Thế giới phẳng
Quyển Thế giới phẳng của Thomas Friedman, bình luận viên nổi tiếng của tờ New York Times, vừa được dịch ra tiếng Việt (1) đã gây xôn xao không ít trong dư luận. Thực ra đây không phải là một công trình nghiên cứu về toàn cầu hóa, mà là một dạng bút ký xen với bình luận, trong đó chứa đựng nhiều mẩu chuyện sinh động do chính tác giả ghi nhận qua các chuyến đi của mình nhằm mục tiêu giải thích quá trình toàn cầu hóa, thể hiện dưới bút pháp hấp dẫn của một nhà báo.
Ở
Mỹ,
ngay
sau
khi
ra
đời
vào
đầu
năm
2005,
nó
đã
nhanh
chóng
trở
thành
một
cuốn
bestseller
và
nhận
được
cả
những
lời
tán
dương
lẫn
những
lời
phê
phán.
Bài
viết
sau
đây
muốn
điểm
lại
một
vài
ý
kiến
phê
phán
mà
chúng
tôi
cho
là
đáng
chú
ý
khi
đọc
cuốn
sách
này.
Mục lục
Toàn cầu hóa hay “Mỹ hóa”?[sửa]
Theo Friedman, lịch sử toàn cầu hóa của thế giới đã trải qua ba giai đoạn. Lần đầu kể từ năm 1492 khi khám phá ra châu Mỹ cho tới khoảng năm 1800, với vai trò quan trọng của các quốc gia và của sức mạnh cơ bắp. Lần thứ hai từ năm 1800-2000, với vai trò động lực của các công ty đa quốc gia và sự ra đời của động cơ hơi nước và đường sắt. Và lần thứ ba kể từ năm 2000 trở lại đây, lần này với động lực là các cá nhân được kết nối với mạng lưới cáp quang toàn cầu [xem bản dịch, tr. 25-27]. Chính là ở giai đoạn thứ ba này đã hình thành nên cái mà Friedman gọi là “hệ thống thế giới phẳng”.
Luận
điểm
chính
của
cuốn
sách
là
cho
rằng
thế
giới
đang
được
“làm
phẳng”
(flattening),
nghĩa
là
một
thế
giới
trong
đó
con
người
ngày
càng
kết
nối
với
nhau
do
các
thành
tựu
của
tin
học,
Internet,
các
công
cụ
tìm
kiếm
trên
mạng
và
các
công
nghệ
khác.
Nhờ
đó,
các
công
ty
đa
quốc
gia
bây
giờ
có
thể
xây
dựng
những
chuỗi
cung
ứng
và
đặt
gia
công
(outsourcing)
ở
tận
Trung
Quốc,
Ấn
Độ
và
Nga,
nơi
mà
các
nhân
viên
và
lập
trình
viên
có
thể
làm
việc
trực
tuyến
cho
những
công
ty
có
trụ
sở
mãi
tận
Hoa
Kỳ...
Mặc
dù
cuốn
sách
dày
tới
mấy
trăm
trang,
nhưng
Friedman
lại
không
đưa
ra
được
một
định
nghĩa
xác
đáng
xem
thế
nào
là
“thế
giới
phẳng”,
thế
nào
là
“toàn
cầu
hóa”,
mà
chỉ
nói
đi
nói
lại
hàng
trăm
lần
cái
từ
“phẳng”,
làm
như
thể
ông
ta
mới
phát
hiện
ra
một
sự
thật
mới
mẻ
trong
khi
người
ta
đã
bàn
luận
về
các
đặc
điểm
của
quá
trình
toàn
cầu
hóa
từ
lâu.
Theo
GS.
Jean-Jacques
Salomon
(2),
tác
giả
đã
quá
giản
lược
hóa
sự
phân
kỳ
lịch
sử
đến
mức
chỉ
còn
quan
tâm
tới
thế
giới
kinh
doanh
và
vai
trò
của
các
đại
công
ty
mà
quên
đi
những
thực
tại
vô
cùng
phức
tạp
khác
của
thế
giới
như
đời
sống
công
nghiệp,
như
vai
trò
của
các
quốc
gia,
của
các
lực
lượng
xã
hội
hay
tôn
giáo.
