Tính ngày rụng trứng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Rụng trứng xuất hiện tại một thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, xảy ra khi một trứng trưởng thành thoát ra khỏi buồng trứng, di chuyển theo ống dẫn trứng và nếu gặp tinh trùng trong quá trình này, trứng có thể được thụ tinh. Bởi việc mang thai chỉ có thể xảy ra trong giai đoạn rụng trứng nên việc canh thời gian trứng rụng được nhiều phụ nữ sử dụng để có thể tăng khả năng thụ thai. Tuy nhiên đây không phải là cách thay thế cho các phương pháp phòng tránh thai khác bởi phương pháp này không cho kết quả hoàn toàn chính xác về thời điểm rụng trứng, mặt khác, quãng thời gian mà một tinh trùng có thể sống sót trong cơ quan sinh sản của phụ nữ kéo dài đến bảy ngày. Hãy tính thời điểm rụng trứng bằng nhiều phương pháp khác nhau và theo dõi ghi chép có được sau nhiều chu kỳ để có được kết quả chính xác nhất.

Chọn một phương pháp[sửa]

  1. Tính theo lịch: Tuy rằng phương pháp này thường có kết quả không chuẩn xác, nhưng có thể được sử dụng để đối chiếu với các phương pháp khác.
  2. Dịch nhầy tử cung: Đây là một nhân tố bạn cần quan tâm, tuy nhiên lại mất thời gian để theo dõi bởi bạn cần kiểm tra dịch hàng ngày trong ít nhất là vài tháng.[1]
  3. Nhiệt độ cơ thể: Thường được kết hợp với phương pháp quan sát dịch nhầy để nắm được phác đồ rụng trứng của riêng bạn.[1]
  4. Kiểm tra sự rụng trứng: Đây là một phương pháp tiện lợi, nhất là với những ban có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên phương pháp này đôi khi cũng không chính xác, nhất là với phụ nữ trên 40 tuổi.[2]
  5. Phát hiện vô sinh: Hãy thử phương pháp này nếu kết quả bạn thu được không thống nhất sau nhiều tháng theo dõi dịch nhầy tử cung, nhiệt độ cơ thể hoặc các phương pháp theo dõi thời kỳ rụng trứng khác.

Các bước[sửa]

Phương pháp tính theo lịch[sửa]

  1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt song song với các phương pháp khác. Đây không phải là cách chính xác nhất, nhưng lại rất dễ áp dụng và là một bước hiệu quả để theo dõi số liệu từ phương pháp khác.[3] Hãy mua hoặc tạo một cuốn lịch để bắt đầu theo dõi chu kỳ. Đánh dấu ngày đầu tiên của chu kỳ. Theo dõi xem chu kỳ kéo dài bao lâu, thường là 28 ngày.
    • Ghi lại tổng số ngày trong mỗi chu kỳ, tính cả ngày đầu tiên. Ngày cuối cùng của chu kỳ là ngày trước khi bạn bước vào chu kỳ tiếp theo.
    • Theo dõi trong khoảng 8 đến 12 chu kỳ. Nhìn chung, thời gian bạn theo dõi càng lâu thì phương pháp này càng chính xác.
  2. Lập biểu đồ về số ngày trong mỗi chu kỳ. Khi bạn đã theo dõi được ít nhất 8 chu kỳ, bạn có thể lập biểu đồ các số liệu thu được. Ghi ngày bắt đầu chu kỳ vào một cột và độ dài của chu kỳ vào cột thứ hai.
    • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ tính chu kỳ có sẵn trên mạng, ví dụ như ở trang web này. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng tất cả các thông tin nêu dưới đây đều được sử dụng để tính toán để có được kết quả chính xác, nếu một ứng dụng không đáp ứng được yêu cầu này thì tính chính xác của ứng dụng đó là không cao.
  3. Sử dụng biểu đồ đã lập để dự đoán thời điểm thụ thai thích hợp trong chu kỳ hiện tại. Bạn nên nhớ rằng việc xác định chính xác ngày trứng rụng là không hề dễ dàng. Hãy sử dụng lịch để dự đoán xem bạn sẽ rụng trứng từ khoảng ngày nào đến ngày nào, và quãng thời gian này cũng không giống nhau ở tất cả mọi người:[4]
    • Dự đoán ngày đầu tiên có thể thụ thai trong chu kỳ hiện tại bằng cách tìm chu kỳ ngắn nhất trên biểu đồ. Lấy tổng số ngày trong chu kỳ đó trừ đi 18 để có được ngày đầu tiên có thể thụ thai, tức là ngày đầu tiên trong chu kỳ khi bạn có khả năng mang thai. Ví dụ, nếu chu kỳ ngắn nhất của bạn là 26 ngày, ngày đầu tiên mà bạn có khả năng mang thai là ngày thứ 8 trong chu ký (26-18=8), trong đó ngày bạn bắt đầu chu kỳ được tính là ngày thứ nhất.
    • Dự đoán ngày cuối cùng có thể thụ thai theo chu kỳ dài nhất. Lấy tổng số ngày trong chu kỳ đó trừ đi 11 để được ngày cuối cùng có thể thụ thai trong chu kỳ. Ví dụ, nếu chu kỳ dài nhất của bạn là 31 ngày, ngày thứ 20 (31-11=20) của chu kỳ là ngày cuối cùng trong chu kỳ mà bạn có khả năng thụ thai.
    • Lưu ý rằng chu kỳ của bạn càng đều thì phương pháp này càng chính xác.[4]

