Tổ chức video trên vimeo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một khi bạn đã tải (các) video lên Vimeo, bạn có thể tổ chức (các) video đó bằng trình tổ chức video của Vimeo[1] (Vimeo Organizer).

Các bước[sửa]

Trình tổ chức video của Vimeo[sửa]

  1. Trình tổ chức video của Vimeo. Hãy tới https://vimeo.com/organizer/. Đây là địa chỉ trình tổ chức video của Vimeo.
  2. Giới thiệu trình tổ chức video của Vimeo. Với trình tổ chức video của Vimeo, bạn có thể tiến hành các công việc sau:
    • Sort by - Sắp xếp. Bạn có thể sắp xếp các video theo một số tiêu chí như hình minh họa.
    • Tìm kiếm. Bạn có thể gõ cụm từ bất kỳ bạn muốn tìm kiếm vào trường tìm kiếm, nơi mặc định có từ Search… (Tìm kiếm) rồi nhấn phím Enter để tiến hành tìm kiếm.
    • Lựa chọn hoặc bỏ lựa chọn tất cả các video. Bạn có thể lựa chọn hoặc bỏ lựa chọn tất cả các video bằng cách nhấn vào các núm Select all (Chọn tất cả) hoặc Deselect all (Bỏ chọn tất cả).
    • Tiến hành các thay đổi. Ở lề trái của trình tổ chức video của Vimeo, bên dưới cụm từ Make changes: (Tiến hành các thay đổi) là các lệnh bạn có thể sử dụng để thay đổi (các) video theo nguyên tắc: Lựa chọn (từng video hoặc tất cả các video) rồi thay đổi. Bạn có thể tiến hành một loạt các thay đổi như được nêu dưới đây, theo trật tự từ dưới lên trên.

Tiến hành thay đổi (các) video[sửa]