Salomon
cho
rằng
cái
nhìn
thiển
cận
của
tác
giả
Thế
giới
phẳng
đã
dẫn
ông
ta
đến
chỗ
lầm
lẫn
giữa
quá
trình
toàn
cầu
hóa
với
quá
trình
“Mỹ
hóa”
(américanisation).
Vốn
nhiệt
tình
ủng
hộ
lý
thuyết
tân
tự
do
kinh
tế,
Friedman
không
chỉ
kêu
gọi
các
nước
nghèo
hãy
tự
do
hóa
kinh
tế
vì
“các
thị
trường
mở
và
cạnh
tranh
là
phương
thức
bền
vững
duy
nhất
để
đưa
một
quốc
gia
thoát
khỏi
nghèo
đói”
[tr.
577],
ông
còn
có
khuynh
hướng
coi
nước
Mỹ
là
kiểu
mẫu
phát
triển
duy
nhất
đúng
đắn
trên
thế
giới
ngày
nay.
Theo
Salomon,
do
chỉ
tiếp
xúc
với
những
chuyên
gia
thuộc
tầng
lớp
ưu
tú
ở
các
nước,
Friedman
tưởng
rằng
ở
đâu
người
ta
cũng
nói
cùng
một
thứ
ngôn
ngữ,
sống,
vui
chơi
và
làm
việc
giống
như
nhau
khi
ông
ta
nhìn
thấy
những
bảng
hiệu
IBM,
Microsoft,
HP,
Texas
Instruments
hay
cái
mũ
có
nhãn
3M
trong
sân
golf
ở
Bangalore
-
một
thung
lũng
Silicon
của
Ấn
Độ.
Ông
quên
rằng
chỉ
cần
bước
ra
ngoài
cái
hàng
rào
của
những
cái
lõm
công
nghệ
cao
của
các
công
ty
đa
quốc
gia
ấy
thì
người
ta
có
thể
chứng
kiến
ngay
lập
tức
những
thực
tại
khốn
khổ
của
sự
nghèo
đói,
thất
học
và
phân
hóa
xã
hội
của
một
đất
nước
đông
hàng
tỷ
người
này.
Theo
Michael
Sandel
(Đại
học
Harvard),
lối
nói
về
sự
hợp
tác
hàng
ngang
trong
thế
giới
phẳng
thực
ra
“chỉ
là
một
cái
tên
hoa
mỹ
để
gọi
khả
năng
thuê
mướn
nhân
công
rẻ
ở
Ấn
Độ”
(3).
Roberto
Gonzalez,
Giáo
sư
nhân
học
tại
San
Jose
State
University,
cho
rằng
mục
tiêu
của
cuốn
sách
của
Friedman
là
“quảng
cáo”
cho
một
lối
sống,
đề
cao
một
thế
giới
quan
chỉ
biết
tôn
vinh
các
công
ty
đa
quốc
gia
và
ca
ngợi
một
xã
hội
tiêu
thụ,
coi
đấy
là
những
con
đường
duy
nhất
để
đi
tới
sự
tiến
bộ
xã
hội
(4).
“Thế giới phẳng” làm cho thế giới bớt xung đột?[sửa]
Mặc dù cho rằng thế giới phẳng “khiến cho các xã hội và nền văn hóa khác nhau tiếp xúc trực tiếp với nhau nhiều hơn” và “kết nối người ta lại với nhau” [tr. 687], nhưng Friedman cũng nhìn nhận sự xuất hiện của những tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Ông
hiểu
sai
hoàn
toàn
về
lịch
sử
văn
minh
của
các
nước
A-rập
Hồi
giáo,
và
giải
thích
sở
dĩ
có
“sự
giận
dữ”
chống
Mỹ
hiện
nay
chính
là
vì
người
ta
“gần
gũi
nhau”
và
dễ
dàng
so
sánh
mình
với
người
khác
[tr.
688],
và
vô
hình
trung
ông
lại
đi
đến
một
nhận
định
nghịch
lý
với
chính
mình
khi
nói
“quá
trình
phẳng
hóa
thế
giới
chỉ
làm
tăng
thêm
sự
bất
hòa
này”
[tr.
696].
Như
vậy
phải
chăng
ông
hàm
ý
nói
rằng
cần
phải
“phẳng
hóa”
hay
đồng
nhất
hóa
theo
mô
hình
của
Mỹ
thì
mới
là
một
sự
“phẳng
hóa”
đúng
đắn?
Friedman
còn
đề
ra
cái
mà
ông
gọi
là
“lý
thuyết
Dell
về
ngăn
ngừa
xung
đột”,
cho
rằng
“không
có
hai
quốc
gia
nào
cùng
nằm
trong
một
dây
chuyền
cung
ứng
toàn
cầu,
như
dây
chuyền
Dell
chẳng
hạn,
sẽ
gây
chiến
với
nhau,
chừng
nào
họ
vẫn
còn
ở
trong
cùng
dây
chuyền
đó”
[tr.
745].
Có
lẽ
ông
quên
rằng
trong
thực
tế
lịch
sử
thế
giới,
những
nước
sắp
gây
chiến
luôn
luôn
tính
toán
hơn
thiệt
các
chi
phí
do
cuộc
chiến
gây
ra,
và
nếu
thấy
có
lợi
hơn
thì
họ
vẫn
đánh,
cho
dù
giữa
hai
nước
đã
có
những
mối
quan
hệ
thương
mại
hay
những
“dây
chuyền”
cung
ứng
như
thế
nào
đi
nữa
(5).
Quyết định luận kỹ thuật[sửa]
Friedman định nghĩa “hệ thống thế giới phẳng” là “sản phẩm của sự hội tụ giữa máy tính cá nhân (...) với cáp quang (...) và phần mềm xử lý công việc (cho phép các cá nhân trên khắp thế giới cộng tác trên cùng cơ sở dữ liệu số, bất kể từ nơi đâu với khoảng cách như thế nào)” [tr. 27]. Cũng theo chiều hướng này, trong chương 2, ông trình bày 10 nhân tố “làm phẳng” thế giới, trong số đó nhiều cái đều ít nhiều liên quan tới máy tính, Internet và các phương tiện truyền thông. Theo ông, chính nhờ sự bùng nổ về công nghệ thông tin mà quá trình toàn cầu hóa phiên bản 3.0 làm cho “các cá nhân từ mọi ngõ ngách của thế giới phẳng đều được trao quyền” [tr. 28].
Friedman
nhìn
nhận
ông
ta
“đã
tuyệt
đối
hóa
sức
mạnh
của
công
nghệ”
[tr.
660].
Cách
nhìn
đề
cao
cực
đoan
vai
trò
của
kỹ
thuật
trong
việc
tạo
ra
“thế
giới
phẳng”
dẫn
ông
ta
đến
chỗ
quan
niệm
rằng
sự
phát
triển
của
công
nghệ
thông
tin
có
thể
“trao
quyền”
cho
cá
nhân,
làm
như
thể
chỉ
cần
có
chiếc
máy
tính
và
Internet
thì
các
cá
nhân
kể
từ
nay
có
thể
làm
chủ
được
số
phận
của
mình
cũng
như
được
tham
gia
một
cách
bình
đẳng
vào
đời
sống
toàn
cầu!
Friedman
đã
nhầm
lẫn
khi
nghĩ
rằng
nhân
tố
kỹ
thuật
đóng
vai
trò
quyết
định
đối
với
sự
chuyển
biến
của
cấu
trúc
xã
hội
cũng
như
của
các
lĩnh
vực
văn
hóa
và
chính
trị.
Quan
niệm
của
Friedman
thực
chất
phản
ánh
lý
thuyết
quyết
định
luận
kỹ
thuật
ngây
thơ
và
ảo
tưởng
mà
nhiều
người
từng
mắc
phải
mỗi
khi
xuất
hiện
một
loại
kỹ
thuật
mới,
tương
tự
như
khi
ra
đời
đài
phát
thanh
hay
truyền
hình
vào
nửa
đầu
thế
kỷ
20.
Điển
hình
là
quan
niệm
của
nhà
nghiên
cứu
nổi
tiếng
về
truyền
thông,
Marshall
McLuhan,
từng
cho
rằng
các
phương
tiện
truyền
thông
điện
tử
có
thể
làm
cho
thế
giới
hiểu
biết
nhau
hơn,
gắn
kết
và
gần
gũi
nhau
giống
như
trong
một
“ngôi
làng
toàn
cầu”
(6).
Chính
vì
rơi
vào
quan
niệm
giản
lược
hóa
yếu
tố
kỹ
thuật
mà
Friedman
đã
không
trả
lời
được
cho
vấn
nạn
mà
Bill
Gates
đặt
ra,
khi
Gates
nói:
“Phải,
thế
giới
đã
nhỏ
đi,
nhưng
có
phải
nhờ
thế
mà
chúng
ta
nhìn
thấu
được
điều
kiện
sống
của
mọi
người
không?
