Tính hữu dụng biên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong kinh tế, hữu dụng biên (marginal utility – MU) là một thước đo giá trị hay sự thỏa mãn người tiêu dùng đạt được từ việc tiêu dùng một sản phẩm nào đó. Theo nguyên tắc chung, MU bằng sự thay đổi trong tổng hữu dụng chia cho lượng hàng hóa được tiêu dùng.[1] MU thường được hiểu là mức hữu dụng một người sẽ nhận được từ mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu dùng thêm.

Các bước[sửa]

Sử dụng Phương trình Hữu dụng Biên[sửa]

  1. Hiểu khái niệm kinh tế của hữu dụng. Hữu dụng là "giá trị" hay "sự thỏa mãn" người tiêu dùng đạt được từ việc tiêu dùng một số lượng hàng hóa nhất định. Hữu dụng có thể được hiểu như là số tiền người tiêu dùng có thể trả cho sự thỏa mãn mà hàng hóa mang lại.[2]
    • Chẳng hạn như, giả sử rằng bạn đang đói và mua cá cho bữa tối. Đồng thời, một con cá có giá 40.000 đồng. Nếu đói đến mức có thể trả 160.000 đồng cho một con cá, vậy mức hữu dụng mà cá mang lại tương đương 160.000 đồng. Nói cách khác, bạn sẵn sàng trả 160.000 đồng cho sự thỏa mãn mà cá mang lại, bất kể giá thực tế của nó là bao nhiêu.
  2. Tìm tổng hữu dụng từ việc tiêu dùng một số lượng hàng hóa nhất định. Tổng hữu dụng chỉ là khái niệm của hữu dụng được áp dụng cho nhiều hơn một đơn vị hàng hóa. Nếu tiêu dùng một đơn vị hàng hóa đem lại cho bạn mức hữu dụng nhất định, tiêu dùng nhiều hơn một có thể đem lại cho bạn mức hữu dụng cao hơn, thấp hơn hoặc tương đương.[2]
    • Ví dụ, giả sử bạn có ý định ăn hai con cá. Tuy nhiên, sau khi ăn hết con thứ nhất, bạn không còn cảm thấy đói như lúc trước. Giờ đây, bạn chỉ trả 120.000 đồng cho sự thỏa mãn tăng thêm mà con cái thứ hai mang lại. Khi bạn đã bắt đầu no, cá không còn đáng giá với bạn nhiều như trước. Điều này có nghĩa là cùng nhau, chúng mang lại 120.000 đồng + 160.000 đồng (con đầu tiên) = 280.000 đồng "tổng hữu dụng".
    • Lưu ý rằng việc bạn có thật sự mua con cá thứ hai hay không không quan trọng. MU chỉ liên quan đến việc bạn có thể trả bao nhiêu cho nó. Trong thực tế, các nhà kinh tế học dùng những mô hình toán học phức tạp để dự đoán mức người tiêu dùng có thể trả cho sản phẩm, dịch vụ nào đó.
  3. Tìm tổng hữu dụng từ việc tiêu dùng một số lượng hàng hóa khác nhau. Để tìm MU, bạn cần hai mức tổng hữu dụng khác nhau và dùng chênh lệch giữa chúng để tìm MU.[2]
    • Giả sử rằng trong tình huống ví dụ ở Bước 2, bạn quyết định rằng mình đủ đói để ăn cả bốn con cá. Sau khi dùng con thứ hai, bạn đã tương đối no và chỉ trả 60.000 đồng cho con cá kế tiếp. Sau khi dùng con thứ ba, bạn gần như đã hoàn toàn no, và do đó bạn chỉ trả 20.000 đồng cho con cuối cùng.
    • Sự thỏa mãn từ việc tiêu dùng cá gần như bị triệt tiêu bởi cảm giác không thoải mái khi no. Bạn có thể nói rằng bốn con cá đem lại tổng hữu dụng là 160.000 đồng + 120.000 đồng + 60.000 đồng + 20.000 đồng = 360.000 đồng.
  4. Tính MU. Chia sự thay đổi trong tổng hữu dụng cho sự thay đổi trong số lượng hàng. Kết quả thu được chính là hữu dụng biên, hay mức hữu dụng có được từ việc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa.[2] Ở tình huống ví dụ bạn tính MU như sau:
    • 360.000 đồng – 280.000 đồng (ví dụ ở Bước 2) = 80.000 đồng
    • 4 (con cá) - 2 (con cá) = 2
    • 80.000 đồng/2 = 40.000 đồng
    • Điều này có nghĩa là, với bạn, giữa con cá thứ hai và con cá thứ tư, mỗi con tăng thêm mang lại mức hữu dụng tương đương 40.000 đồng. Đây là giá trị trung bình; thực chất, con cá thứ ba tương đương 60.000 đồng và dĩ nhiên, con cuối cùng tương đương 20.000 đồng.

