Tăng cân cho trẻ

Từ VLOS
(đổi hướng từ Tăng Cân cho Trẻ)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mặc dù mọi người đang chủ yếu tập trung vào số lượng trẻ thừa cân đang gia tăng, nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ gặp khó khăn trong việc tăng cân. Mặc dù vậy, giải pháp ở đây không chỉ đơn giản như cho trẻ thiếu cân thỏa sức ăn say sưa những loại đồ ăn vặt tuyệt vời. Thay vào đó, sự kết hợp giữa thay đổi hành vi ăn uống, chọn thực phẩm dinh dưỡng nhiều calo, và “lén” thêm calo vào các bữa ăn là bước tiếp cận tốt nhất để tăng cân cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn đang băn khoăn con mình có thể đang bị thiếu cân, điều đầu tiên luôn phải tham khảo chuyên gia y tế.

Các bước[sửa]

Nhận biết Nguyên nhân[sửa]

  1. Nhìn vào nguyên nhân sâu xa. Một số trẻ, cũng giống như một số người trưởng thành, chỉ đơn giản là tự nhiên có dáng mảnh mai và gặp khó khăn trong việc tăng cân. Tuy nhiên, bạn nên thử tìm ra những lý do khác về tình trạng khó lên cân của trẻ.[1]
    • Trẻ em hiển nhiên là "những kẻ kén ăn", nhưng nếu con bạn đơn giản là có ít hứng thú với việc ăn uống, đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề y học hoặc tâm lý. Vấn đề về hooc-môn hoặc trao đổi chất như tiểu đường hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức đôi khi cũng có thể là nguyên nhân gây tăng cân kém.
    • Các vấn đề về dạ dày hoặc các vấn đề khác có thể khiến trẻ ăn uống không được thoải mái, hoặc dị ứng thực phẩm nhưng chưa được chẩn đoán cũng có thể là nguyên nhân.
    • Một số loại thuốc có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, nên bạn cũng có thể cân nhắc đến khả năng này nếu con bạn đang dùng thuốc.
    • Không may là, thậm chí những trẻ trước tuổi vị thành niên cũng gặp chứng rối loạn ăn uống vì những yếu tố như ảnh hưởng từ bạn bè cùng trang lứa.
    • Con bạn cũng có thể quá hiếu động, và đơn giản là đốt cháy nhiều calo hơn lượng chúng nạp vào.
  2. Hỏi tư vấn bác sĩ của trẻ. Nếu con bạn vẫn đang khám định kỳ, bác sĩ nhi có thể là người nói cho bạn biết sẽ tốt cho trẻ nếu trẻ có thể tăng cân. Nhưng đừng sợ hãi phải đưa ra chủ đề này nếu bạn đang băn khoăn.[2]
    • Như đã đề cập, dị ứng hoặc không ăn quen đồ ăn, các vấn đề về tiêu hóa và nhiều các vấn đề y học khác đôi khi có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu cân. Bác sĩ của trẻ có thể giúp chẩn đoán và điều trị những vấn đề này.
    • Có nghĩa là, vấn đề thường gặp nhất có thể được giải quyết bằng những thay đổi mà bạn và trẻ có thể làm ở nhà. Tuy nhiên, lời khuyên của chuyên gia y tế luôn luôn có lợi.
  3. Hãy làm theo lời khuyên đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Giải quyết vấn đề tăng cân ở trẻ sơ sinh đương nhiên sẽ khác với trẻ lớn hơn. Mặc dù các nguyên nhân nghiêm trọng hiếm khi xảy ra, nhưng thông thường thì các vấn đề sẽ nằm ở phương pháp cho ăn, lượng sữa sản sinh, hoặc các vấn đề về dạ dày-ruột.[3]
    • Luôn hỏi tư vấn bác sĩ nếu bạn đang băn khoăn liệu bé sơ sinh của bạn có bị thiếu cân không. Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành các kiểm tra cho bé hoặc gợi ý bạn đến khám ở chuyên gia về cách cho ăn (để quan sát cách cho trẻ ăn) hoặc chuyên gia về dạ dày ruột nhi.
    • Các phương pháp trị liệu sẽ khác nhau dựa trên tình huống cụ thể của em bé sơ sinh, nhưng có thể bao gồm: bổ sung sữa mẹ cùng sữa công thức (nếu sữa mẹ không đủ); cho trẻ ăn càng nhiều bữa với thời gian càng lâu càng tốt miễn là bé muốn (vì thế tránh lên kế hoạch một cách cứng nhắc); thay đổi nhãn hiệu sữa công thức (trong trường hợp trẻ không ăn được hoặc bị dị dứng hay để tăng thành phần calo); hoặc thêm thức ăn dặm sớm hơn vào chế độ ăn của trẻ chứ không đợi đến 6 tháng tuổi như thông thường. Đôi khi bác sĩ có thể kê đơn thuốc trào ngược axit cho bé.
    • Tăng cân trong năm đầu đời rất quan trọng với sức khỏe về lâu dài, vì thế tình trạng thiếu cân nên được giải quyết dựa trên lời khuyên y tế thích hợp. Tăng cân cho trẻ đang ở dưới mức cân trung bình có thể giải quyết được và không để lại vấn đề gì lâu dài.

