Sự cố vận hành máy gia tốc hạt lớn (ngày 19.09.2008)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider: LHC) là thiết bị được vận hành bởi Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu âu (tổ chức hàng đầu thế giới về nghiên cứu vật lý hạt) có trụ sở tại Geneve (Thụy Sỹ). LHC là chiếc máy cung cấp gia tốc mạnh nhất và hiện đại nhất thế giới được thiết kế với mục đích xác định sự tồn tại của hạt Higgs, hạt được cho là có vai trò quan trọng trong mô hình chuẩn của vật lý hạt và thu hút sự quan tâm của cộng đồng vật lý thế giới.

Máy gia tốc hạt lớn trong đường hầm (nguồn CERN)

Vào 10 giờ 28 ngày 10 tháng 9, thiết bị "tốn tiền của" và gây nhiều tranh cãi này đã được đưa vào vận hành sau hơn hai thập kỷ kể từ khi dự án bắt đầu vào năm 1983. Chùm tia đầu tiên đã hoàn thành quãng đường tuần hoàn có tổng chiều dài 27 km trong chiếc máy gia tốc nổi tiếng này. Vận hành LHC được coi là sự kiện quan trọng, là cơ sở để con người trông chờ một kỷ nguyên mới của khoa học giúp tìm hiểu về nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ (theo GS Lyn Evans, giám đốc dự án LHC).

Ông Robert Aymar, Chủ tịch tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu âu (CERN) cho rằng LHC là một chiếc máy khám phá và chương trình nghiên cứu sử dụng LHC có khả năng làm thay đổi quan niệm của chúng ta về vũ trụ.

Nam châm chính của máy gia tốc hạt lớn

Trưa thứ sáu, ngày 19 tháng 9 (mười ngày sau sự kiện quan trọng này) một sự cố đã sảy ra tại phần kết cấu số 34 (phần kết cấu cuối cùng của máy gia tốc). Một lượng lớn heli lỏng đã bị rò vào đường hầm nơi đặt máy khi máy đang vận hành ở điện thế 5 teravolt (Heli lỏng được sử dụng để đảm bảo nhiệt độ siêu lạnh đảm bảo để các nam châm hoạt động). Kiểm tra ban đầu cho rằng điện thế cao ảnh hưởng đến phần kết nối giữa hai nam châm làm phần này bị chảy dẫn đến trục trặc của thiết bị. CERN cũng cho biết sự cố này không gây ảnh hưởng đến con người.

Quá trình điều tra, khắc phục sự cố vẫn đang tiếp tục và dự kiến sẽ làm chậm lịch trình vận hành khoảng 2 tháng. Đối với các sai hỏng tương tự ở các thiết bị bình thường khác, thời gian để khắc phục chỉ tính bằng ngày. Hiện tại, cấu phần bị ảnh hưởng đang được làm ấm để sửa chữa.

Quá trình vận hành của máy gia tốc hạt lớn không những thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu vật lý mà còn của rất nhiều người trên thế giới. Bạn đọc có thể cập nhật tin tức về LHC tại địa chỉ internet của CERN [1].


Liên kết ngoài[sửa]

  • Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu âu [2]
  • Máy gia tốc hạt lớn [3]
  • Vật lý hạt [4]

veterinary tổng hợp

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này