Sinh viên sư phạm tự tin hội nhập thế giới phẳng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
TP.HỒ CHÍ MINH-TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM
BAN CHẤP HÀNH LIÊN CHI HỘI KHOA HÓA
THƯ NGỎ
Kính gửi: Các thầy cô, anh chị, các bạn đã và đang là du học sinh tại các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới

K.Marx đã tiên đoán: sự phát triển kinh tế tri thức là xu thế phát triển khách quan của lịch sử phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Và nhân tố cơ bản nhất để phát triển nền kinh tế tri thức (KTTT), trong đó vốn tri thức trở thành yếu tố quan trọng nhất của sản xuất, hơn cả lao động và tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên nền giáo dục tiên tiến. Do đó trong thời đại ngày nay, vị trí vai trò của giáo dục đã thay đổi cơ bản: giáo dục đào tạo với chức năng tạo ra và nhân lên vốn tri thức trở thành ngành sản xuất cơ bản nhất của nền KTTT. Giáo dục phải đào tạo ra con người có tri thức và biết sử dụng tri thức trong hoạt động thực tiễn để tạo ra nhiều giá trị mới.

Các thầy cô, anh chị, các bạn thân mến!

Trong bối cảnh nước ta đang thực hiện cải cách giáo dục để đẩy nhanh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với tinh thần: chuyển trọng tâm của giáo dục từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả năng tự đào tạo thích nghi sự phát triển và trên hết là trong hoàn cảnh thế giới hiện nay đang trở nên “phẳng” (theo Thomas L.Friedman-tác giả cuốn The World is Flat(*)), chúng tôi, những đại diện sinh viên sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, quyết tâm tổ chức một ngày hội “Sinh viên sư phạm tự tin hội nhập thế giới phẳng”(kế hoạch đính kèm); với các nội dung sau:

  • Báo cáo chuyên đề: Thế giới hiện nay đã, đang và sẽ phẳng như thế nào?

Vai trò của Internet-mạng toàn cầu trong quá trình sống, nghiên cứu, học tập và lao động sản xuất của con người trên thế giới ngày nay.

  • Giao lưu trực tuyến với các thầy cô, các anh chị, các bạn du học sinh đang sống và học tập tại nước ngoài.
  • Trao đổi kỹ năng khai thác nguồn tài nguyên tri thức trên Internet.
  • Cuộc thi giải câu hỏi dựa vào kỹ năng tìm kiếm tài nguyên trên Internet và có cơ hội nhận được nhiều phần quà có giá trị từ phía ban tổ chức và các đơn vị tài trợ.
  • Cuộc thi tự luận sau khi kết thúc ngày hội.

Với mục đích mở rộng tầm nhìn cho sinh viên sư phạm nói riêng và sinh viên-thanh niên thành phố Hồ Chí Minh nói chung, tạo cơ hội tự hoạch định tương lai hội nhập thế giới phẳng cho bản thân, chúng tôi rất cần sự chung tay góp sức của các thầy cô, các anh chị và các bạn đang học tập, nghiên cứu tại các nước có nền giáo dục tiên tiến.

Các thầy cô, anh chị và các bạn có thể:


  • Gửi tham luận về vấn đề: vai trò của Internet trong quá trình tự đào tạo, học tập, nghiên cứu tại nước bạn.
  • Gửi tham luận về vấn đề: cái hay, cái độc đáo trong quá trình dạy và học của thầy và trò trong hệ thống giáo dục tại nước bạn( kèm theo hình ảnh, video clip…).So sánh với nền giáo dục Việt Nam.
  • Giới thiệu những tấm gương nổi bật có thành tích xuất sắc trong việc tự đào tạo, học tập, nghiên cứu trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay.
  • Nhận lời tham gia giao lưu trực tuyến với các bạn sinh viên sư phạm về các vấn đề xung quanh câu chuyện tự giáo dục,tự đào tạo trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay. Dự kiến ngày hội đó tổ chức vào ngày chủ nhật 25/11/2007 từ lúc 8h đến 11h ( giờ Việt Nam).
  • Đóng góp ý kiến để kế hoạch tổ chức của chúng tôi trở nên hoàn hảo hơn.
  • Những đóng góp khác.

Chúng tôi rất biết ơn và trân trọng những phản hồi, đóng góp của các thầy cô, anh chị, các bạn cho kế hoạch này.

Mọi phản hồi, đóng góp xin gửi theo địa chỉ: hadu_tam@yahoo.com, doanhoikhoahoa@yahoo.com.vn và xin đính kèm theo vài lời giới thiệu về bản thân mình.

Một lần nữa, rất hân hạnh nhận được phúc đáp của qúy thầy cô, anh chị và các bạn.

Chào thân ái.


Chú thích[sửa]

(*) Thế giới phẳng là câu chuyện về những biến động lớn diễn ra trong thời đại chúng ta, khi mà những tiến bộ nhanh đến chóng mặt trong lĩnh vực công nghệ và thông tin liên lạc đã nối liền mọi người trên thế giới lại gần nhau hơn bao giờ hết, giúp cho một số quốc gia trở nên vô cùng phồn thịnh và đòi hỏi chúng ta phải tiến nhanh hơn nếu không muốn bị tụt hậu.

Liên kết đến đây