Thay đổi Hành vi[sửa]

  1. Cho trẻ thiếu cân ăn thường xuyên hơn. Rất nhiều trường hợp, vấn đề không phải trẻ ăn cái gì, mà đơn giản là ăn bao nhiêu. Trẻ nhỏ có dạ dày nhỏ và cần ăn thường xuyên hơn người lớn.[4]
    • Trẻ có thể cần ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ, cùng với đồ ăn nhẹ mỗi ngày.
    • Bất cứ khi nào trẻ thiếu cân cảm thấy đói, hãy cho trẻ ăn.
  2. Biến giờ ăn thành một thời điểm quan trọng. Mặc dù cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ cũng rất quan trọng nhưng bạn hãy biến giờ ăn thành thời điểm thường xuyên nhưng quan trọng trong một ngày của trẻ. Hãy dạy trẻ rằng ăn rất quan trọng và vui thích.[2]
    • Nếu giờ ăn của trẻ như chỉ là giờ khiến trẻ khó chịu, chỉ ăn sau khi sau khi đã suy nghĩ hoặc bị phạt (như con phải ngồi im cho đến khi ăn hết đồ ăn trong đĩa), thì trẻ sẽ ít khi có thể trở thành người thích ăn uống.
    • Biến giờ ăn thành một thói quen thường xuyên. Tắt TV đi. Coi việc ăn uống và tận hưởng là việc cần tập trung nhất.[5]
  3. Đưa ra một ví dụ tốt. Mặc dù con bạn có thể cần tăng thêm vài cân, bạn vẫn có thể hưởng lợi nhờ đó để giảm vài cân. Trong trường hợp này, thói quen ăn uống của bạn không nên khác biệt so với những gì bạn nghĩ. Ăn nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ thiếu cân, thừa cân và cả mọi người ở mức trung bình.[2]
    • Trẻ con sẽ học bằng cách quan sát. Nếu bạn thường xuyên thử những món ăn mới và đưa ra những lựa chọn lành mạnh, như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt luôn là lựa chọn hàng đầu, thì trẻ cũng sẽ dễ áp dụng những thói quen này.
    • Coi đồ ăn không có dinh dưỡng là loại đồ ăn hiếm khi được lựa chọn sẽ có lợi cho cả bạn và trẻ, dù bạn đang cần tăng hay giảm cân.
  4. Khuyến khích tập thể dục thường xuyên. Cũng như khi ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên sẽ thường giúp giảm cân hơn là tăng cân. Mặc dù vậy, khi kết hợp với ăn uống một cách thông minh, nó có thể đóng một phần trong cơ chế giúp tăng cân.[4]
    • Đặc biệt với những trẻ lớn hơn, tăng khối lượng cơ sẽ giúp tăng cân, và sẽ luôn lành mạnh hơn là tăng mỡ.
    • Tập thể dục thường kích thích cảm giác thèm ăn, nên hãy cố gắng khuyến khích trẻ hoạt động thể chất trước giờ ăn và xem liệu có tác dụng không.

Chọn Thực phẩm giàu Calo và Dưỡng chất[sửa]

