Thảo luận:Một số điều nên và không nên trong giảng dạy toán/6

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

on July 5, 2009 at 9:36 pm Nam wrote:[sửa]

Đọc thầy Zũng nhận mình từng quay cóp, nếu em đoán không lầm thì đó là 1 môn thi kiểu “ghi nhớ” với những thứ kiến thức “không quan trọng”. Em rất ghét chuyện gian lận, nhưng bản thân cũng từng quay cóp để đối phó với một vài môn như vậy. Tất nhiên điều này không có gì để tự hào, nhưng một cách tổ chức thi tốt thì nên tạo cơ hội để mọi thí sinh đều muốn, và có thể, làm “người lương thiện”.

on July 14, 2009 at 10:47 am phạm Mwrote:[sửa]

Dear anh Zũng,

Cảm ơn về các bài viết rất hay của anh. Em có một vài ý kiến về giáo dục Toán học ở phổ thông như SGK, thi tốt nghiệp THPT và thi đại học:

SGK: Bắt đầu một bài mới phải mô tả trực quan các ví dụ cụ thể bao gồm tất cả các trường hợp điển hình rồi sau đó mới đưa đến khái niệm hoặc định lý (em nghĩ ở cấp nhỏ thì thay định nghĩa bằng mô tả càng tốt và càng ít định nghĩa càng tốt). Cố gắng đưa ra chứng minh gắn gọn, trực quan gần gũi cho các định lý hoặc ít nhất cũng phải mô tả chứng minh định lý bằng hình vẽ. Một vài ví dụ về các bài dạy ở cấp 3: Bài giới hạn phải có ít nhất 3 ví dụ a) dãy 1/n giảm về 0; b) dãy (-1)^n/n dần về 0 từ cả 2 phía, c) dãy chẵn là 1/n, dãy lẻ là 1/n^2; rồi mới định nghĩa dãy hội tụ về 0. Bài tích phân thì phải cho học sinh đo đạc tính gần đúng diện tích của các hình thang cong bằng việc chia thành các hình thang thành các hình thang nhỏ và thay bởi các hình chữ nhật nhỏ và mô tả sai số của việc tính toán bằng hình vẽ… Sau đó mới đưa ra khái niệm tích phân và công thức Newton…

Ngoài toán học chính xác em nghĩ cần đưa thêm vào một số bài về tính toán gần đúng với sai số cho trước kiểu như tính gần đúng nghiệm của phương trình hay diện tích, thể tích của 1 hình… Toán học thông kê thì phải giải thích rõ ý nghĩa thực tế của các khái niệm được đưa ra.

Thi Tốt nghiệp THPT: cấu trúc đề 80% thật dễ chỉ cần học một chút là làm được, 20% dễ, nội dung gần với thực tế và bản chất toán học như thay việc tính phân chính xác bằng việc tính gần đúng với một sai số cho trước… Việc trông coi thi thật nghiêm túc.

Thi đại học: bài thi từ dễ đến khó dần và nội dung thì thay đổi liên tục theo các năm không theo một khung nhất định. Muốn phân biệt học sinh giỏi, kém là phải đưa vào những bài thi bất ngờ chứ không phải những bài thi định dạng từ trước. Đề không khó theo kiểu dùng mẹo nhưng muốn làm được thi phải hiểu Toán thật sự chứ không thể học theo dạng mà làm được.

Em nghĩ hầu hết tất cả học sinh và phụ huynh ở VN đều muốn học theo cách như thế nào để có thể thi đỗ đại học. Xã hội đánh giá giáo viên cấp 3 dạy giỏi là dạy có nhiều học sinh thi đỗ đại học. Vì vậy em nghĩ muốn tránh tình trạng học không hiểu bản chất thì phải thay đổi cách ra đề thi đại học hiện nay vì đề thi đại học hiện nay năm nào cũng cấu trúc và có dạng như nhau, nhiều bài mang tính mẹo vặt. Nếu đề thi đại học thay đổi liên tục và gần bản chất toán học hơn thì người luyện thi cũng cần có trình độ hơn. Hơn nữa phải có một luật rõ ràng: Người nào muốn ra đề thi đại học thì không được dạy luyện thi.

on July 19, 2009 at 7:00 pm Phuong wrote:[sửa]

Em xin comment 1 điều nữa (khi em làm gia sư cho học sinh “dốt” Toán)

Nên: Nhìn nhận vấn đề từ góc độ của học sinh.

Không nên: Tự nghĩ vấn đề rất đơn giản, dễ hiểu, và giảng giải theo hướng đó.

Khi dạy họ, em quan tâm đến mục tiêu mình và học trò muốn đạt tới. Đó không phải là hiểu quá sâu xa, không phải là thi HS Giỏi. Học sinh học gia sư muốn 1 mục tiêu ngắn hạn và không cao sang: Đó là điểm cao. Các học sinh của em cũng như vậy, nên em dạy các em ý cách làm, cách tiếp cận Toán để đạt điểm cao.

Cảm ơn thày đã viết rất nhiều điều tâm huyết.

on July 20, 2009 at 9:55 am admin wrote:[sửa]

Bạn làm gia sư, thì cố gắng dạy sao cho học sinh của bạn thi đạt điểm cao, là đúng mục đích rồi.

Điều tôi muốn nói, là làm sao để “thi đạt điểm cao” trùng với “trình độ cao”.

Cái này là vấn đề của những người làm chương trình và ra đề thi & người chấm thi.

Trên thực tế có những đề thi & kiểu chấm thi dở, khiến học sinh học vẹt, không hiểu, không suy nghĩ.