Tạo thẻ ghi chú

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn muốn làm cho một vài tấm thẻ ghi chú hiệu quả? Sử dụng thẻ ghi chú có thể là phương pháp tuyệt vời để ghi nhớ bảng tuần hoàn, hiểu những phức tạp của cơ thể con người, và học từ vựng. Bạn có thể làm thẻ ghi chú cho gần như mọi chủ đề. Để làm thẻ ghi chú, bạn sẽ cần phải thu thập nguyên vật liệu cần thiết, xác định thông tin chính, và sau đó bắt tay thực hiện.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị làm thẻ ghi chú[sửa]

  1. Tìm vị trí thuận lợi. Nên tìm nơi có đủ ánh sáng để tránh khỏi những điều làm bản thân sao lãng và chuẩn bị đủ mọi dụng cụ. Bạn cần tập trung hoàn toàn vào những tấm thẻ ghi chú. Một số người thích xem tivi hay nghe nhạc trong khi làm việc. Nếu bạn cũng thích thế, cứ tự do thỏa mãn thính giác, chỉ cần đảm bảo là điều này không làm bạn phân tâm.[1]
  2. Tập hợp nguyên vật liệu. Điều này nghĩa là bạn cần chuẩn bị sẵn thẻ ghi chú và một quyển sách giáo khoa. Một cây bút tốt, bút đánh dấu, bút dạ quang, và bất kỳ dụng cụ viết nào khác mà bạn muốn sử dụng.
    • Trong giai đoạn này, bạn cũng sẽ cần quyết định phương pháp muốn áp dụng để làm thẻ ghi chú. Bạn sẽ chọn giấy và bút hay sẽ tự làm những tấm thẻ ghi chú điện tử? Cuối cùng, đó là vấn đề sở thích cá nhân. Nghiên cứu cho thấy hầu hết học sinh đều nhớ bài tốt hơn nếu viết ra.[2] Tuy nhiên, tiện ích khi sở hữu thẻ ghi chú trên điện thoại có lẽ ảnh hưởng lớn tới một số vấn đề khác.
  3. Làm nổi bật thông tin quan trọng nhất. Xác định thông tin chính trong ghi chú và sách giáo khoa. Sắp xếp chúng thành những phần quan trọng để có thể truyền tải dễ dàng tới tấm thẻ ghi chú — dưới dạng tấm thẻ hay thẻ điện tử. Dùng bút dạ quang làm nổi các ghi chú hay sách giáo khoa. Nếu không được viết trong sách, hãy viết ra một tờ giấy riêng hay tạo một tập tin văn bản riêng trong máy tính.
    • Cuối cùng, bạn sẽ tạo được hệ thống giúp làm thẻ ghi chú dễ hơn. Một số phương pháp dễ thực hiện nhất là đánh dấu hay gạch chân những phần chính mà giáo viên đã nhấn mạnh. Một vài người dùng dấu sao(*), dấu gạch ngang (đầu dòng), hay các biểu tượng khác để làm nổi bật nội dung quan trọng hơn so với phần còn lại.[3]

Làm thẻ ghi chú bằng giấy[sửa]

  1. Viết thuật ngữ hay khái niệm chính trên một mặt của thẻ ghi chú. Viết chữ cỡ lớn để dễ đọc. Đừng bao gồm bất kỳ thông tin chủ chốt nào ở mặt này. Vai trò của thẻ ghi chú là nhìn thấy một khái niệm cơ bản và sau đó có thể xác định thông tin chính xác về chủ đề đó. Nếu giáo viên đưa ra những câu hỏi để bạn suy nghĩ, bạn chỉ nên viết câu hỏi lên mặt này của thẻ. Cứ để mặt này của thẻ càng đơn giản càng tốt.
  2. Viết ghi chú ngắn gọn, súc tích lên mặt còn lại của thẻ. Mục tiêu là trích dẫn các thông tin chính lên mặt này của thẻ. Ví dụ, đừng viết lại hết toàn bộ bài giảng của giáo sư về cuộc cải cách ruộng đất của người Mông Cổ hay lưỡng viện. Lấy ý chính quan trọng nhất mà giáo sư nhấn mạnh và gạch đầu dòng trên thẻ.
    • Viết bút chì hay mực sáng để thông tin không bị nhòe sang mặt bên kia của thẻ.
    • Vẽ biểu đồ nếu cần. Đừng ngại bổ sung thông tin phụ ở mặt sau của tấm thẻ, miễn đó là thông tin cần thiết cho việc học.
  3. Đảm bảo chữ viết cỡ lớn, rõ ràng, và cách khoảng tốt. Nếu chữ viết nhỏ, bạn sẽ không thể đọc được dễ dàng và nếu viết với khoảng cách quá nhỏ, thẻ sẽ rất khó đọc và hiểu hết một lần. Viết rõ ràng sẽ giúp bạn đọc ghi chú dễ dàng hơn.
    • Nếu cảm thấy bạn ghi quá chi tiết trên thẻ, nên cố trích ra hoặc phân ra thành nhiều thẻ ghi chú. Trong trường hợp này, từ khóa trong mặt đầu sẽ đi kèm với từ hạn định trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ, nếu muốn nhớ nguyên nhân gây ra Cách Mạng Pháp, và bạn lại không thể cô đọng hết trong một tấm thẻ đơn giản, thay vào đó hãy làm nhiều thẻ. “Nguồn gốc Cách Mạng Pháp (Chính Trị) “Nguồn Gốc Cách Mạng Pháp (Xã Hội), và “Nguồn gốc Cách Mạng Pháp (Kinh Tế)” có lẽ là những thẻ lý tưởng cho chủ đề này.
  4. Viết bằng màu sáng. Hãy xem màu sắc là bạn bè. Cứ thoải mái tô màu những thông tin đặc biệt theo mã nào đó. Ví dụ, nếu đang ôn luyện bài kiểm tra từ vựng tiếng Pháp, bạn nên viết động từ nguyên mẫu lên một mặt của thẻ và rồi viết định nghĩa bằng mực đen và viết ở dạng chia động từ bằng màu mực khác lên mặt kia. Hãy sáng tạo. Màu sắc có thể được dùng để giúp sắp xếp thông tin quan trọng nhất trên thẻ ghi chú. Đảm bảo bạn có thể đọc được. Mực có màu vàng sẽ không thích hợp dùng với thẻ ghi chú màu vàng.
  5. Tốc ký để tiết kiệm khoảng trống. Đôi khi, bạn có quá nhiều thông tin để viết lên một tấm thẻ ghi chú. Trường hợp này, bạn có thể xem xét sử dụng hình thức tốc ký. Hầu hết mọi người phát triển cách tốc ký theo cách của họ sao cho hợp lý. Nhìn chung, mọi người dùng tốc ký để đánh dấu thông tin cần thiết và giảm tầm quan trọng của những từ không cần thiết. Chuyển “và” thành “&” và “ví dụ” thành “v.v.”.[4]

Tạo thẻ ghi chú trên phần mềm soạn thảo văn bản (MS Word)[sửa]