  1. Bỏ qua các lựa chọn không lành mạnh. Đúng vậy, bánh ngọt, bánh quy, nước soda, đồ ăn nhanh có hàm lượng calo cao có thể giúp tăng cân. Tuy nhiên, cái giá tiềm ẩn đối với sức khỏe (thậm chí là tiểu đường hoặc bệnh tim ở trẻ) lớn hơn nhiều so với những lợi ích nhỏ bé nó mang lại.[2]
    • Các loại thực phẩm giàu calo nhưng ít dưỡng chất như đồ uống có đường, không phải là câu trả lời cho vấn về tăng cân lành mạnh. Đồ ăn vừa giàu calo và dưỡng chất là lựa chọn tốt nhất, vì chúng giúp tăng cân và cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết.
    • Đừng nói với trẻ rằng trẻ phải “béo lên” hoặc “đắp thêm ít thịt lên chỗ xương kia” — nên nói là cả bạn và trẻ đều cần chọn và ăn nhiều thực phẩm lành mạnh hơn.
  2. Chuẩn bị nhiều đồ ăn giàu dinh dưỡng. Đa dạng không chỉ quan trọng vì nó có thể cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết mà còn vì nó giúp giờ ăn thêm thú vị. Nếu giờ ăn chỉ là một chuyện vặt hoặc buồn chán, thì trẻ sẽ càng khó muốn ăn.[2]
    • Một chế độ ăn giàu calo và nhiều dưỡng chất nên bao gồm tinh bột (mì, bánh mì, ngũ cốc); có ít nhất năm phần ăn trái cây và rau mỗi ngày; protein (thịt, cá, trứng, đậu đỗ); và các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, v.v).
    • Tất cả trẻ em dưới hai tuổi nên ăn các sản phẩm từ sữa có đầy đủ chất béo, bác sĩ của con bạn có thể yêu cầu tiếp tục cho trẻ ăn như vậy cả khi trẻ đã trên hai tuổi để hỗ trợ tăng cân.
    • Mặc dù chất xơ rất quan trọng trong một chế độ ăn lành mạnh, nhưng bạn có thể sẽ không muốn cho trẻ đang cố tăng cân ăn quá nhiều. Quá nhiều mì ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo lức có thể khiến trẻ ăn quá no trong thời gian dài.
  3. Sử dụng chất béo lành mạnh. Chúng ta thường có xu hướng nghĩ rằng chất béo không tốt, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Đặc biệt rất nhiều chất béo có nguồn gốc từ thực vật là thành phần quan trọng trong một chế độ ăn lành mạnh. Các chất béo lành mạnh cũng rất lý tưởng giúp tăng cân vì nó cung cấp 9 calo mỗi gram, so với chỉ 4 calo từ tinh bột hay protein.[5]
    • Dầu hạt lanh và dầu dừa là những lựa chọn tốt và có thể thêm vào nhiều loại thức ăn. Dầu hạt lạnh có vị trung tính có thể cho vào đồ ăn mà không gây cảm giác khác biệt, nhưng dầu dừa có thể bổ sung thêm vị ngọt thanh cho mọi đồ ăn từ rau xào cho đến sinh tố.
    • Quả oliu và dầu oliu là những lựa chọn cũng rất tốt.
    • Các loại hột và hạt, như hạnh nhân và hồ trăn, cung cấp lượng chất béo lành mạnh rất phong phú.
    • Bơ cũng giúp bổ sung thêm thành phần dạng kem vào nhiều loại thức ăn đồng thời cung cấp nhiều chất béo có lợi.
  4. Chọn đồ ăn vặt thông minh. Trẻ cần tăng cân nên được ăn đồ ăn nhẹ thường xuyên. Nhưng, khi dùng như đồ ăn, cần lựa chọn các đồ ăn loại lành mạnh hơn là các loại không có calo.[4]
    • Tập trung vào các lựa chọn đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo và dinh dưỡng cao, dễ chuẩn bị và dễ cho ăn. Ví dụ, cho trẻ ăn bơ lạc và thạch phết với bánh mì nguyên cám; các loại hột và trái cây sấy; táo với phô mai; hoặc thịt gà tây bọc bơ.
    • Để đãi trẻ, hãy chọn bánh muffin nguyên cám, bánh yến mạch thanh, và sữa chua trước khi lựa chọn đến bánh ngọt, bánh quy và kem.
  5. Theo dõi xem trẻ uống gì và khi nào. Cung cấp đủ nước rất cần thiết đối với trẻ, nhưng uống quá nhiều có thể làm trẻ no và giảm lượng tiêu thụ đồ ăn.[4]
    • Các loại đồ uống không có calo như soda không có giá trị dinh dưỡng nào, trong khi đó lượng đường trong các loại nước quả có thể gây ảnh hưởng xấu tới răng và sức khỏe nói chung khi dùng quá mức.
    • Nước lọc luôn là lựa chọn tốt, sẽ tốt hơn cho trẻ cần tăng cân khi uống sữa nguyên chất, sinh tố hoặc đồ uống pha chế, hoặc thậm chí là các đồ uống bổ sung dinh dưỡng như PediaSure hoặc Ensure. Hãy hỏi bác sĩ nhi của trẻ về lựa chọn tốt nhất.
    • Cho trẻ uống các loại đồ uống trẻ yêu thích sau bữa ăn. Không uống trước đó, và chỉ cho trẻ uống đủ lượng để trẻ thấy thoải mái (an toàn) khi ăn. Nó sẽ giúp trẻ không bị “đầy bụng” nước.[5]

Tăng cường Calo trong Thực phẩm[sửa]

  1. Biến sữa thành người bạn. Việc bổ sung các sản phẩm từ sữa như sữa và phô mai vào nhiều lọai thức ăn giúp những sản phẩm này trở thành lựa chọn tuyệt vời để tăng hàm lượng calo (và dinh dưỡng).[6]
    • Sinh tố và sữa lắc là những cách chế biến giúp trẻ bổ sung calo, và thêm hoa quả tươi còn giúp tăng cường hàm lượng dinh dưỡng.
    • Phô mai có thể để chảy ra hoặc rắc lên trên bất cứ đồ ăn nào, từ trứng cho đến rau trộn, cho đến rau hấp.
    • Cố gắng bổ sung sữa vào các loại cháo đóng hộp thay vì dùng nước, và cho thêm kem chua, kem phô mai hoặc hoa quả và rau nhúng vào sữa chua.
    • Bạn có thể điều chỉnh nếu con bạn bị dị ứng hoặc không ăn được, hoặc nếu bạn không thích dùng các sản phẩm sữa. Sữa đậu nành hoặc hạnh nhân cũng cung cấp nhiều calo và dưỡng chất, ví dụ như đậu phụ non cũng có thể dùng làm sinh tố.
  2. Dùng thêm bơ lạc. Miễn là không bị dị ứng, bơ lạc luôn là lựa chọn tốt nhất cần bổ sung vào bữa ăn của trẻ, nó cung cấp rất nhiều calo và protein.[6]
    • Phết bơ lạc lên bánh mì nguyên cám, chuối, táo, cần tây, bánh quy ngũ cốc, và bánh quy xoắn.
    • Bạn cũng có thể trộn với sinh tố và sữa lắc, và dùng làm lớp “hồ dán” giữa hai miếng bánh pancake hoặc bánh mì nướng kiểu Pháp.
    • Nếu bị dị ứng lạc, bơ hạnh nhân có thể dùng thay thế cũng rất tuyệt. Hạt lanh và dầu hạt lanh cũng cung cấp nhiều calo và dưỡng chất.[5]
  3. Tiến hành từng bước nhỏ để bổ sung calo. Thêm và thay thế một chút thành phần có thể tăng hàm lượng calo trong đồ ăn bổ sung cho trẻ. Ví dụ, bạn có thể thử:[5]
    • Nấu mì và cơm bằng nước gà thay vì bằng nước thường.
    • Cho trẻ ăn hoa quả sấy, trẻ sẽ ăn được nhiều hơn vì hoa quả sấy không có thành phần nước làm trẻ no bụng.
    • Thêm dầu hạt lanh, có mùi vị rất nhẹ, vào nhiều loại đồ ăn từ nước sốt rau trộn cho đến bơ lạc và sinh tố chuối.
    • Thêm thịt bò hoặc gà đã nấu chín vào mì, pizza, cháo, hầm, trứng ngoáy, mì ống và phô mai.[6]
  4. Thử các cách nấu món ăn giàu calo. Trên mạng có rất nhiều cách nấu món ăn phù hợp giúp trẻ tăng cân đúng cách. Ví dụ, cuốn sách trực tuyến thuộc Trung tâm Y học UC-Davis (http://www.ucdmc.ucdavis.edu/cancer/pedresource/pedres_docs/HowHelpChildGainWeight.pdf) có một số cách nấu món ăn cho trẻ rất dễ ăn, như hoa quả nhúng và “sữa lắc”.
    • Nó cũng giải thích cách chế biến sữa siêu giàu calo bằng cách thêm hai thìa sữa bột khô vào mỗi cốc sữa nguyên chất hoặc sữa ít béo.
    • Một bài báo hữu ích khác cũng có thực đơn cho “quả bóng năng lượng”, các món ăn từ hoa quả sấy, các loại hạt và thực phẩm hữu ích khác có thể lưu trữ trong thời gian dài và cho trẻ ăn nhanh khi trẻ đói.[5]

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh dùng đồ ăn và đồ uống có đường hoặc chất béo – như khoai tây chiên, bánh ngọt, kẹo thanh, và nước soda – để tăng calo cho trẻ. Những thực phẩm này có thể giúp trẻ tăng cân nhưng có có hại đến răng, quá trình trao đổi chất, phát triển cơ, tim, và não bộ, cũng như có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề sức khỏe hiện tại (như tiểu đường).
  • Nếu bạn băn khoăn con mình không tăng cân hoặc bị giảm cân, hãy đến gặp bác sĩ ngay, đặc biệt nếu do có sự thay đổi lớn nào đó, hoặc nếu trẻ bị bệnh.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây