Thảo luận:Ý tưởng: Chế tạo máy chữa cháy rừng tại Việt Nam

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

chữa cháy trong rừng..trực thăng chỉ cần đứng 1 chổ .nối đường ống dài một máy bơm áp suất,dĩ nhiên phải có nguồn nước gần nhứt...việt nam thì rất nhìu nước gần rừng(!)

Aspaphi, 01:31, 24/3/2014 (UTC)

Gửi bạn Chuongaz,

Ý tưởng của bạn về tấm tôn thì quả thật là không hợp lý vì sẽ tốn mất bao nhiêu? Chưa kể về hình thái và quá trình tự nhiên của rừng. Chính vì thế, trên thế giới không có nước nào làm thế cả. Trong trường hợp đã cháy rừng thì người ta đã có các tình huống chuẩn bị sẵn sàng đối với từng khu vực rừng riêng rẽ. Ngoại trừ ra, việc bảo vệ cháy rừng không thể dùng ô tô để chở được vì đã là rừng thì sao ô tô có thể vào được. Vừa rồi có mấy vụ cháy rừng tại Nghệ an hay thanh hóa gì đó mà anh em trong đấy họ có cứu được đâu. Lửa lớn quá, cây khô quá, đất nóng quá, không khí cũng khô quá nên cái gì cũng cháy được.

Thực chất, để bảo vệ rừng bằng cách đo nhiệt độ và phun tưới nước là một giải pháp cơ bản mà đến nay không một nước nào là không làm ngoại trừ các nước quá nghèo. Vì việc cháy rừng có thể dập được ngay nếu như không khí đủ ẩm, không bị quá khô, cây cối cũng đảm bảo độ ẩm, không bị khô quá. Nên trên thế giới và hiện nay ở VN, Bộ NN và PTNT cũng đang có dự án bảo vệ rừng với sự hỗ trợ từ phía Nhật bản bằng cách đo nhiệt đô rừng bằng vệ tinh. Khi có khả năng cháy rừng thì đề nghị các đơn vị địa phương chủ động. Tuy nhiên, mình mới nghe nói thế thôi chứ còn dự án chạy đến đâu rồi thì cũng chưa rõ. Hy vọng Bộ sẽ có giải pháp sớm để bảo vệ nguồn lợi và tài nguyên đất nước.

Cảm ơn anh đã chia sẻ mong mỏi của mình. Hy vọng có bạn nào đấy, cũng chia sẻ các ý tưởng mới để cùng bảo vệ rừng.

Baocong, 04:10, 5/8/2011 (UTC)

Chào Bao công và cả nhà mình,

Cá nhân mình rất ủng hộ việc phân tích lại cụ thể các loại rừng, địa hình để đưa ra phương án đối phó tương ứng như bạn có nói đến. Chính xác là làm việc cần có Hiện trường, hiện vật và hiện trạng.

Ngoài ra, mình cũng nhận thấy lợi ích của việc lắp đặt hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm... và phun nước cục bộ tại các điểm trọng yếu trước khi cháy rừng.

Thực tế, mình có hai lần đi về Quản Bạ, Hà Giang năm 2004. Một lần vào mùa mưa và lần kia vào mùa khô. Hai lần khác đi về khu Nậm Búng, Yên Bái và một vài lần khác nữa đi về khu rừng trồng tại Sóc Sơn. Chưa lần nào được tận mắt chứng kiến cháy rừng và chữa cháy rừng.

Như mình đã phân tích lần 1 thì việc bảo vệ rừng thì quan trọng vẫn là người dân địa phương phải được gắn bó với rừng. Việc này thiên về quản lý con người, hơn là công nghệ, chi phí.

Các bạn ạ, chúng ta muốn bảo vệ rừng, đây chính là đích chính. Nhưng nó cũng là phương tiện để đạt đích cao nhất vẫn là bảo vệ môi trường sống của các loài, trong đó có con người không kể biên giới địa lý, kinh tế, chính trị. Cụ thể và trước nhất ở đây là hệ sinh thái tại nơi có rừng, do vậy, nên chăng chúng ta chung sức để có một giải pháp ổn thỏa trước nhất cho người dân và khu rừng tại chính nơi đó.

Mình không chủ ý kêu gọi Nhà nước hay cả thế giới vì những cái gì tốt, có thể làm được thì Nhà nước đã làm hết sức rồi.

Bao công và anh chị em Vlos ạ, hi vọng chúng ta thống nhất được định hướng như vậy để đi tiếp bước đầu tiên: Chúng ta có thể làm gì, ngay bây giờ, để được sống vui khỏe với rừng.

Trân trọng
Chuongaz (thảo luận) 06:41, 5/8/2011 (ICT)
Chuongaz
Chuongaz, 23:41, 4/8/2011 (UTC)

Thiết kế các tấm tôn có kích thước cao 2m - 2.5m, rộng 1.5m, có các chốt để kết nối lại với nhau và có chân chống đứng vững được (xem phần thiết kế ở cuối bài).

Các tấm tôn này có thể được lưu trữ tại một nhà kho kiên cố trong bán kính 5km. Khi cháy rừng có thể cho xe ô tô chở để hỗ trợ liên kết lại xung quanh khu vực cháy rừng, ưu tiên phía cuối gió, nơi mà cháy rừng sẽ đi qua thành một bức tường thành ngăn lửa bén. Phát toàn bộ cây cối, dẫy cỏ trong phạm vi 3 - 5m phía sau bức tường tôn này.

Tôn là vật liệu không thể bị cháy, nó sẽ ngăn trở các tàn lửa bắn sang. Tiếp tục duy trì anh em thành các nhóm túc trực, đặc biệt là khi lửa đến gần bức tường tôn này.

Việc chữa cháy rừng, cái chính vẫn là người dân địa phương gắn bó với rừng, coi rừng là một phần máu thịt thì họ sẽ quyết tâm giữ rừng, không để cho cháy chứ chưa nói gì đến cháy to. Việc làm thế nào để không bị cháy thì các nhà quản lý, khoa học có thể hỗ trợ được.

Nếu người dân đói quá, không sống với rừng được thì có làm bức tường tôn thì họ cũng sẽ tháo tôn đem bán cho đồng nát, mặc kệ rừng.

(Thiết kế tấm tôn: Khung tôn nhẹ, có thể gập đôi theo chiều dọc để thuận tiện cho việc vác trong rừng. Trong 4 thanh khung dọc thì để một thanh tôn chắc ở giữa, 3 thanh còn lại (2 thanh mé, và 1 thanh giữa còn lại) chỉ tác dụng định hình. Để tấm tôn không quá nặng và tốn kém. Phần giữa của thanh khung tôn chắc thì mình lắp một thanh sắt giữ, có thể choãi ra đất để chống. Phần đầu chống xuống đất của thanh sắt, mình làm khuy chốt nhọn, có thể đóng xuống đất rừng để cố định, giữ cho tấm tôn đứng được.

Trân trọng, chúng ta cùng thảo luận, xây dựng ý kiến và cùng hành động!

Đỗ Xuân Chưởng chuonghanoi@gmail.com
Chuongaz, 00:28, 4/8/2011 (UTC)

Theo mình bạn muốn có được ý tưởng hoàn thiện thì bạn nên nêu cụ thể các phương pháp phòng cháy rừng hiện nay tại Việt nam. Đặc biệt với mỗi loại rừng, mỗi loại địa hình thì sẽ có các công cụ cụ thể để có thể đáp ứng yêu cầu của bạn về cái gọi là "gọn nhẹ, dễ di chuyển và đặc biệt là hiệu suất cao". Ngay nói chuyện chống cháy tại các Thành phố trong trường hợp ngõ nhỏ tại các thành phố lớn cũng đã khó có thể có các phương tiện gọn nhẹ, dễ di chuyển và hiệu suất cao, ngoại trừ các bình cứu hoả. Vậy bạn muốn có được ý tưởng thì nên chăng bạn cần nêu lên cái gọi là sự khác nhau giữa chống cháy rừng với chống cháy nhà tại các thành phố cái đã. Và khi đó thì may ra mới có giải pháp để khắc phục hiện trạng này.

Nếu bạn muốn có 1 giải pháp phòng chống cháy rừng thì phương pháp và thiết bị cũng sẽ có, thậm chí sản xuất tại Việt Nam và sẵn sàng thiết kế theo yêu cầu, theo khu vực. Chỉ có vấn đề là kinh phí và các sử dụng kinh phí thế nào. Nếu bạn cần, có thể liên hệ trực tiếp với tôi. Phương pháp đó là: - Lắp đặt hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm trong không khí tại các điểm khác nhau trong rừng, thậm chí một số hệ thống theo dõi đặc biệt khác. - Sử dụng quan sát và cảnh báo bằng hệ thống máy tính. - Khi có cảnh báo thì dùng các biện pháp trước như giảm nhiệt độ cục bộ như phun nước...tại các điểm trọng yếu để giảm thiểu khả năng cháy rừng. - Bước tiếp là thống kê các điểm có nguy cơ cháy cao và thiết kế lắp đặt hệ thống bơm tưới tự động cho các điểm đó... - Bước nữa là.... Đấy là phương pháp phòng chống, Chỉ có điều sẽ có bao nhiêu người cho phép thực hiện chương trình này. Nếu bạn xin được dự án, thì liên hệ với tôi. Chắc chắn bạn sẽ có 1 hệ thống giá rẻ, sản xuất tại Việt Nam, có khả năng nâng cấp và cập nhật thường xuyên. Chúc bạn thành công.Baocong 00:57, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (CST)