Hay
là
thế
giới
vẫn
còn
rộng
lắm,
đến
nỗi
chúng
ta
vẫn
chưa
thể
thấy
hết
hoàn
cảnh
nghèo
khổ
của
người
khác”
[tr.
668],
và
“tôi
lo
rằng
sẽ
chỉ
có
một
nửa
thế
giới
trở
nên
phẳng
và
tình
trạng
đó
sẽ
không
thay
đổi”
[tr.
667].
Lúc
này,
chúng
ta
mới
thấy
Friedman
buộc
phải
thoát
ra
khỏi
phần
nào
quan
điểm
quyết
định
luận
kỹ
thuật
khi
nói,
một
cách
rất
chung
chung
và
mơ
hồ,
rằng:
“Lối
thoát
duy
nhất
giờ
đây
là
sự
hợp
tác
giữa
các
phần
phẳng
và
không
phẳng
của
thế
giới”
[tr.
668].
Nhận
xét
chung
về
cuốn
sách,
một
bài
điểm
sách
trên
tờ
The
Economist
cho
rằng
Thế
giới
phẳng
của
Thomas
Friedman
là
một
sự
“thất
bại
ảm
đạm”,
vấn
đề
không
phải
là
thiếu
các
chi
tiết,
mà
là
có
quá
ít
cái
để
nói
thông
qua
các
chi
tiết
ấy,
và
tác
giả
lúc
nào
cũng
lặp
đi
lặp
lại
rằng
thế
giới
này
đang
nhỏ
đi,
quá
trình
này
là
không
thể
tránh
khỏi,
bao
nhiêu
thứ
đang
thay
đổi,
và
chúng
ta
không
nên
sợ
điều
này...(7)
Còn
GS.
Roberto
Gonzalez
thì
đánh
giá
nặng
nề
hơn,
cho
rằng
đây
là
một
cuốn
sách
“thông
tin
sai
lạc
về
văn
hóa,
thiếu
sót
về
lịch
sử
và
nghèo
nàn
về
trí
tuệ”
.
Khi
so
sánh
mình
với
Kha-luân-bố
(Colombo),
người
đã
khám
phá
ra
châu
Mỹ
vào
năm
1492
mà
cứ
tưởng
là
mình
khám
phá
ra
Ấn
Độ
(vì
thế
mới
gọi
người
da
đỏ
là
“Indians”),
Friedman
cho
rằng
mình
đã
khám
phá
ra
“thế
giới
phẳng”
khi
đến
Ấn
Độ
-
nhưng
có
lẽ
chính
ông
cũng
một
lần
nữa
lại
rơi
vào
ngộ
nhận
vì
thế
giới
này
thực
ra
không
hề
phẳng
như
ông
ta
mong
muốn!
Các dịch giả bao gồm: Cao Việt Dũng, Nguyễn Tiên Phong và Nguyễn Văn A. Xin chân thành cảm ơn các dịch giả đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm mới rất có giá trị. Đây là một cuốn sách rất bổ ích, rất đáng nên đọc, đặc biệt là giới trẻ.
- Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng. Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21 (nhóm dịch và hiệu đính: Nguyễn Quang A, Nguyễn Hồng Quang, Vũ Duy Thành, Lã Việt Hà, Lê Hồng Vân, Hà Thị Thanh Huyền), TPHCM, NXB Trẻ, 2006, 818 trang.
- Xem Jean-Jacques Salomon, “La Terre nest pas plate”, Futuribles, số 322, 9-2006, tr. 47-58.
- Xem Warren Bass, “The Great Leveling”, Washington Post, 3-4-2005, trang BW03.
- Xem Roberto J. Gonzalez, “Falling Flat”, San Francisco Chronicle, 15-5-2005.
- Xem Warren Bass, bài đã dẫn.
- Xem Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí, TPHCM, NXB Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, 2006, tr. 373-377.
- Xem bài “Confusing Columbus”, The Economist, 31-3-2005.
Mục lục[sửa]
Tóm tắt Lịch sử Thế kỉ Hai mươi Mốt
-
- LỰC LÀM PHẲNG # 1:9/11/89:Khi các Bức Tưởng đổ xuống và Windows [Cửa sổ] Đi lên
- LỰC LÀM PHẲNG # 2:9/8/95: Khi Netscape lên sàn (bán cổ phiếu lần đầu cho công chúng)
- LỰC LÀM PHẲNG # 3:PHẦN MỀM WORK FLOW: Hãy đi ăn: Để Ứng dụng của Bạn Nói chuyện với Ứng dụng của Tôi
- LỰC LÀM PHẲNG # 4:OPEN-SOURCING (TÌM NGUỒN MỞ) Các Cộng đồng Cộng tác Tự-Tổ chức
- LỰC LÀM PHẲNG # 5:OUTSOURCING (THUÊ NGUỒN NGOÀI) Y2K
- LỰC LÀM PHẲNG # 6:OFFSHORING (LÀM Ở HẢI NGOẠI) Chạy với Linh dương Gazelle, Ăn với Sư tử
- LỰC LÀM PHẲNG # 7:XÂU CHUỖI CUNG (SUPPLY-CHAINING) Ăn Sushi ở Arkansas
- LỰC LÀM PHẲNG # 8:INSOURCING (LÀM THUÊ Ở TRONG) Các Gã mặc Áo Nâu Ngồ ngộ đó Thực sự đang Làm gì
- LỰC LÀM PHẲNG # 9:IN-FORMING (CẤP TIN) Google, Yahoo!, MSN Web Search
- LỰC LÀM PHẲNG # 10:CÁC STEROID Số, Di động, Cá nhân, và Ảo (Digital, Mobile, Personal, and Virtual)
- INDIA (ẤN ĐỘ) ĐỐI LẠI INDIANA: AI BÓC LỘT AI?
CÁC CÔNG TI DỪNG VÀ BẮT ĐẦU Ở ĐÂU? TỪ CỘNG MỆNH LỆNH VÀ CHỈ HUY ĐÉN CỘNG TÁC VÀ LỜI NÓI NHIỀU RỐI LOẠN BẢN SẮC AI SỞ HỮU GÌ? CÁI CHẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI BÁN HÀNG
Ricardo Vẫn còn Đúng?
BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 1: LỖ HỔNG SỐ LƯỢNG BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 2: LỖ HỔNG HOÀI BÃO BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 3: LỖ HỔNG GIÁO DỤC
SỰ LÃNH ĐẠO CƠ BẮP MỠ TỐT - GIỮ LẠI NHỮNG CÁI ĐÁNG GIỮ CHỦ NGHĨA TÍCH CỰC XÃ HỘI NUÔI DẠY CON CÁI
TỰ XEM XÉT TÔI CÓ THỂ BÁN BUÔN CHO BẠN TÔI CHỈ CÓ THỂ BÁN LẺ CHO BẠN VĂN HOÁ LÀ QUAN TRỌNG: GLOCALIZATION NHỮNG ĐIỀU VÔ HÌNH
Quy tắc #1: Khi thế giới trở nên phẳng Quy tắc #2: Và bé sẽ hành động lớn… Quy tắc #3: Và lớn sẽ hành động bé… Quy tắc #4: Các công ti tốt nhất là những người cộng tác tốt nhất. Quy tắc #5: Trong một thế giới phẳng, các công ti tốt nhất mạnh khoẻ nhờ thường xuyên chụp X-quang ngực và sau đó bán kết quả cho các khách hàng của mình Quy tắc #6: Các công ti giỏi nhất outsource để thắng, không phải để co lại. Quy tắc #7: Outsourcing không chỉ cho Benedict Arnolds. Nó cũng cho những người lí tưởng chủ nghĩa Địa Chính trị và Thế giới Phẳng
Cấm súng và điện thoại di động QUÁ ỐM YẾU QUÁ THIẾU QUYỀN QUÁ THẤT VỌNG QUÁ NHIỀU XE TOYOTA
Thời Xưa đối lại Kịp-Thời [Just-in-Time] INFOSYS ĐỐI LẠI AL-QAEDA QUÁ BẤT AN VỀ MẶT CÁ NHÂN
EBAY ẤN ĐỘ TAI HOẠ TỪ DẦU MỎ CHỈ MỘT TẤM GƯƠNG TỐT TỪ CÁC TIỆN DÂN ĐẾN NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THỂ ĐỤNG ĐẾN