Tính MU cho Đơn vị Tăng thêm[sửa]

  1. Dùng phương trình để xác định MU cho mỗi đơn vị hàng hóa tăng thêm. Ở ví dụ trên chúng ta xác định được MU trung bình cho một vài hàng hóa được tiêu dùng. Đây là một cách sử dụng MU. Tuy nhiên, trên thực tế MU thường được áp dụng nhiều hơn cho mỗi đơn vị hàng hóa tiêu dùng. Điều này cho chúng ta MU cụ thể mà mỗi đơn vị hàng hóa tăng thêm mang lại (chứ không phải là giá trị trung bình).[3]
    • Để tính MU cho mỗi đơn vị hàng hóa tăng thêm không khó. Bạn chỉ cần dùng phương trình thông thường để tìm ra MU khi lượng thay đổi của hàng hóa được tiêu dùng là một.
    • Ở tình huống ví dụ, bạn đã biết MU cho mỗi đơn vị. Khi bạn chưa ăn gì, MU của con cá đầu tiên là 160.000 đồng (160.000 đồng tổng hữu dụng - 0 đồng bạn có trước đó/1 đơn vị thay đổi), MU của con cá thứ hai là 120.000 đồng (280.000 đồng tổng hữu dụng – 160.000 đồng bạn có trước /1 đơn vị thay đổi). Tương tự cho những con còn lại.
  2. Sử dụng phương trình để tối ưu hóa mức hữu dụng của bạn. Theo lý thuyết kinh tế, người tiêu dùng quyết định tiêu dùng dựa trên nỗ lực tối ưu hóa mức hữu dụng của họ. Nói cách khác, người tiêu dùng muốn đạt được sự thỏa mãn lớn nhất có thể từ số tiền họ có. Điều này có nghĩa là họ có xu hướng mua sản phẩm hay hàng hóa cho đến khi hữu dụng biên cho việc mua thêm hàng nhỏ hơn chi phí biên (giá của việc tăng thêm một đơn vị).[3]
  3. Xác định mức hữu dụng tổn thất. Chúng ta hãy xem xét lại tình huống ví dụ một lần nữa. Đầu tiên, chúng ta có giá mỗi con cá là 40.000 đồng. Sau đó, chúng ta xác định rằng con cá đầu tiên có MU là 160.000 đồng, con thứ hai 120.000 đồng, con thứ ba 60.000 đồng và con cuối cùng có MU là 20.000 đồng.[3]
    • Với thông tin trên, đến cuối cùng bạn sẽ không thật sự mua con cá thứ tư. Hữu dụng biên của nó (20.000 đồng) thấp hơn chi phí biên (40.000 đồng). Về cơ bản, mức hữu dụng của bạn bị tổn thất với giao dịch này, do đó nó không có lợi cho bạn).

