Thảo luận:Một số điều nên và không nên trong giảng dạy toán/10

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

on July 16, 2009 at 9:56 am Pirlo Pirlo wrote:[sửa]

Về chuyện bình luận văn học - lịch sử, không rõ ở Tây thế nào? Chứ ở nhà, em thấy học văn toàn bình phẩm văn thơ, mà điều ý rất là khó đối với nhiều học sinh. Khi học ngoại ngữ thì em thấy người ta đòi hỏi viết văn lập luận là chủ yếu, mà quả thật cái đó rất có ích, ít nhất là giúp mình không lập luận lung tung khi tranh luận với mọi người, cũng như học đc tinh thần tôn trọng người khác.

Về lý thuyết và thực hành: ở VN có kiểu học “learn super hard things but do nothing” (em lấy câu của đứa bạn). Nếu thầy có lướt qua các giáo trình toán thì thấy có nhiều cuốn viết rất khó, nhưng ít có ví dụ ứng dụng. Mà đôi khi việc dậy những thứ quá khó gây ra ảo tưởng cho người học.

Trong cuốn http://www-irma.u-strasbg.fr/~maudin/courstopalg.pdf , GS Audin có nói thế này: On ne comprend rien à cette théorie si on n’a pas un minimum d’exemples standard en tête. Je me souviens avoir rencontr´e des ´etudiants très brillants qui savaient que « π1 est un foncteur », qui avaient même entendu parler d’une équivalence de catégories expliquant qu’on parle de revêtement « galoisiens » comme on parle d’extension « galoisienne »... mais qui ne savaient rien sur les revêtements du cercle.

on July 16, 2009 at 10:13 am admin admin wrote:[sửa]

Sách “tô pô đại số” của bà Audin tôi chưa xem (tôi cũng thuộc loại lười đọc:D), nhưng chuyện có những sinh viên học những cái rất “cao siêu” trong khi coverings của S^1 cũng không biết thì tôi tin là có thật.

Tôi không biết ở VN giáo viên dạy học sinh bình thơ như thế nào. Nhưng cháu tôi ở VN khi học học văn, bài văn tả “cây hoa nhà em” phải tả theo trình tự giống hệt cô, từ gốc ra sao đến ngọn ra sao rồi bướm lượn xung quanh thế nào, chứ tả khác đi là bị trừ điểm.

on July 16, 2009 at 10:37 am Pirlo Pirlo wrote:[sửa]

Chuyện dậy văn thơ thì đúng là như vậy, vì quả thực, làm sao mà nghĩ ra nổi những ý của cô cơ chứ? Muốn bình luận văn thơ thì ít ra cũng phải có cảm hứng là một, hai là trải nghiệm. Nếu không trải qua cái cảm giác của tác giả thì khó thấy được bài văn bài thơ đó hay như thế nào. Vì vậy học sinh đa phần đều chép văn mẫu, em cũng không ngoại lệ:D . Đấy, như em đã comment, thì văn lập luận rất quan trọng, thì nhà mình lại xem nhẹ. Có lần em nghe một cô giáo dậy ngoại ngữ nói là cho học sinh viết văn làm thế nào để bảo vệ môi trường, viết bằng tiếng Việt trước đã. Học sinh cũng không viết nổi.

Phải chăng Việt Nam và Tây khác nhau ở chỗ: Tây họ dậy những gì thấy được ứng dụng ngoài cuộc sống ngay, còn ta thì học để thi, không có mục đích nào khác?

on July 20, 2009 at 4:20 am iga iga wrote:[sửa]

Tôi quan tâm đến vấn đề kỷ luật và tự do trong giờ học/giảng. Theo bác Zung thì nên duy trì kỷ luật ở mức nào là hợp lý? Ví dụ:

1. Không cho vào nếu đi muộn quá 10-15 phút?

2. Không cho dùng laptop trong giờ? cho phép?

3. Đuổi người nói chuyện riêng hoặc gây mất trật tự ra ngoài? Cảnh cáo?

4. Đuổi sinh viên ngủ/ngủ gật ra ngoài? cho phép?

.......................................

Có rất nhiều vấn đề thực tế phát sinh, ví dụ khi phải dạy 1 môn “phụ” mà ng ta không thích học, dạy/giảng cho 1 lớp cực kỳ ồn ào, nhiều học viên ý thức cá nhân thấp, vv. Bác Zung nói chung chung thì dễ được chấp thuận, nhưng bác cần cụ thể hơn để người đọc biết quan điểm riêng của bác kỷ luật tự do ở mức nào là trung dung!

on July 20, 2009 at 8:28 am Pirlo Pirlo wrote:[sửa]

Không cho người học vào học có lẽ là trái với luật giáo dục?

on July 20, 2009 at 8:35 am admin admin wrote:[sửa]

@Iga

Tôi có mấy nguyên tắc đơn giản sau khi dạy sinh viên:

1. Không bao giờ bắt sinh viên đi học giờ tôi dạy. Tôi không điểm danh (trừ những trường hợp phải điểm danh do các lý do hành chính). Họ đi học là tự nguyện, khi muốn học.

2. Sinh viên nào mà làm gì vô kỷ luật trong lớp, thì tôi nhắc lại điều số 1 trên: nếu không thích ngồi học ở đây, thì có thể ở nhà không cần đến học, nhưng đã đến đây thì phải tôn trọng những người ngồi trong đây.

