047940
- ↑ http://americanpregnancy.org/gettingpregnant/understandpregnancytests.html
- ↑ http://www.parenting.com/gallery/how-take-pregnancy-test?pnid=381035
- ↑ http://www.parenting.com/gallery/how-take-pregnancy-test?pnid=381033