Phương pháp dịch nhầy tử cung[sửa]

  1. Vai trò của dịch nhầy tử cung. Dịch nhầy tử cung là một chất bảo vệ ở cổ tử cung, chất này sẽ thay đổi tại những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Trong thời kỳ rụng trứng, dịch này sẽ đặc quánh hơn để giúp trứng dễ dàng được thụ tinh. Khi bạn đã hiểu rõ về cách thức thay đổi của dịch nhầy qua mỗi ngày trong chu kỳ, bạn có thể dự đoán được ngày bạn có thể mang thai.
  2. Xây dựng đồ thị về dịch nhầy tử cung. Nếu tìm hiểu, bạn có thể tự kiểm tra dịch nhầy tử cung của mình. Bạn cần kiểm tra dịch mỗi ngày sau khi kết thúc chu kỳ và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt diễn ra trong suốt chu kỳ. Đừng quên theo dõi sự thay đổi này kèm theo một quyển lịch.
    • Lên đồ thị những ngày bạn có kinh nguyệt, những ngày khô ráo và những ngày mà tại đó dịch nhầy trở nên trơn dính và ướt.
    • Bên cạnh hình thái dịch nhầy, hãy ghi chép cả những thay đổi về màu sắc và mùi, xem dịch đục hay trong.
    • Ghi chú càng tỉ mỉ càng tốt, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên bạn làm quen với phương pháp này.
    • Nuôi con bằng sữa mẹ, viêm nhiễm, sử dụng thuốc và một số điều kiện khác có thể gây ảnh hướng tới dịch nhầy tử cung, nên hãy chắc rằng bạn có ghi chú lại những yếu tố này.
  3. Phân tích cách thức thay đổi của dịch nhầy để xác định ngày rụng trứng. Trong ngày rụng trứng, dịch nhầy thường ở trạng thái trơn ướt nhất. Cổ tử cung sẽ khô hơn trong những ngày sau đó và khả năng mang thai cũng ở mức thấp nhất.

Kiểm soát nhiệt độ cơ thể[sửa]

  1. Mua một nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ cơ thể. Ngay trước thời điểm rụng trứng là lúc mà phụ nữ có khả năng mang thai cao nhất. Nhiệt độ cơ thể tăng lên ngay sau khi rụng trứng và nhiệt độ đó sẽ được duy trì cho đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Bạn có khả năng thụ thai lớn nhất vào những ngày ngay trước khi nhiệt độ cơ thể tăng. Do sự chênh lệch nhỏ giữa nhiệt độ cơ thể ngày này qua ngày khác, một nhiệt kế thông thường sẽ không mang lại cho bạn một kết quả chính xác. Nhiệt kế đo nhiệt độ đo nhiệt độ cơ thể là một dạng nhiệt kế điện tử có bán ở các cửa hàng thuốc hoặc siêu thị.
    • Vị trí đo nhiệt độ để có được kết quả chính xác nhất là ở âm đạo hoặc trực tràng, tuy nhiên có một số loại nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể được thiết kế để đo ở miệng. Hãy cố gắng duy trì cùng một phương pháp, vị trí, độ sâu và góc để nhiệt kế giữa các lần đo nhiệt độ cơ thể.
  2. Đo nhiệt độ cơ thể hàng ngày. Việc đo nhiệt độ cơ thể tại cùng một giờ trong ngày là khá quan trọng, bởi nhiệt độ cơ thể sẽ lên xuống tại các thời điểm khác nhay trong ngày. Tốt nhất là đo nhiệt độ khi bạn vừa thức giấc sau một giấc ngủ dài ít nhất 5 tiếng và chưa rời khỏi giường. Ghi chép lại kết quả chính xác đến 1/10 độ. Bạn có thể sử dụng một dấu chấm hay một ký hiệu nào đó để đánh dấu những ngày mà một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả, ví dụ như ốm, ngủ không ngon, hay việc sử dụng thuốc hạ sốt như aspirin, Tylenol và Motrin.[5]
    • Nhiệt độ trung bình của phụ nữ là 96–98ºF (35,6–36,7ºC) trước khi rụng trứng và 97–99ºF (36,1–37,2ºC) sau khi rụng trứng. Nếu kết quả bạn thu được không nằm trong khoảng này, hãy xem lại hướng dẫn sử dụng nhiệt kế để đảm bảo bạn không đo sai cách.
  3. Dựng biểu đồ nhiệt độ cơ thể. Ghi chép lại nhiệt độ hàng ngày của cơ thể dưới dạng biểu đồ sẽ giúp bạn tạo được một đồ thị mà từ đó bạn có thể dễ dàng kiểm tra, theo dõi được sự thay đổi của cơ thể.
  4. Phân tích cách thức thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Sau vài tháng kiểm tra, hãy chú ý đến những ngày nhiệt độ cơ thể tăng lên. Thường thì những ngày đó là thời điểm trứng đã rụng, cũng tức là thời gian thụ thai tốt nhất là những ngày trước đó. Khi có đủ số liệu để phân tích, bạn có thể biết được ngày nào bạn có thể có khả năng rụng trứng.

Kiểm tra sự rụng trứng[sửa]

  1. Mua một bộ kiểm tra rụng trứng. Bộ kiểm tra rụng trứng thường được bán trong các hiệu thuốc, về cơ bản đây là cách kiểm tra nồng độ hormone tạo hoàng thể (LH) trong nước tiểu, bởi 1-2 ngày trước khi trứng rụng, nồng độ hormone này sẽ tăng lên cao hơn so với những ngày khác. Cũng giống như nhiều phương pháp thử thai không cần kê đơn, thiết bị kiểm tra rụng trứng có dạng que thử điện tử, bạn chỉ cần giữ que thử nằm trong nước tiểu là được.
    • Có một dạng kiểm tra rụng trứng khác sử dụng phương pháp soi nước bọt đã khô của bạn dưới kính hiển vi để xem xét có hay không sự hình thành các mẫu hình học dạng dương xỉ bởi đôi khi đây chính là một yếu tố chỉ ra rằng hàm lượng estrogen trong máu tăng lên trước khi rụng trứng. Tuy nhiên phương pháp này không chính xác bằng phương pháp LH đã nêu ở trên, đặc biệt là khi mắt bạn không thực sự tinh tường cho lắm.[6]
  2. Duy trì lượng nước nạp vào cơ thể vài tiếng trước khi kiểm tra. Nước tiểu loãng hoặc đặc quá đều có thể ảnh hướng đến kết quả. Để có được kết quả chuẩn xác nhất, bạn không nên uống đồ uống có chứa caffein hay cồn một ngày trước khi kiểm tra, đồng thời cố gắng hạn chế mất nước hoặc uống quá nhiều nước, và chờ đến bang quang căng đầy.
  3. Phân tích kết quả. Làm ướt que thử với nước tiểu của bạn và quan sát xem có hay không sự xuất hiện của một vạch mới ở vùng đọc kết quả. Nếu vạch mới xuất hiện có màu đậm gần như tương đương với vạch để đối chiếu tức là có thể bạn đang trong thời kỳ rụng trứng. Một vạch màu nhạt xuất hiện thường không phải là một kết quả đáng tin cậy.
    • Các phép thử để xác định việc rụng trứng có thể cho biết chính mức độ LH trong nước tiểu, tuy nhiên nồng độ LH chỉ tăng trong vòng 24-48 giờ, vì thế bạn không có quá nhiều lựa chọn đối với ngày thực hiện các phép thử dạng này. Vì vậy, hãy sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để có được kết quả chính xác nhất.
    • Hãy luôn nhớ đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng bởi các phương pháp có thể khác nhau đôi chút. Ví dụ, bạn có thể cần đi tiểu vào một chiếc cốc và sau đó nhúng que thử vào đó, hay dấu hiệu thụ thai xuất hiện dưới dạng mặt cười thay vì một đường nằm ngang.[6]
  4. Thử lại nếu cần thiết. Trong một khoảng thời gian có vẻ là khả quan nhất của việc rụng trứng, bạn có thể thực hiện thử mỗi ngày. Nếu bạn đã lỡ mất kỳ rụng trứng lần trước và bạn có điều kiện, hãy thực hiện kiểm tra sự rụng trứng hai lần mỗi ngày.

Phát hiện vô sinh[sửa]

  1. Đi khám. Bác sĩ phụ khoa/sản khoa hoặc bác sĩ kiểm tra nội tiết sinh sản có thể thực hiện các kỹ thuật kiểm tra có tính chính xác cao hơn so với các phương pháp thực hiện tại nhà.[7] Bác sĩ có thể thử máu để đo nồng độ progesterone và các hormone khác, hoặc kiểm tra để xem có sự bất thường trong chức năng tuyến giám hay nồng độ prolactin không. Những bất thường về cấu trúc của hệ thống sinh sản có thể được phát hiện nhờ phương pháp siêu âm, mà đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự rụng trứng.[8]
  2. Kiểm tra khả năng mang thai của nửa kia. Đàn ông cũng có thể bị vô sinh. Đối với đàn ông, việc đầu tiên là kiểm tra chu kỳ tinh trùng, sau đó thể làm siêu âm để xem xét các vấn đề (nếu có) trong hệ thống sinh sản của họ.[8]
  3. Tham khảo về các phương pháp điều trị. Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn không có khả năng mang thai do không có sự rụng trứng, họ có thể khuyến nghị bạn sử dụng một vài loại thuốc tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Nếu chưa có chấn đoán chính thức, bạn không nên đánh đồng việc khó mang thai là do trứng không rụng bởi còn có rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này. Bác sĩ có thể kiểm tra xem ống dẫn trứng của bạn có bị tắc hay không, tinh trùng có vấn đề gì không, có vấn đề ở tử cung hay buồng trứng không, và sự liên quan giữa chất lượng trứng với tuổi tác .

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn có thể ước chừng một cách tương đối thời điểm rụng trứng bằng cách đếm ngược lại 14 ngày kể từ ngày cuối cùng của chu kỳ, tuy nhiên sai số nếu làm theo cách này là khoảng trên dưới 3 ngày.
  • Bạn càng theo dõi chu kỳ của mình lâu thì những thông tin nêu trong bài viết này sẽ càng chính xác. Nếu bạn đã trên 35 tuổi và có thời gian thụ thai ngắn do một số lí do khác, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn thêm trong khi thực hiện các phương pháp trên.
  • Nếu bạn vẫn đang theo dõi việc rụng trứng nhưng chưa thành công trong việc thụ thai trong vòng 6 tháng trở lên, hãy gặp bác sĩ sản/phụ khoa hoặc chuyên gia kiểm tra nội tiết tố sinh sản để đánh giá thêm, nhất là khi bạn đã trên 35 tuổi. Tinh trùng của người đàn ông, các vấn đề liên quan đến cấu trúc hệ thống sinh sản cũng có thể là các nguyên nhân của việc hiếm muộn.

Cảnh báo[sửa]

  • Theo dõi việc rụng trứng không phải là cách để ngăn chặn các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Theo dõi sự rụng trứng không phải là cách đáng tin cậy trong việc kế hoạch hóa gia đình. Bạn không thể dự đoán chính xác 100% ngày rụng trứng, trong khi một tinh trùng có thể tồn tại tới 7 ngày sau khi quan hệ tình dục

Nguồn và Trích dẫn[sửa]