Thảo luận:Nên khuyến khích trẻ vẽ nếu muốn chúng học tốt hơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Nguyenthephuc, 14:09, 11/9/2011 (UTC)

Một khía cách khác mà tớ muốn khai thác là bài tập về nhà. Thường thì cách thức kiểm tra khả năng tiêu hóa kiến thức là thông qua cách kiểm tra khả năng đối phó với các bài tập cụ thể hoặc tự tổng hợp lại trong 1 bài luận. Nhưng trong bài viết này thì GV yêu cầu HS tiêu hóa kiến thức, tái hiện 1 cách sáng tạo lại kiến thức đó thông qua đồ họa, multimedia. Đối với mỗi môn học chắc hẳn phải có những biện pháp tối ưu hơn các biện pháp khác?

Cao Xuân Hiếu, 20:14, 5/9/2011 (UTC)

Về mặt sư phạm (dạy học) thì kiến thức được truyền tải bằng nhiều "kênh" (đọc, viết, nghe, nói,...) sẽ được tiếp thu hiệu quả hơn. Mình nhớ không nhầm thì cơ sở khoa học (tâm lý học thì phải) là não bộ sẽ "tiếp nhận" thông tin từ nhiều góc độ khác nhau qua các cơ quan thần kinh khác nhau (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác,...).

Thực tế thì hệ thống thần kinh của mỗi cá nhân có sự khác biệt, người thiên về thị giác, người thiên về thính giác,... Do đó, trong dạy học giáo viên thường cố gắng truyền thụ kiến thức bằng cách tổ chức nhiều dạng hoạt động khác nhau (yêu cầu học sinh đọc to, vẽ hình, thực hành,...) để học sinh tiếp cận tri thức.

Nhưng có lẽ kiểu phổ biến là: "Trăm nghe không bằng một thấy" - một minh chứng cho nghiên cứu này.

Nguyenthephuc, 13:26, 2/9/2011 (UTC)

Liệu có phải vẽ (hình ảnh) tạo ấn tượng sâu lên bộ não hơn lời nói (âm thanh)? Hay thực tế bộ não trở nên ì hơn khi ta chỉ giao tiếp thông qua 1 kênh (gây boring). Khi kiến thức đi theo nhiều kênh đa dạng thì dễ gây sự thú vị từ đó mang hiệu quả tốt hơn.

Cao Xuân Hiếu, 10:38, 2/9/2011 (UTC)

Với tôi, điều này thật rõ ràng. Tôi dễ dàng nhớ được các vấn đề/sự kiện bằng hình ảnh và rất khó nhớ các vấn đề/sự kiện bằng "lời nói". Nói cách khác, tôi dễ nhớ và nhớ lâu các thông tin được tiếp nhận bằng "mắt" và ngược lại với các thông tin tiếp nhận bằng "tai".

Nguyenthephuc, 09:55, 2/9/2011 (UTC)