Ý tưởng: Chế tạo máy chữa cháy rừng tại Việt Nam

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thực tiễn sản xuất kinh doanh bảo vệ tài nguyên rừng tại Việt Nam cho thấy cần thiết có sự hỗ trợ trong công tác chữa cháy rừng. Chúng ta đã có phần mềm cảnh báo cháy rừng trên toàn quốc của tác giả PGS.TS Vương Văn Quỳnh (giám đốc viện sinh thái rừng và môi trường-ĐH Lâm nghiệp Việt Nam). Tuy nhiên thực tiễn cho thấy rằng công tác chữa cháy rừng tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề lớn.

Điều kiện tự nhiên[sửa]

Tại Việt nam, những khu vực trồng và kinh doanh rừng đều là những vùng có điều kiện địa hình phức tạp, giao thông vô cùng khó khăn, điều này khiến cho các phương tiện chữa cháy khó mà huy động kịp thời.

Tại nhiều khu vực của Việt Nam ví dụ như vùng sinh thái Tây nguyên, thường có mùa khô kéo dài, lượng mưa rất thấp hoặc không, độ ẩm thấp. Tại miền bắc Việt Nam, vào mùa Đông, lượng mưa cũng rất thấp, thời tiết hanh khô.

Thành phần loài của rừng tại Việt Nam có nhiều cây chứa tinh dầu, rất dễ gây cháy. Điểm hình là sinh thái rừng khộp ở khu vực Tây Nguyên.

Điều kiện xã hội[sửa]

Trên thế giới, công tác chữa cháy rừng đã tiếp cân với nhiều thiệt bị chữa cháy rừng hiện đại, họ dùng cả máy bay cho công tác chữa cháy rừng ở các khu vực có địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn. Chi phí cho công tác đó ở Việt Nam là quá đắt đỏ theo cách nghĩ của chúng ta.

Hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của Việt Nam là quá thấp, phương tiện thì lạc hậu.

Công tác chữa cháy rừng tại Việt Nam hiện nay[sửa]

Chúng ta mới chỉ cảnh báo được tình trạng mức nguy hiểm cháy rừng, khi sảy ra cháy rừng thì tại những vụ cháy lớn, gần các đường giao thông lớn, mới có lực lượng cứu hỏa và thiết bị chuyên nghiệp. Tại các khu vực hiểm trở thì sao? Các nhân viên bảo vệ rừng và người dân dùng 1 phương pháp gọi là cổ truyền đó là dùng cành cây mà đập đập vào lửa, nếu gần sông suối thì chuyền tay nhau xách nước vậy. Tại một số khu rừng tràm (Uminh thượng, U minh hạ) thì người ta phòng trừ bằng cách đào các băng ngăn lửa để ngăn ngọn lửa lan rộng. Chưa có thiết bị chữa cháy chuyên nghiệp dành cho công tác bảo vệ rừng.

Vấn đề cần giải quyết[sửa]

Hiện thực tại Việt nam cho thấy chúng ta cần các dụng cụ chữa cháy rừng hiện đại, gọn nhẹ để tiện di chuyển, hiệu suất cao, có thể sản xuất trong nước để giảm chi phí sản xuất.

Đóng góp đề xuất[sửa]

Mời mọi người tham gia ý tưởng này:

Liên kết đến đây