  1. Mở Microsoft Word và bắt đầu tạo một văn bản “New” (Tạo Mới). Dù với phiên bản Word nào thì trước tiên bạn cần mở chương trình. Sau đó ấn vào nút “New”. Nó nằm ở thanh công cụ phía trên.[5]
  2. Chọn mẫu thiết kế cho thẻ ghi chú. Bạn có thể làm theo 2 cách khác nhau. Hãy dùng thanh tìm kiếm sẵn có. Gõ từ “flash card” (thẻ ghi chú) trên thanh tìm kiếm và mẫu thiết kế sẽ xuất hiện. Hoặc có thể tiếp tục tìm mẫu cho “flash card” giữa hàng loạt những kiểu mẫu khác trong MS Word. Điển hình là có nhiều mẫu thiết kế thẻ ghi chú để bạn thoải mái lựa chọn. Một số có màu sắc bắt mắt hơn những cái khác. Một số thì chỉ có một màu trắng đơn giản. Một số thì có trang trí. Hãy chọn mẫu thu hút bạn nhất, nhưng nhớ rằng thẻ ghi chú nên dễ đọc. Nếu một số loại có trang trí hay có màu gây khó dùng, nên tránh xa những loại đó.[5]
  3. Viết ra thông tin cần thiết. Mỗi mẫu sẽ cho bạn biết thuật ngữ, khái niệm hay câu hỏi chủ chốt nên đặt ở đâu và bạn nên viết những thông tin cần thiết tại đâu.[5]
    • Dùng màu để sắp xếp thẻ ghi chú tốt hơn. Đơn giản là đánh dấu văn bản mà bạn muốn tô màu lại rồi nhấn thanh text color phía góc trên của ứng dụng. Dùng màu dễ đọc, nhưng vẫn có thể phân biệt được với màu khác đang được sử dụng. Ví dụ, dùng màu đen cho phần thông tin chính và xanh lá, xanh nước biển, đỏ, tím, hay nâu cho các mẩu tin tiếp theo trên cùng một thẻ.
  4. In ra và cắt thành thẻ ghi chú. Thẻ ghi chú sẽ không giúp ích nếu chúng vẫn còn nằm trong ổ cứng máy tính. Hãy in chúng trên giấy bìa và cắt chúng ra.
    • Bạn có thể đục một lỗ tại một góc và cột các thẻ lại với nhau bằng một vòng tròn. Sau đó bạn chỉ cần kéo ra khi cần dùng đến.

Dùng phần mềm hay ứng dụng trực tuyến để tạo thẻ ghi chú[sửa]

  1. Chọn phần mềm tạo thẻ ghi chú trên mạng. Có nhiều ứng dụng để lựa chọn. Một số ứng dụng cho phép tải xuống để dùng không cần kết nối mạng. Nhiều trang như cram.com, http://www.flashcardmachine.com, http://www.kitzkikz.com/flashcards/, và https://www.studyblue.com là nguồn truy cập miễn phí.[6]
  2. Tạo tài khoản khi yêu cầu. Nhiều chương trình tạo thẻ ghi chú trên mạng yêu cầu bạn tạo tài khoản. Cần thận trọng để không bị mất thông tin cá nhân. Hãy tạo tài khoản, bạn sẽ có thể truy cập thẻ ghi chú trên bất kỳ máy tính nào khi kết nối mạng. Tức là bạn sẽ có thể xem chúng trên máy tính bàn, máy tính cá nhân, và điện thoại thông minh.
  3. Nhập mọi thông tin liên quan. Mỗi trang sẽ có riêng một chỗ dành cho thuật ngữ, khái niệm, hay câu hỏi chủ chốt và chỗ khác cho thông tin quan trọng. Một vài trang web như cram.com sẽ cho phép bạn chọn lựa thiết kế vẻ đẹp của thẻ ghi chú theo phong cách cá nhân — thêm màu sắc hay kiểu mẫu. Những trang khác như http://www.kitzkikz.com/flashcards/ chỉ có chỗ để nhập thông tin.
  4. Hoàn thành thẻ ghi chú. Mỗi trang web đều có nút tên là “create flashcard” (tạo thẻ ghi chú) hay “process flashcard” (xử lý thẻ ghi chú). Nhấn nút đó và bắt đầu sử dụng.
  5. Chọn ứng dụng điện thoại để làm thẻ ghi chú. Lợi thế lớn nhất của ứng dụng điện thoại là bạn có thể mang theo thẻ ghi chú bên mình đến bất kỳ đâu. Có rất nhiều ứng dụng điện thoại có thể giúp tạo thẻ ghi chú. Một số được tạo theo chủ đề, chẳng hạn như chủ đề Toán học và Từ vựng.[7]
    • Hầu hết các ứng dụng đều miễn phí, nên hãy cố gắng dùng thử 2 ứng dụng để xem cái nào phù hợp với nhu cầu của bạn nhất.