Dùng Biểu đồ Hữu dụng Biên[sửa]

  1. Lập các cột số lượng, tổng hữu dụng và hữu dụng biên. Hầu hết các biểu đồ MU có ít nhất ba cột này. Đôi lúc, biểu đồ MU có thể có thêm các cột khác, nhưng ba cột trên thể hiện những thông tin quan trọng nhất. Thông thường, những cột này được sắp xếp từ trái sang phải.[4]
    • Lưu ý rằng tiêu đề cột không phải lúc nào cũng đúng như trên. Chẳng hạn như, cột "Số lượng" có thể được thể hiện là "Mục mua", "Số đơn vị mua" hay tương tự. Điều quan trọng là thông tin được thể hiện trong cột.
  2. Bạn có thể nhận thấy xu hướng hữu dụng biên giảm dần. Một biểu đồ MU "cổ điển" thường thể hiện điều này, khi một người tiêu dùng mua nhiều hơn một hàng hóa nhất định, mong muốn mua thêm hàng đó sẽ giảm xuống.[4]
    • Nói cách khác, đến một lúc nào đó, hữu dụng biên của mỗi đơn vị hàng mua thêm sẽ bắt đầu giảm. Cuối cùng, người tiêu dùng trở nên ít thỏa mãn hơn khi mua thêm hàng.
  3. Xác định Hữu dụng Cực đại. Đây là điểm mà tại đó, giá biên vượt quá MU. Biểu đồ hữu dụng biên giúp việc dự đoán số lượng hàng một người tiêu dùng sẽ mua trở nên dễ dàng hơn. Cần nhắc lại là người tiêu dùng có khuynh hướng mua hàng cho đến khi giá biên (chi phí của việc tăng thêm một đơn vị hàng) lớn hơn MU. Nếu bạn biết hàng hóa được phân tích trên biểu đồ có giá bao nhiêu, mức hữu dụng đạt cực đại tại dòng cuối cùng mà MU cao hơn chi phí biên.[4]
    • Lưu ý rằng mức hữu dụng không nhất thiết phải đạt mức cực đại khi MU bắt đầu âm. Có thể hàng hóa vẫn đem lại lợi ích cho người tiêu dùng dù không còn "đáng giá".
    • MU ở đây không âm nhưng nó vẫn làm giảm tổng hữu dụng bởi nó không xứng với chi phí.
  4. Dùng dữ liệu biểu đồ để tìm thông tin bổ sung. Một khi bạn có ba cột "then chốt" trên, việc tìm thêm thông tin số liệu về tình huống mô hình mà biểu đồ đang phân tích sẽ trở nên dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt đúng khi bạn dùng chương trình bảng tính như Microsoft Excel, chương trình có thể thực hiện việc tính toán cho bạn. Ở đây có hai dạng dữ liệu bạn có thể muốn nhập vào cột bổ sung ở bên phải ba cột chính:[4]
    • Hữu dụng Trung bình: Tổng hữu dụng ở mỗi dòng chia cho số lượng hàng được mua.[5]
    • Thặng dư Người tiêu dùng: Hữu dụng biên ở mỗi dòng trừ chi phí biên của sản phẩm. Con số này thể hiện "lợi nhuận" về mặt hữu dụng người tiêu dùng có được từ việc mua mỗi sản phẩm. Nó còn được gọi là "thặng dư kinh tế".[6]

Lời khuyên[sửa]

  • Hiểu rằng các tình huống ở ví dụ là tình huống mô hình là rất quan trọng. Ở đây, chúng đại diện cho người tiêu dùng giả định (hơn là người tiêu dùng thực tế). Trong đời sống thực, người tiêu dùng không lý trí một cách hoàn hảo; chẳng hạn như, họ có thể không mua chính xác nhiều sản phẩm như họ cần để tối đa hóa mức hữu dụng. Những mô hình kinh tế tốt là công cụ tuyệt vời cho việc dự đoán hành vi người tiêu dùng ở phạm vi rộng, nhưng chúng thường không hoàn toàn "chính xác" với đời sống thực tế.[7]
  • Nếu bạn thêm cột thặng dư người tiêu dùng vào biểu đồ (như đề cập ở trên), hữu dụng sẽ đạt cực đại tại dòng cuối trước khi thặng dư người tiêu dùng trở nên âm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây