Tạo ảnh động (GIF)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ảnh động là một dạng hoạt ảnh đơn giản. Nếu bạn sở hữu một seri ảnh hay một đoạn video ngắn, bạn chỉ mất vài phút để tạo ảnh động bằng những công cụ trực tuyến. Nếu bạn muốn chỉnh sửa nâng cao hay kiểm soát tốc độ ảnh động, hãy tải phần mềm miễn phí GIMP.

Các bước[sửa]

Tạo Ảnh Động Đơn giản bằng Công cụ Trực tuyến[sửa]

  1. Chọn một seri ảnh hoặc video. Tạo một thư mục trên máy tính để chứa những hình ảnh dùng để tạo ảnh động. Mỗi tấm ảnh là một khung hình của hoạt ảnh. Ngoài ra, bạn có thể chuyển đổi một đoạn video ngắn thành ảnh động.
  2. Truy cập trang tạo ảnh động (GIF) trực tuyến. Có rất nhiều công cụ tạo ảnh động trực tuyến như imgflip, makeagif, và gifmaker. Chúng không có nhiều chức năng như GIMP hay các phần mềm chỉnh sửa ảnh khác, tuy nhiên bạn có thể sử dụng nhanh chóng và dễ dàng mà không cần phải tải về hay đăng ký.
  3. Cắt một đoạn video (không bắt buộc). Nếu bạn tạo ảnh động từ một tập tin video, bạn nên cắt rời một đoạn ngắn thay vì tải lên toàn bộ đoạn video đó. Bạn có thể dễ dàng cắt video bằng cách tải phần mềm VLC hoàn toàn miễn phí, sau đó hãy làm theo hướng dẫn:
    • Khởi động VLC, dùng lệnh File (Tập tin) → Open File... (Mở Tập tin) để mở tập tin video.
    • Xác định điểm bắt đầu đoạn video bạn muốn chuyển thành ảnh động.
    • Chọn lệnh Playback (Phát lại) → Record (Ghi lại) ở trình đơn phía trên.
    • Chạy video cho tới điểm kết thúc đoạn muốn làm "ảnh động". Chọn lệnh Record (Ghi lại) để kết thúc quá trình ghi hình. Tập tin mới với dung lượng nhỏ hơn sẽ được lưu trong cùng thư mục với tập tin gốc.
  4. Tải ảnh hoặc video lên. Tìm chức năng Upload Images (Tải Ảnh). Nếu bạn cần chuyển đổi đoạn video, hãy tìm chức năng Upload Video (Tải Video).
    • Tải video có thể mất khá nhiều thời gian nếu tốc độ internet chậm hoặc tập tin có dung lượng lớn. Tốt hơn là bạn nên tải những đoạn video dài vài giây.
  5. Chỉnh sửa ảnh động. Các công cụ trực tuyến này thường cho phép bạn thay đổi trật tự ảnh trong ảnh động, phòng trường hợp bạn tải ảnh lên không đúng theo thứ tự. Bạn có thể chèn chữ, thay đổi kích thước ảnh, và thiết lập tốc độ của hoạt ảnh.
  6. Tạo ảnh động. Tìm chức năng Generate GIF (Tạo GIF), create your gif (tạo gif), hoặc Create Now (Tạo Ngay bây giờ). Ảnh hoặc video sẽ được chuyển thành một hoạt ảnh. Thông thường, bạn sẽ thấy một số tùy chọn có sẵn, bao gồm việc đăng ảnh động lên diễn đàn, tải ảnh, hoặc nhúng vào mã HTML.

Tạo Ảnh Động bằng phần mềm GIMP[sửa]