Dùng thẻ ghi chú đúng cách[sửa]

  1. Dành thời gian làm thẻ ghi chú. Đây có lẽ là bước “không cần động não” nhất, bởi bạn chỉ cần viết thông tin hay trên thẻ nếu chúng thực sự hữu ích. Cố gắng xem việc làm thẻ ghi chú như một phần của quá trình học, chứ không chỉ là một bước để khiến bản thân chịu học. Thường thì đó là cách ban đầu bạn tiếp cận việc học. Chú ý cẩn thận đến phần tài liệu. Cố gắng bổ sung quan điểm riêng khi bạn tạo ghi chú. Điều đó sẽ giúp bạn nhớ thông tin dễ hơn sau này.
    • Một số nhà nghiên cứu cho rằng các thẻ viết bằng tay có tác dụng hơn những loại làm trên MS Word, với các chương trình phần mềm, hay trên mạng. Các nhà tâm lý học của trường Princeton và trường UCLA (Đại học California, Los Angeles) phát hiện ra rằng khả năng nhớ thông tin tăng cao khi sinh viên được yêu cầu viết trên giấy. Não bộ buộc phải xử lý nguồn thông tin mới theo một cách khác nếu bạn chỉ đơn giản gõ đúng nguyên văn.[2]
  2. Tự kiểm tra thường xuyên. Đừng chỉ làm thẻ ghi chú rồi nhìn sơ qua trước khi làm bài kiểm tra. Tham khảo chúng thường xuyên. Dành thời gian học khi rảnh. Xem qua các thẻ ghi chú cẩn thận. Giữ thẻ trong tay cả ngày và xem lại một cặp thẻ khi xem chương trình quảng cáo sản phẩm trên tivi, khi ngồi xe buýt, hay đợi xếp hàng tại một cửa tiệm tạp hóa. Mục tiêu là nhận biết toàn bộ thẻ ghi chú lần lượt và xáo trộn lẫn nhau. Bạn có thể chỉ làm được điều này nếu tự kiểm tra thường xuyên.[8]
  3. Nhờ ai đó kiểm tra bạn. Đó có thể người trong lớp học hoặc một ai khác. Tất cả những gì họ làm là đọc cho bạn biết những gì được viết trên thẻ. Nhờ họ cho bạn xem một mặt thẻ. Sau đó bạn giải thích thông tin trên mặt khác, và chắc rằng bạn dùng tới các cụm từ khóa.
    • Nếu còn chưa quen với phần thông tin, có lẽ nên nhờ bạn học cho phép bạn nhìn mặt chứa thông tin và rồi bạn nói ra từ khóa.[8]
  4. Giữ thẻ ghi chú tới khi bạn hoàn toàn nhớ kiến thức. Một trong những sai lầm lớn nhất mà sinh viên phạm phải là vứt bỏ thẻ ghi chú sau bài kiểm tra hay kỳ thi. Nhớ rằng thông tin bài học kết hợp từ nhiều khóa học trong suốt học kỳ và từ lớp này đến lớp tiếp theo. Nếu học lớp dạy nhiều phần, hãy xem xét tạo một “ngân hàng” thẻ ghi chú lớn hơn nhiều để tham khảo cho các tháng sắp tới.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Bút máy
  • Bút chì
  • Gôm tẩy
  • Bút dạ quang
  • Bút đánh dấu trang
  • Thẻ ghi chú (hay một hộp ngũ cốc cũ được cắt thành nhiều hình chữ nhật)
  • Sách giáo khoa để ghi chú
  • Bút máy hay bút chì màu sáng
  • Phần mềm tạo thẻ ghi chú
  • Máy tính bàn

Nguồn và Trích dẫn[sửa]