Thảo luận:Một số điều nên và không nên trong giảng dạy toán/3
Mục lục
on July 3, 2009 at 7:02 am blob wrote:[sửa]
Đồng ý với anh Dũng. Ngày nay có những giáo trình mỏng mà thầy “bổ” toàn công thức khó vào, lại chẳng giải thích gì, làm sinh viên choáng váng. Làm thế gần như tuyên bố thẳng là “các anh không đi học môn của tôi thì không hiểu đâu” (?!)
Một trong những cuốn sách toán ứng dụng dễ đọc, có thể dùng làm tài liệu tự học là Further Engineering Mathematics. http://www.amazon.co.uk/Further-Engineering-Mathematics-3rd-ed/dp/0333657411 . Có thể cũng rất có ích với các thầy giáo trợ giảng trong các tiết chữa bài tập. Nó không chỉ cung cấp lời giải “chính thống”, không chút “mẹo mực” mà còn gợi ý những chỗ nào cần dừng lại để học viên tự luyện tập, củng cố thêm kiến thức.
Một đặc điểm hạn chế thường thấy trong các SGK, thậm chí cả SGT Việt Nam là việc phân chia các tiết dạy (các “xoắn”), để đảm bảo cho mỗi xoắn có thời lượng gần bằng nhau. Điều đó làm cho kiến thức vỡ vụn rời rạc. Cuốn sách nêu trên dù được chia thành các chương với mỗi chương là một chuyên đề, nhưng nội trong một chương thì cách trình bày luôn thông suốt, liền mạch, dễ hiểu.
on July 3, 2009 at 1:09 pm Uyen wrote:[sửa]
rất đồng ý. Không nên ôm nhiều quá cuối cùng lại bị rớt hết Học toán phổ thông học đủ thứ , nhưng nhiều người ra đời chỉ cần dùng 4 phép cộng, trừ, nhân, chia, mà trong đó người ta thường thích dùng phép cộng và phép nhân hơn. Hì hì Dĩ nhiên phải học nhiều thứ nhưng học ở mức độ nào, đó mới là vấn đề cần xem xét. Hình như họ muốn bắt mọi người học thật là nhiều, học tùm lum cho nó mụ người hay sao ah ?
on July 8, 2009 at 12:16 pm sponge wrote:[sửa]
Một nhận xét nhỏ đối với “mẹo mực”: có lẽ người Việt mình rất thích dùng “mẹo mực” để giải quyết nhanh gọn những vấn đề nảy sinh trong đời thường ?! Và thói quen này cũng ảnh hưởng đến cách học: những lời giải nhanh, sáng tạo thường tạo ra thích đúng. Quả đúng vậy, nhưng đừng nên lạm dụng nó quá. Phần lớn các bài toán thực tế đều phải qua những bước suy luận rất bài bản: từ đặt giả thiết toán học, xây dựng mô hình, sau đó mới hình thành kĩ thuật giải. Tiếp theo phải thẩm định lại kĩ càng trước khi đưa ra kết luận.
Trong nghiên cứu khoa học, mẹo mực cũng ít có giá trị. Những bài báo được đánh giá cao, trích dẫn nhiều đâu có những ý tưởng từ trên trời rơi xuống ?! Tất cả phải tuân theo trình tự logic, hợp lý và người đọc dù thấy đó là ý tưởng mới nhưng hoàn toàn đi theo mạch của người viết.
Một ví dụ nôm na trong bóng đá, mẹo mực có thể ví như kĩ thuật cá nhân đơn lẻ, thỉnh thoảng nếu may mắn cũng tạo nên bàn thắng “mãn nhãn” nhưng thắng lợi cuối cùng gần như hoàn toàn thuộc về đội có đấu pháp, chiến lược bài bản. Đó chính là lời khẳng định cho giá trị đẳng cấp chuyên nghiệp.
on July 9, 2009 at 7:27 am Thái wrote:[sửa]
Nhờ giáo sư Dzung nếu có thời gian thì liệt kê giùm danh sách những thứ cơ bản mấu chốt mà một người (tự) học toán cần phải học và hiểu rõ trong các phân môn như lý thuyết số, giải thích một biến, đại số tuyến tính, abstract algebra (cái này dịch thế nào nhỉ?). Kiểu như cái ý “mã hóa tri thức” mà anh NQH có nói trên blog KHMT, với các phân môn này, thì nên mã hóa tri thức như thế nào cho hiệu quả, nhờ giáo sư chỉ dẫn.
Cảm ơn.
-Thái