  1. Tải GIMP. GIMP là viết tắt của Phần mềm Xử lý Ảnh GNU, một phần mềm chỉnh sửa ảnh có mã nguồn mở. Bạn có thể tải miễn phí tại địa chỉ gimp.org/downloads. Với GIMP, bạn có thể chỉnh sửa từng khung hình của ảnh động, thay đổi tốc độ và lưu dưới một định dạng tối ưu giúp ảnh chạy mượt hơn.
  2. Mở tập tin ảnh muốn chuyển thành ảnh động. Chọn lệnh File (Tập tin) → Open (Mở) ở trình đơn phía trên và chọn ảnh có sẵn trên máy tính. Nếu bạn muốn tự tạo ảnh động, hãy chọn lệnh File (Tập tin) → New (Mới).
    • Nếu bạn dùng ảnh động có sẵn trên GIMP với nhiều lớp hình, hãy dùng lệnh Image (Ảnh) → Flatten Image (Hợp nhất Ảnh) để hợp nhất các lớp lại làm một.[1] Lớp này sẽ là một khung hình của hoạt ảnh.
  3. Thêm ảnh. Nếu bạn có vài tấm ảnh muốn chuyển thành ảnh động (chẳng hạn như một seri ảnh chụp màn hình), hãy mở ảnh bằng lệnh File (Tập tin) → Open as Layers (Mở dưới dạng Lớp). Nếu bạn chỉ có một tấm ảnh nhưng vẫn muốn tự tạo ảnh động, hãy dùng chức năng Nhân đôi Lớp (Duplicate Layers) trong cửa sổ "Lớp" (Layers) ở phía trái màn hình. Bạn có thể nhấp chuột phải vào biểu tượng tấm ảnh và chọn Duplicate Layer (Nhân đôi Lớp), hoặc nhấp chuột vào biểu tượng hai tấm ảnh xếp chồng lên nhau.
    • Mỗi lớp sẽ tạo thành một khung hình ảnh động. Tấm ảnh ở lớp dưới cùng sẽ xuất hiện đầu tiên, sau đó ảnh ở các lớp trên sẽ lần lượt xuất hiện. Bạn có thể thay đổi trật tự ảnh bằng thao tác kéo thả.
    • Các tấm ảnh phải có cùng kích thước, nếu không tấm ảnh rộng hơn sẽ bị cắt gọt khi lưu ảnh động.
  4. Ẩn các lớp phía trên để chỉnh sửa lớp phía dưới (không bắt buộc). Nếu bạn có ý định chỉnh sửa ảnh hoặc chèn chữ, bạn cần ẩn các lớp ảnh ở phía trên ảnh cần sửa, nếu không bạn sẽ không thể quan sát phần chỉnh sửa. Có hai cách để thực hiện thao tác này trên cửa sổ "Lớp" (Layers):
    • Nhấp chuột vào biểu tượng "con mắt" ngay cạnh mỗi tấm ảnh để ẩn lớp ảnh đó. Nhấp vào đó một lần nữa khi muốn hiện ảnh.
    • Hoặc chọn một lớp ảnh và điều chỉnh Độ chắn sáng (Opacity) ở ngay trên cùng cửa sổ Lớp (Layers). Độ chắn sáng Thấp làm tấm ảnh trở nên trong suốt. Điều này khá hữu ích khi bạn muốn chèn chữ hoặc chỉnh sửa trên nhiều khung hình, bạn hoàn toàn có thể xếp chúng với nhau.
  5. Chính sửa khung hình (không bắt buộc). Bạn có thể tìm hiểu thêm các chức năng chỉnh sửa khác của GIMP nếu muốn, hoặc chỉ sử dụng kỹ thuật cơ bản. Chọn tấm ảnh cần chỉnh sửa từ biểu tượng trên cửa sổ "Lớp" (Layers) nằm bên phải màn hình rồi làm theo các bước sau:
    • Trên cửa sổ "Thanh Công cụ" (Toolbar) ở phía bên trái, chọn "Công cụ Kéo dãn" (Scale Tool) (biểu tượng hình vuông nhỏ có mũi tên chỉ vào hình vuông lớn hơn) để thay đổi kích thước ảnh. Kích thước ảnh ở tất cả các lớp phải bằng nhau.
    • Trong cửa sổ Thanh Công cụ, chọn biểu tượng "A" sau đó nhấp chuột vào ảnh để chèn chữ. Gõ chữ và dùng bảng công cụ xuất hiện để điều chỉnh kích thước, phông chữ và màu sắc. Sau khi hoàn thành, dùng lệnh Layer (Lớp) → Merge Down (Hợp nhất) để kết hợp khung chữ và lớp ảnh bên dưới.
  6. Xem lại hoạt ảnh. Sau khi chỉnh sửa, chọn lệnh Filters (Lớp phủ) → Animation (Hoạt ảnh) → Playback... (Phát lại) ở trình đơn phía trên. Nhấp chuột vào biểu tượng chạy trên cửa sổ để xem hoạt ảnh.