3. Nếu SV nào còn tiếp tục vô kỷ luật sau khi bị nhắc nhở, thì tôi bảo họ: nếu ngồi đây mà làm ảnh hưởng đến người khác, thì xin mời ra khỏi lớp. Trên thực tế, mỗi năm tôi có đuổi SV ra khỏi lớp 1-2 lần. Hãn hữu mới xảy ra thôi. Và khi tôi đuổi SV nào đó ra khỏi lớp, tôi cũng không ghi tên SV đó lại để “phạt thêm”. SV đó buổi học sau có thể đi học bình thường nếu muốn.

4. Khi lớp ồn ào, thì tôi dừng lại không giảng, và bảo họ trật tự, và đợi đến lúc hết ồn mới giảng tiếp. Nếu họ muốn học (mà họ đã vào lớp là muốn học, vì tôi có bắt họ vào lớp đâu), thì sau khi được nhắc nhở sẽ trật tự. Trừ trường hợp nào quá đáng thì tôi đuổi ra ngoài. Thường chỉ cần đuổi 1 SV ra ngoài, là cả lớp còn lại trật tự ngay.

5. Tất nhiên tôi phải cố gắng giảng cho hấp dẫn thú vị. Khi bài giảng OK thì SV tự khắc sẽ thích thú nghe, ít “nhàn cư vi bất thiện”.

SV đến muộn bao nhiêu tôi cũng cho vào học, miễn là họ vào lớp một cách khẽ khàng không làm ảnh hưởng đến các SV khác, tuy có nhắc nhở họ là cố gắng đến đúng giờ. Trên thực tế SV của tôi nói chung không có vấn đề về đi muộn. Có những SV không thể đến đúng giờ (vì hoàn cảnh nào đó), thì họ thường nói cho tôi biết trước, “xin phép đến muộn 1/2h các buổi” cho lịch sự.

Dùng laptop trong giờ? Tôi nghĩ là cứ theo các nguyên tắc chung: nếu dùng laptop mà tốt cho việc học, thì tại sao không dùng. Nếu đem laptop vào để xem những cái riêng mà không nghe giảng, làm ảnh hưởng đên SV xung quanh, thì tôi sẽ bảo họ: ở nhà mà xem laptop, đến ngồi đây làm gì. Tôi thấy có nhiều SV bây giờ mang laptop đi đễ gõ bài giảng (thay vì viết vào giấy), như thế cũng tốt, miễn sao gõ đừng làm ồn.

SV ngủ gật? Tôi không đuổi 1 SV ra ngoài chỉ vì người đó ngủ gật, tuy nhiên tôi sẽ thử tìm hiểu vì sao SV đó ngủ gật.

Tôi không biết Iga có đi dự các hội nghị khoa học không, chứ trong các hội nghị chuyện các GS ngồi dưới ngủ gật là chuyện xảy ra thường xuyên. Nếu mệt, hoặc người phía trên nói những cái “chán”, lại với giọng “đều đều ru ngủ”, thì khó mà tránh khỏi ngủ gật. Để cho người nghe ngủ gật, là lỗi của người nói nhiều hơn là người nghe.

on July 20, 2009 at 9:08 am admin admin wrote:[sửa]

@Iga

Dạy môn “phụ”?

Trong một hệ thống giáo dục “bình thường”, có những môn là “bắt buộc” và những môn “optional”, nhưng các môn dạy đều là môn “đáng để dạy, đáng để học”, đều là môn quan trọng (đối với một nhóm học sinh sinh viên nào đó). “Phụ” hay “chính” ở đây theo tôi hiểu, chỉ là mức độ yêu cầu học môn đó nhiều hay ít thời gian thôi, chứ không có nghĩa “không cần học”. Còn nếu hệ thống thi cử lại biến môn cần học thành môn không cần học (không thi môn đáng học) hoặc ngược lại (thi môn không đáng học), thì đấy là lỗi của hệ thống, các giáo viên và những người có trách nhiệm cần lên tiếng về việc đó.

Nếu ai dạy phải một môn “không đáng dạy, không đáng học” thì good luck! Một khi môn học đã nhảm nhí, thì việc dạy/việc học môn đó là “trò hề”, nói đến kỷ luật làm gì.

Kể cả những môn “đáng học nhưng không thi”, nếu giáo viên dạy hấp dẫn, thì học sinh vẫn sẽ học thích thú và giữ trật tự. Theo tôi hiểu, ở bên Pháp, khi thi “Bac” (tốt nghiệp PTTH) người ta thi tất cả các môn, trong khi ở VN chỉ thi một số môn?.

Điểm nữa, như tôi nói ở trên, là (ở đại học) để cho học sinh tự nguyện, ai thích học, cần học thì mới đến học, thì “chính phụ gì” học sinh đến lớp sẽ đều học và giữ trật tự.

Tôi có từng dạy mấy minicourses ở VN cho sinh viên. Các course của tôi không hề có thi cử. Tôi thấy các sinh viên đến học đều có thái độ rất tốt.

Tôi hiểu ở VN, đặc biệt là ở các lớp “chuyên tu, tại chức”, học viên đến học chỉ cốt “điểm danh” rồi sau đó “mua điểm” cho có cái bằng. Đấy là vấn đề của cả một hệ thống giáo dục: hình thức, danh hão, bằng rởm, thi cử không nghiêm chỉnh, ... Trong một hệt thống “thi giả, học giả”, thì khó có thể có kỷ luật thực sự. Dùng các biện pháp kỷ luật ở đó, thì có khi sẽ thành “Don Quixote đánh nhau với cối xay gió”. Tuy nhiên, tôi nghĩ là đối thoại với học viên có thể sẽ đạt thỏa hiệp. Ví dụ yêu cầu mọi người nếu không học thì cũng tôn trọng để cho người khác học (làm việc khác thì được, nhưng mà khẽ thôi).