Thành viên:Khiếu Phương Lan/Note: Rùa Hồ Gươm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tên Việt Nam: Rùa hồ gươm

Tên Latin:Rafetus swinhoei Họ: Ba ba Trionychidae , Bộ: Rùa Testudinata , Lớp (nhóm):Bò sát

RÙA HỒ GƯƠM

Rafetus swinhoei (Gray, 1873) Oscaria swinhoei Gray, 1873 Yuen maculatus, Heude, 1880 Pelochelymaculatus, Zhao Trionyx swinhonis, Boulenger, 1889. Họ: Ba ba Trionychidae, Bộ: Rùa Testudinata

'''Mô tả:''' Mai dẹp có hình dạng thuôn gần giống hình chữ nhật. Xương sống đầu tiên ngăn cách đôi xương sườn thứ nhất. Có 7 xương sống, xương thứ bảy nhỏ tiếp xúc với đôi xương sườn thứ 6 và 7 (mẫu T91); đôi khi có xương sống thứ 8 rất nhỏ, tách biệt hẳn với xương sống thứ 7 (mẫu HN 01). Đôi xương sườn thứ 8 tiêu giảm rất nhỏ và tiếp xúc nhau gần như hoàn toàn nhưng đường tiếp xúc này nằm lệch so với đường giữa mai. Xương mai có nhiều vết rỗ tròn. Mai màu xanh nâu hoặc nâu đen (ở các mẫu khô ở Việt Nam), mẫu chuẩn đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh có những đốm màu vàng và nhiều chấm vàng nhỏ nằm xen giữa (đôi khi tạo thành vòng tròn bao quanh đốm lớn hoặc xếp thành các sọc). Các điểm này thường thấy rõ dọc theo phần trước của hai riềm mai. Yếm chỉ có 2 chai không phát triển ở vùng xương ức và xương ngực. Các xương trước yếm tách biệt và các xương đòn tạo thành góc vuông với đường giữa yếm. Yếm màu xám hoặc trắng đục. Sọ cỡ lớn, chiều cao sọ xấp xỉ chiều rộng (tỉ lệ giữa chiều cao/chiều rộng sọ 8-9/10); xương gò má hơi cong, ngăn cách với xương đỉnh bởi xương sau ổ mắt; xương mũi ngắn. Hàm dưới không có gờ ở giữa và chiều rộng của khớp nối nhỏ hơn đường kính ổ mắt. Carl và Babour (1989) mô tả xương gò má tiếp xúc với xương vảy, tuy nhiên khi phân tích các mẫu sọ HN01, IEBR-nQT85, 1 mẫu sọ không số thu tại Thanh Hoá (đang lưu giữ tại Viện Công nghệ Sinh học) thì thấy xương gò má nối với xương vảy qua xương vuông gò má; đặc điểm này cũng được Farkas và Fritz (1998) nhắc đến “xương vuông gò má tham gia tạo nên mấu ròng rọc của xương tai đối với loài R. swinhoe”. Xương gốc bướm nối với xương khẩu cái. Vòi mũi ngắn. Đầu, cổ và mặt trên của chân có màu đen hoặc nâu, phía dưới màu vàng ở các mẫu vật khô. Quan sát ảnh đầu rùa chụp ở Hồ Gươm có nhiều đốm màu vàng trên và hai bên đầu, mặt dưới cằm màu trắng đục hơi vàng. Con đực có đuôi dài và dầy, gốc đuôi sát hậu môn.

Kích thước: Trọng lượng từ 24-175 kg, chiều dài mai (kể cả riềm da) từ 330-1100 mm, trung bình của 2 tiêu bản (HB1 và HK01) có LCL = 1030 mm. Mẫu vật nghiên cứu: 8 mẫu vật, bao gồm 2 mẫu khô, 4 mẫu xương mai, 4 mẫu sọ. Typ: Holotype: BMNH 1946.1.22.9, sọ có số hiệu BMNH 1947.3.6.13, địa điểm thu mẫu chuẩn: Thượng Hải, Trung Quốc. Mẫu tham khảo: ZMB 36437, 36438

Nơi sống và sinh thái:Thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Những hôm trời oi bức về mùa hè, con giải thường ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Về mùa đông con giải ở Hồ Gươm (Hà Nội) đôi khi mò lên mô đất Tháp Rùa để phơi nắng. Tuy con giải cỡ lớn nhưng không dữ như ba ba mà chậm chạp, không cắn người như trong những truyền thuyết.

Phân bố: Việt Nam: Phú Thọ (Hạ Hoà), Hà Nội (Hồ Gươm), Hà Tây (Bằng Tạ), Hoà Bình (Lương Sơn), Thanh Hoá (Sông Mã).Thế giới: Nam Trung Quốc. Giá trị: Thịt ngon, ở nhiều nước Đông Nam Á giải được nhập về và sử dụng làm đặc sản ở những khách sạn. Tình trạng: Hiện còn số lượng rất ít do bị săn bắn nhiều làm thực phẩm. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.