  7. Điều chỉnh thời gian. Đến cửa sổ "Lớp" (Layers), nhấp chuột phải (hoặc nhấn phím Ctrl rồi nhấp chuột trên một số máy tính Mac) vào lớp ảnh. Chọn lệnh Edit Layer Attributes (Chỉnh sửa từng lớp). Sau phần tên, gõ (XXXXms), thay phần Xs bằng số mili giây bạn muốn lớp ảnh xuất hiện.[1] Làm tương tự với các lớp ảnh còn lại. Mở mục Playback để xem hoạt ảnh sau khi đã chỉnh sửa, tiếp tục điều chỉnh cho tới khi hài lòng.
    • Hầu hết các ảnh động được tạo từ video thường chạy 10 khung hình mỗi giây (100mili giây mỗi khung hình).
    • Bạn có thể bỏ qua bước này và chọn tốc độ mặc định khi xuất tập tin.
  8. Tối ưu hóa hoạt ảnh để chạy mượt hơn. Chọn lệnh Filter (Lớp phủ) → Animation (Hoạt ảnh) → Optimize (for GIF) (Tối ưu (cho Ảnh động)). Thao tác này sẽ tạo một bản sao với dung lượng nhỏ hơn rất nhiều. Tiếp tục thực hiện bước trên với bản sao ở các bước còn lại.
    • Trước khi tối ưu hóa, mỗi khung hình đã được tải hoàn toàn ("được thay thế"). Sau khi tối ưu, chỉ có khu vực chỉnh sửa được tải ("kết hợp").[1]
    • Bạn có thể bỏ qua bước này và tối ưu trong quá trình xuất tập tin.
  9. Xuất tập tin dưới định dạng Ảnh Động. Chọn lệnh File (Tập tin) → Export As... (Xuất dưới dạng). Nhấp chuột chọn Select File Type (Chọn định dạng tập tin) ở phía cuối cửa sổ để xem thêm tùy chọn, kéo xuống dưới và chọn "GIF". Chọn Export (Xuất), một cửa sổ mới sẽ xuất hiện, được giải thích cụ thể hơn ở bước dưới.
  10. Thiết lập tùy chọn và hoàn thành việc xuất tập tin. Trong cửa sổ mới, tại mục "Xuất tập tin dưới dạng Ảnh động" (Export Image as GIF), tích vào hộp thoại bên cạnh "Dưới dạng hoạt ảnh" (As animation). Kết thúc bằng cách nhấp chuột vào Export (Xuất), hoặc thay đổi tùy chọn trước:
    • Bỏ chọn mục "Lập lại mãi mãi" (Loop forever) nếu bạn chỉ muốn hoạt ảnh chạy một lần.
    • Nếu bạn bỏ qua bước điều chỉnh thời gian, hãy thiết lập ở bước này. Theo mặc định, nó được đặt ở mức 100 mili giây, hoặc 10 khung hình mỗi giây. Giảm thời gian nếu muốn ảnh động chạy nhanh, hoặc tăng thời gian nếu muốn nó chạy chậm.
    • Nếu bạn bỏ qua bước tối ưu hóa ảnh động, hãy tìm tùy chọn "Khung xử lý" (Frame disposal) trong khi xuất tập tin và chọn "Hợp nhất các lớp (kết hợp)" (Cumulative layers (combine)).

Lời khuyên[sửa]

  • Các phiên bản cũ của Adobe Photoshop đi kèm phần mềm Adobe ImageReady. Nếu bạn sở hữu nó, hãy tạo mỗi khung hình thành từng lớp riêng biệt trên Photoshop, sau đó dùng ImageReady để tạo hoạt ảnh, cách làm tương tự như hướng dẫn ở trên.
  • GIMP có một vài hiệu ứng hoạt ảnh trong tab Filters (Lớp phủ) → Animation (Hoạt ảnh). Có thể thêm hiệu ứng làm mờ giữa các lớp ảnh, chẳng hạn như biến mất hoặc pha trộn.
  • Nếu muốn dùng các chức năng nâng cao, cài đặt Gimp Animation Plugin (GAP) và tham khảo hướng dẫn sử dụng trên mạng. GAP không hoạt động trên phiên bản Windows 64-bit và GIMP 2.8, bạn cần tải GIMP 2.6.

Cảnh báo[sửa]

  • Ảnh động là tập tin dung lượng rất lớn nên khá mất thời gian để tải lên mạng. Bạn có thể thiết lập dùng ít màu sắc và tránh hòa sắc hình ảnh để giảm dung lượng.[2]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây