Thành viên:Khiếu Phương Lan/Note: Một vài thông tin cập nhật về phân loại rùa

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI GIẢI (REPTILIA: TESTUDINES: TRIONYCHIDAE: PELOCHELYS, RAFETUS) Ở VIỆT NAM

Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Văn Sáng

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Lê Nguyên Ngật, Trần Kiên


. PHÂN LOẠI CÁC NHÓM GIẢI Ở VIỆT NAM 1. Định loại các giống giải ở Việt Nam 1.1. Giống Pelochelys Gray, 1864 Pelochelys Gray, 1864, Proc. Zool. Soc., London, (6): 89. Typ: Pelochelys cantorii Gray, 1864. Tên Việt Nam: Giống giải khổng lồ. Giống này hiện biết có 3 loài là Pelochelys bibroni (Owen, 1853); Pelochelys cantorii Gray, 1864 và Pelochelys signifera Webb, 2002; trong đó loài Pelochelys cantorii phân bố ở Việt Nam. Đặc điểm chung: Cỡ khổng lồ (BDLmax của con trưởng thành > 600 mm), vòi mũi ngắn hơn đường kính ổ mắt. Có 8 xương sống (đôi khi có 7) và 8 đôi xương sườn, đôi thứ 8 không tiêu giảm và tiếp xúc nhau ở giữa. Yếm có 4ư5 chai. Đuôi rất ngắn. Xương sọ rộng và dẹp, chiều cao ngắn hơn so với chiều rộng (tỉ lệ giữa chiều cao/chiều rộng sọ = 5-6/10), xương lá mía tiếp xúc với xương gốc bướm. Gray (1864) mô tả các đặc điểm đặc trưng của giống Pelochelys như sau: đầu dẹp, cỡ trung bình, phần mặt rất ngắn; hai mắt khá gần nhau nằm ở phía trên đầu; phần trước đầu phẳng không gồ cao; sọ rất dẹp, rộng; mũi rất ngắn, ổ mắt lớn; xương trước trán lớn, không có xương trước hàm; xương hàm trên bao bọc bên ngoài gờ dưới của lỗ mũi. Vùng 2 khẩu cái gần như phẳng, rộng, hơi lõm (nhưng không tạo thành rãnh) ở phần trước lỗ mũi trong. Lỗ mũi trong thuôn, xiên, mỗi bên có một rãnh sâu, mở rộng về phía sau. Hàm trên có gờ nghiền đơn giản. Hàm dưới mảnh, yếu, có một gờ nghiền đơn giản. Meylan (1987) bổ sung thêm: Giống Pelochelys đôi khi có 8 xương sống; trên sọ xương lá mía thường tiếp xúc với xương gốc bướm, xương cánh ngoài thường dính liền với xương cánh ở con trưởng thành [3].

1.2. Giống RafetusGray, 1864 Rafetus Gray, 1864, Proc. Zool. Soc. London: 81. Typ: Testudo euphratica Daudin, 1802 = Rafetus euphraticus (Daudin, 1802). Tên Việt Nam: Giống giải. Giống hiện biết có 2 loài gồm Rafetus euphraticus (Daudin, 1802) và Rafetus swinhoei (Gray, 1873), trong đó loài R. swinhoei phân bố ở Việt Nam.

Đặc điểm chung: Cỡ khổng lồ (BDLmax của con trưởng thành > 600 mm), vòi mũi ngắn. Thường có 7 xương sống, đôi khi có xương sống thứ 8 rất nhỏ, tách biệt hẳn với xương sống thứ 7; có 8 đôi xương sườn, đôi xương sườn thứ 8 tiêu giảm rất nhỏ tiếp xúc nhau gần như hoàn toàn ở giữa. Yếm chỉ có 2 chai nhỏ [8]. Xương sọ lớn, chiều cao xấp xỉ chiều rộng (tỉ lệ giữa chiều cao/chiều rộng sọ = 8-9/10). Gray (1864) mô tả đặc điểm đặc trưng của giống Rafetus như sau: Sọ thuôn dài và cao. Mút mũi cong, nhô ra phía trước. Phần trên đầu phẳng. Hàm trên có gờ nghiền rộng, mở rộng về phía sau. Hàm dưới có gờ nghiền rộng, hơi lõm, thu hẹp về phía sau. Vùng khẩu cái tạo thành hõm, phía sau là lỗ mũi trong lớn, thuôn. Yếm có hai chai nhỏ.

Meylan (1987) bổ sung thêm: Lỗ gian hàm dưới sau không được bao bọc hoàn toàn bởi xương trước khớp. Đôi xương sườn thứ 8 tiêu giảm, rìa xương sườn có 7 hoặc nhiều hơn. Lỗ gian hàm trên chiếm khoảng 60% chiều dài khẩu cái nguyên sinh, xương lá mía ngăn cách xương hàm trên và tiếp xúc với lỗ gian hàm trên. Trên cơ sở đó, Farkas và Fritz (1998) nêu ra một số đặc điểm phân biệt giữa giống Pelochelys và Rafetus như sau: giống Rafetus có xương gò má bị ngăn cách với đỉnh bởi xương sau ổ mắt trong khi đó ở giống Pelochelys thì xương gò má tiếp xúc với cả xương đỉnh và xương sau ổ mắt. Giống Rafetus có lỗ gian hàm dưới sau không được bao bọc hoàn toàn bởi xương trước khớp trong khi đó lại được bao bọc hoàn toàn ở giống Pelochelys. Xương trước hàm thường biến mất ở giống Pelochelys trong khi đó lại tồn tại ở giống Rafetus. Xương vuông gò má tham gia tạo nên mấu ròng rọc của xương tai đối với loài R. swinhoe, nhưng không xuất hiện ở sọ của các loài thuộc giống Pelochelys. Tỉ lệ trung bình giữa chiều dài của lỗ gian hàm trên so với khẩu cái nguyên sinh khoảng 0,07 ở giống Pelochelys, trong khi đó đạt khoảng 0,2ư0,4 ở loài Rafetus swinhoei.


2. ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI GIẢI Ở VIỆT NAM 2.1. Pelochelys cantorii Gray, 1864 Pelochelys cantorii Gray, 1864, Proc. Zool. Soc. London, (6): 90. Symnonym: Pelochelys cantoris, Boulenger, 1889, Cat. Chelo. Rhyn. Croco. Brit. Mus., London: 263. Pelochelys cantori, de Rooij, 1915, Rept. Indo-Austr. Archipelago. Leiden, Vol. I: 331. Pelochelys bibroni, Bourret, 1941, Les. Tort. l’Indoch.: 197. Typ: Holotype: BMNH 1947.3.6.21 và 1947.3.6.22 (mẫu sọ), địa điểm thu mẫu chuẩn: Mallacca, tây Malaysia. Tên Việt Nam: Giải khổng lồ, con giải, giải (Việt, Bắc bộ). Tên tiếng Anh: Cantor’s giant softshell turtle, Asian giant softshell turtle.

Mô tả: Mai dẹp, tròn, có chiều dài lớn hơn chiều rộng chút ít. Mai con non có nhiều u nhỏ xếp xít nhau, có thể có gờ lưng rất mờ, sau đó mai trở nên nhẵn dần và gờ lưng mất đi khi trưởng thành. Rìa trước mai không có u thịt. Có 8 xương sống (đôi khi có 7), xương sống thứ nhất ngăn cách hoàn toàn đôi xương sườn thứ nhất, xương sống thứ 8 nhỏ. Có 8 đôi xương sườn, đôi thứ 8 không tiêu giảm và tiếp xúc nhau khoảng 3/4 ở đường giữa mai. Xương mai có các vết rỗ. Mai nhẵn, đồng màu xám hoặc xám hơi nâu, không có các vết sáng màu. Con non có các đốm sẫm màu trên đầu và mai. Yếm có 4-5 chai. Xương ức và xương ngực phân biệt. Xương trước yếm nhỏ và cách xa nhau. Xương đòn tạo thành góc vuông hoặc góc nhọn với đường giữa yếm. Yếm màu kem hoặc trắng nhạt.100 Sọ dẹp nhưng rộng (tỉ lệ giữa chiều cao/chiều rộng sọ đạt 5ư6/10); xương gò má thẳng, tiếp xúc với xương đỉnh; xương mũi tròn và rất ngắn. Vòi mũi ngắn hơn so với đường kính ổ mắt. Đầu màu xám có các đốm thẫm nhỏ, cằm màu trắng đục. Chân và cổ màu xám xanh ở phía trên, màu kem ở phía dưới. Trên cổ có các gờ da nổi lên. Chân có màng bơi, có các u nhỏ hình vảy xếp dọc theo mép dưới của chi trước. Con đực nhỏ hơn con cái nhưng có đuôi dài và dầy hơn. Kích thước: Trọng lượng cơ thể đạt 30ư60 kg, chiều dài mai có thể đạt tới 1000 mm, tiêu bản ở Cúc Phương (Ninh Bình) có LCL = 500 mm.


Mẫu vật nghiên cứu: 2 mẫu sọ và 2 mẫu mai. Phân bố: Việt Nam: Vùng Bắc Trường Sơn: Nghệ An. Thế giới: Nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), ấn Độ, Miưanưma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Philippin, Malaixia, Indonesia và New Ghine.

2.2. Rafetus swinhoei (Gray, 1873)

Tên Việt Nam: Giải sinhoe, giải, giải thượng hải (Việt, Bắc bộ). Tên tiếng Anh: Swinhoe’s softshell turtle, Shanghai softshell turtle. '''Mô tả:''' Mai dẹp có hình dạng thuôn gần giống hình chữ nhật. Xương sống đầu tiên ngăn cách đôi xương sườn thứ nhất. Có 7 xương sống, xương thứ bảy nhỏ tiếp xúc với đôi xương sườn thứ 6 và 7 (mẫu T91); đôi khi có xương sống thứ 8 rất nhỏ, tách biệt hẳn với xương sống thứ 7 (mẫu HN 01). Đôi xương sườn thứ 8 tiêu giảm rất nhỏ và tiếp xúc nhau gần như hoàn toàn nhưng đường tiếp xúc này nằm lệch so với đường giữa mai. Xương mai có nhiều vết rỗ tròn. Mai màu xanh nâu hoặc nâu đen (ở các mẫu khô ở Việt Nam), mẫu chuẩn đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh có những đốm màu vàng và nhiều chấm vàng nhỏ nằm xen giữa (đôi khi tạo thành vòng tròn bao quanh đốm lớn hoặc xếp thành các sọc). Các điểm này thường thấy rõ dọc theo phần trước của hai riềm mai. Yếm chỉ có 2 chai không phát triển ở vùng xương ức và xương ngực. Các xương trước yếm tách biệt và các xương đòn tạo thành góc vuông với đường giữa yếm. Yếm màu xám hoặc trắng đục [3,8,14]. Sọ cỡ lớn, chiều cao sọ xấp xỉ chiều rộng (tỉ lệ giữa chiều cao/chiều rộng sọ 8-9/10); xương gò má hơi cong, ngăn cách với xương đỉnh bởi xương sau ổ mắt; xương mũi ngắn. Hàm dưới không có gờ ở giữa và chiều rộng của khớp nối nhỏ hơn đường kính ổ mắt. Carl và Babour (1989) mô tả xương gò má tiếp xúc với xương vảy, tuy nhiên khi phân tích các mẫu sọ HN01, IEBR-NQT85, 1 mẫu sọ không số thu tại Thanh Hoá (đang lưu giữ tại Viện Công nghệ Sinh học) thì thấy xương gò má nối với xương vảy qua xương vuông gò má; đặc điểm này cũng được Farkas và Fritz (1998) nhắc đến “xương vuông gò má tham gia tạo nên mấu ròng rọc của xương tai đối với loài R. swinhoe” [3]. Xương gốc bướm nối với xương khẩu cái. Vòi mũi ngắn. Đầu, cổ và mặt trên của chân có màu đen hoặc nâu, phía dưới màu vàng ở các mẫu vật khô. Quan sát ảnh đầu rùa chụp ở Hồ Gươm có nhiều đốm màu vàng trên và hai bên đầu, mặt dưới cằm màu trắng đục hơi vàng. Con đực có đuôi dài và dầy, gốc đuôi sát hậu môn. Kích thước: Trọng lượng từ 24-175 kg, chiều dài mai (kể cả riềm da) từ 330ư1100 mm, trung bình của 2 tiêu bản (HB1 và HK01) có LCL = 1030 mm.