  1. License - Giấy phép. Nhấn vào đây, bạn có thể gán giấy phép Creative Commons[2] cho từng hoặc tất cả các video. Để tiến hành việc gán giấy phép cho (các) video, bạn làm như sau:
    • Chọn từng, vài, hoặc tất cả các video, rồi nhấn License. Trong trường hợp cụ thể ở đây, bạn sẽ chọn 1 video, rồi nhấn License. Bạn sẽ thấy, Vimeo có các lựa chọn giấy phép như sau:
      • No Creative Commons License - Không có giấy phép Creative Commons.
      • Attribution - Ghi công. Đây là giấy phép CC BY.
      • Attribution Share Alike - Ghi công Chia sẻ Tương tự. Đây là giấy phép CC BY-SA.
      • Attribution No Derivatives - Ghi công Không có Phái sinh. Đây là giấy phép CC BY-ND.
      • Attribution Non-Commercial - Ghi công Phi Thương mại. Đây là giấy phép CC BY-NC.
      • Attribution Non-Commercial Share Alike - Ghi công Phi Thương mại Chia sẻ Tương tự. Đây là giấy phép CC BY-NC-SA.
      • Attribution Non-Commercial No Derivatives - Ghi công Phi Thương mại Không có Phái sinh. Đây là giấy phép CC BY-NC-ND.
      • Public Domain Dedication - Hiến (tác phẩm) vào Phạm vi Công cộng. Đây là nơi có giấy phép CC0.
    • Giả sử, trong trường hợp cụ thể này, bạn chọn giấy phép CC BY-NC cho video được chọn. Hãy nhấn vào dòng Attribution Non-Commercial, rồi nhấn vào núm Submit changes (Gửi đi các thay đổi) ở bên trên.
    • Vimeo sẽ thông báo cho bạn về sự thay đổi đó. Nếu bạn không đồng ý, bạn có thể nhấn click here to cancel (nhấn vào đây để hoãn lại). Nếu bạn đồng ý, hãy nhấn vào Change License (Hãy thay đổi Giấy phép). Hãy nhấn Change License.
    • Vimeo sẽ thông báo về sự thay đổi thành công.
      • Nếu bạn muốn sửa tiếp (các) video, hãy nhấn vào continue editing selected videos (tiếp tụ sửa các video được chọn).
      • Nếu bạn không muốn sửa tiếp (các) video, hãy nhấn Back to Organizer (Quay lại với trình Tổ chức). Giả sử, đây là lựa chọn của bạn. Hãy nhấn Back to Organizer.
    • Bạn sẽ thấy giấy phép CC BY-NC đã được gắn cho tệp được chọn.
  2. Content Rating - Đánh giá xếp hạng nội dung. Ở màn hình của trình tổ chức của Vimeo, hãy nhấn vào Main menu (Thực đơn chính) để chuẩn bị tiến hành thay đổi đánh giá xếp hạng nội dung.
    • Hãy chọn (các) video rồi sau đó chọn:
      • Mature – Chín chắn kỹ càng; hoặc
      • All Audiences - Tất cả các khán thính phòng. Giả sử bạn chọn lựa chọn này. Hãy nhấn vào All Audiences, rồi nhấn núm Submit changes (Gửi đi các thay đổi) ở bên trên.
    • Vimeo sẽ thông báo cho bạn về sự thay đổi đó. Giả sử bạn đồng ý với sự thay đổi, hãy nhấn Change Rating (Hãy thay đổi việc đánh giá xếp hạng).
    • Vimeo sẽ thông báo về sự thay đổi thành công. Để tiếp tục, hãy nhấn Back to Organizer.
  3. Collections - Các bộ sưu tập. Ở màn hình của trình tổ chức của Vimeo, hãy nhấn vào Main menu (Thực đơn chính) để chuẩn bị tiến hành thay đổi các bộ sưu tập. Ở đây bạn có thể tạo: (1) New Album - Album mới; (2) New Channel - Kênh mới; (3) New Group - Nhóm mới. Trước hết, hãy chọn (các) video bạn muốn đưa vào Album mới, kênh mới hoặc nhóm mới, rồi sau đó:
    • Nếu bạn muốn tạo Album mới, hãy nhấn vào +New Album. Sau đó hãy gõ vào tên của Album mới, ví dụ, tên là ‘Thử nghiệm’, rồi nhấn núm Create (Tạo). Tiếp theo, hãy:
      • Nhấn vào dòng ‘Thử nghiệm’ để chọn Album vừa tạo ra, rồi nhấn núm Add (Thêm) ở bên trên để thêm Album ‘Thử nghiệm’.
      • Vimeo sẽ thông báo cho bạn về sự thay đổi đó. Giả sử bạn đồng ý với sự thay đổi, hãy nhấn Add to Collection (Hãy thêm vào Bộ sưu tập).
    • Vimeo sẽ thông báo về sự thay đổi thành công. Để tiếp tục, hãy nhấn Back to Organizer.
    • Hãy làm tương tự như vậy nếu bạn muốn tạo Kênh mới hoặc Nhóm mới.
  4. Privacy - Tính riêng tư. Ở màn hình của trình tổ chức của Vimeo, hãy nhấn vào Main menu (Thực đơn chính) để chuẩn bị tiến hành thay đổi tính riêng tư. Trước hết, hãy chọn (các) video, rồi chọn lựa chọn để trả lời cho các câu hỏi sau:
    • Who can watch these videos? - Ai có thể xem các video đó?. Ở đây bạn có các lựa chọn sau: (1) Anyone - Bất kỳ ai; (2) Only me - Chỉ tôi; (3) Only people I follow - Chỉ những người tôi đi theo; (4) Only people I choose - Chỉ những người tôi chọn; (5) Only people with a password - Chỉ những người với mật khẩu.
    • Where can these videos be embedded? - Các video đó có thể được nhúng ở đâu?. Ở đây bạn có các lựa chọn sau: (1) Any where - Bất kỳ ở đâu; Nowhere - Không ở đâu cả;
    • Who can comment on these videos? - Ai có thể bình luận về các video đó?. Ở đây bạn có các lựa chọn sau: (1) Anyone - Bất kỳ ai; (2) No one - Không ai cả; (3) Only people I follow - Chỉ những người tôi đi theo;
    • Allow people to download these videos? - Có cho phép mọi người tải về các video đó hay không?. Ở đây có các lựa chọn sau: (1) Yes - Có; (2) No - Không.
    • Allow people to add these videos to Collections? - Có cho phép mọi người thêm các video đó vào các bộ sưu tập hay không?. Ở đây bạn có các lựa chọn sau: (1) Yes - Có; (2) No - Không.
    • Sau khi trả lời tất cả các câu hỏi ở trên bằng cách chọn một trong các lựa chọn trong từng câu hỏi đó, hãy nhấn núm Submit changes (Gửi đi các thay đổi).
    • Vimeo sẽ thông báo cho bạn về sự thay đổi đó. Giả sử bạn đồng ý với sự thay đổi, hãy nhấn Change Privacy (Hãy thay đổi tính riêng tư).
    • Vimeo sẽ thông báo về sự thay đổi thành công. Để tiếp tục, hãy nhấn Back to Organizer.
  5. Delete - Xóa. Ở màn hình của trình tổ chức của Vimeo, hãy nhấn vào Main menu (Thực đơn chính) để chuẩn bị tiến hành xóa video.
    • Trước hết, hãy chọn (các) video bạn muốn xóa, rồi nhấn Delete (Xóa). Ở màn hình tiếp sau, hãy nhấn núm Delete selected (Hãy xóa (các) video được chọn).
    • Vimeo sẽ yêu cầu bạn vào mật khẩu để khẳng định việc xóa đó. Nếu vẫn thực sự muốn xóa (các) video được chọn, hãy gõ vào mật khẩu rồi nhấn Delete video.
    • Vimeo sẽ thông báo về sự thay đổi thành công. Để tiếp tục, hãy nhấn Back to Organizer.
    • Nhấn Main menu (Thực đơn chính) để trở về màn hình ban đầu của trình tổ chức của Vimeo.

Khuyến cáo[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây