Thảo luận VLOS:Nhân tài đất Việt 2008/Tài liệu thuyết minh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Các lời bình về VLOS:Nhân tài đất Việt 2008/Tài liệu thuyết minh


Baocong[sửa]

Trong phần phản hồi của người dùng anh nghĩ thế này.

- Phản hồi người dùng thể hiện trước hết ở chỗ người tham gia đăng ký nick theo thời gian. Phúc có thể có được cái này.

- Phản hồi của người dùng là số lượng người đọc các bài viết, em có thể lấy số liệu cụ thể thông qua các bài đọc nhiều nhất.

-Phản hồi của người dùng thể hiện ở chỗ có một lượng lớn số người đưa các yêu cầu đề nghị VLOS cung cấp các tài liệu họ cần. Đấy là điểm nhấn mạnh sự tin tưởng vào VLOS trong việc cung cấp thông tin. Đấy là những con số phản ảnh trực tiếp phản hồi của người sử dụng.

Về kết luận trong tính hiệu quả thì em có thể lập luận thêm về khía cạnh bàn làm việc mở. (cái này anh Hiếu có thể cung cấp thêm thông tin)

Về tính ứng dụng thì mình nên nhấn mạnh điểm này đó là trực tiếp giải quyết vấn đề thiếu tài liệu tham khảo. Ví dụ như các GV chỉ yêu cầu SV gửi các tiểu luận của họ lên VLOS thì trong 1 thời gian ngắn, khối lượng tài liệu tham khảo về từng ngành sẽ được cung cấp một cách đầy đủ hơn. Việc này sẽ được triển khai trong thời gian tới.

Tiêu chí mở rộng anh không hiểu cụ thể là nói về vấn đề gì. Mở rộng về lĩnh vực thì sẽ cần phải phát triển và hướng là liên kết với các diễn đàn chuyên ngành ví dụ như đã kết hợp với OlympiaVN chẳng hạn. Mở rộng số lượng thành viên thì cuộc thi này chính là sự quảng bá cho mọi người VN và sẽ mở rộng được số lượng thành viên thông qua việc tham dự cuộc thi này và đặc biệt là nếu được giải. Mở rộng về chức năng thì hướng tới đây sẽ là xây dựng mạng xã hội trên VLOS mà người phụ trách sẽ là em đấy...:D.

Chúc em một ngày vui vẻ.Baocong 02:36, ngày 15 tháng 7 năm 2008 (EDT)

--Baocong 02:36, ngày 15 tháng 7 năm 2008 (EDT)


Wiki có gì hơn?[sửa]

Nếu xét đến cùng thì một wiki có ưu điểm so với các dạng web khác là:

  1. Các thành viên có thể cùng viết vào 1 bài => cộng tác xuất bản (sử dụng trí tuệ tập thể) trong khi các dạng web khác thì chỉ có người quản trị và đôi khi chính tác giả bài viết mới có quyền cập nhật bài viết
  2. Các thành viên tự lựa chọn người quản trị (sysop) và sysop này sẽ có quyền sửa đổi giao diện (trong khi ở các dạng web khác thì chỉ có webmaster (thường là 1 người) mới làm được) do đó web wiki mở cả về mã và giao diện đối với người dùng.
  3. Về mặt tổ chức cộng đồng trực tuyến wiki thì khác với các cộng đồng trực tuyến khác ở cơ chế tự tổ chức về mọi mặt (bài viết, giao diện, quản lí, công cụ làm việc). Không có nhiều sự khác biệt giữa người quản trị, author và thành viên đăng ký bởi tất cả đều có khả năng cập nhật bài viết lẫn nhau. Do đó, chức năng người quản trị không đóng vai trò quản lý thành viên mà là người hỗ trợ và tối ưu hóa giao diện (SysOp = system optimisers không giống Admin = administators). Tính biểu quyết, đề xuất, miễn nhiệm, xóa: bài viết, thành viên
  4. Giao diện của web wiki hướng nội dung hơn. Nghĩa là phần nội dung chính được đặt vào trọng tâm của trang. Phần thảo luận được tách biệt thành một trang đi kèm => người đọc sẽ được cung cấp thông tin trực tiếp, không bị nhiễu.
  5. Mọi phiên bản theo thời gian của trang viết đều được lưu lại tách rời và có khả năng phục hồi. Điều này gần như "không thể" ở các dạng web khác. Người dùng qua đó có thể theo dõi lịch sự vận động của bài viết và can thiệp ở từng giai đoạn nếu muốn để có một phiên bản hoàn chỉnh hơn cũng như khắc phục những "lỗi" / "sai lầm" của thành viên khác.
  6. quản lí bài viết/trang theo kiểu network/categories
  7. thành viên có thể tự tạo giao diện, công cụ cá nhân cho mình ==> trang user:namexyz/monobok.js, user:namexyz/monobook.css (tính mở (học lẫn nhau), tính tự do (không hạn chế), tính sáng tạo (độc đáo) cá nhân được tự do phát triển cao nhất không chỉ về bài vở mà cả về trình độ IT, ko web nào có ngoài wiki

WikiSysop 09:42, ngày 17 tháng 7 năm 2008 (EDT)

Yêu cầu tối thiểu đối với phần cứng và phần mềm[sửa]

Cái này phải chia theo nhu cầu của người dùng.

  1. Nhu cầu truy cập thông tin trực tuyến và tham gia sử dụng: một PC phổ thông kết nối internet với 1 trình duyệt web (IE6 or greater, FF2 or greater, Opera8 or greater)
  2. Nhu cầu lưu trữ 1 thư viện khoa học cá nhân: một USB stick 125MB hoặc một ổ cứng tối thiếu. Phần mềm cần thiết được mô tả tại Cài đặt wiki tiếng Việt trên thẻ nhớ USB
  3. Nhu cầu tạo 1 clone server của thư viện VLOS: cần một cấu hình mô tả tại MediaWiki

WikiSysop 09:49, ngày 17 tháng 7 năm 2008 (EDT)

Nhược điểm của hệ thống hiện tại[sửa]

TV = thành viên, NQT = người quản trị

Đa số các trang web về lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ hiện nay chủ yếu là web 1.0 và một số web 2.0 dạng 4rum, CMS dưới một số "mô thức" sau:

  1. nội dung từ người dùng phải qua sự kiểm duyệt và được đăng bởi nhà quản trị. cập nhật bởi nhà quản trị.
  2. người dùng trực tiếp upload file ở định dạng "cứng". Nội dung cập nhật không thường xuyên và linh động.
  3. người dùng không phải là tác giả hoặc nhà quản trị thì không có khả năng cập nhật nội dung.
  4. người dùng không phải là nhà quản trị thì không có khả năng sửa đổi nội dung của tác giả khác. Không có "bàn làm việc chung", sự hợp tác trí tuệ tập thể cho một bài viết là không có.


==> hệ thống wiki (một dạng điển hình của web 2.0 hay User Generated Content (UGC) - người dùng tạo ra nội dung) của VLOS hiện là wiki duy nhất tiếng Việt hoạt động ở mảng giáo dục, khoa học và công nghệ. => đã có những khắc phục sau:

  1. người dùng đóng góp trực tiếp nội dung (Đơn vị sở hữu website chỉ đóng vai trò cung cấp kho lưu trữ và tính năng còn phần nội dung và giao diện sẽ được người sử dụng tạo nên.)
  2. nội dung được cập nhật trực tuyến. Yêu cầu máy khách là tối thiểu.
  3. hỗ trợ soạn thảo theo nhóm /cộng đồng và soạn thảo mở
  4. Phần thảo luận được tách biệt khỏi nội dung chính
  5. Mọi phiên bản theo thời gian của trang viết đều được lưu lại tách rời và có khả năng phục hồi. Điều này gần như "không thể" ở các dạng web khác. Người dùng qua đó có thể theo dõi lịch sự vận động của bài viết và can thiệp ở từng giai đoạn nếu muốn để có một phiên bản hoàn chỉnh hơn cũng như khắc phục những "lỗi" / "sai lầm" của thành viên khác
  6. người dùng có thể thấy được "sự vận động"/"mọi thay đổi" của cộng đồng tại bất kì thời điểm (thay đổi gần đây)

==> hệ thống wiki của VLOS tiên tiến hơn các wiki quốc tế khác (Wikipedia, Citizendium, Knol .v.v) ở các điểm

  1. bản quyền đa dạng
  2. phân quyền tác giả => tạo cấp thành viên ưu tiên
  3. tích hợp nhiều công cụ web 2.0 => tương tác nhiều chiều với thành viên => cho điểm bài viết, thảo luận mở, chat trực tuyến, diễn đàn nội wiki, chức năng blog và microblog nội wiki
  4. đặc tính cộng đồng trực tuyến wiki => mọi thay đổi của cộng đồng đều được công khai (thay đổi gần đây), tăng cường giao tiếp, liên hệ giữa thành viên => qua chức năng kết bạn, tính điểm đóng góp thành viên, thảo luận công khai và riêng tư, gửi thảo luận theo nhóm, thành lập các câu lạc bộ chuyên biệt, chia sẻ status thành viên
  5. phát triển web ý thức (thế hệ web 3.0). Thành lập các quan hệ ngữ nghĩa và gán các thuộc tính này cho bài viết tạo công cụ phân tích và tìm kiếm nhiều chiều và tự động
  6. các thành viên (nhóm) có thể đề xuất BQL tạo một wiki riêng cho đề án của nhóm mình.

Theo anh trên đây là các điểm nhấn mà hồ sơ cần làm rõ. Hòa vẽ lại hình cho đẹp và logic hơn nhé. Cao Xuân Hiếu 04:04, ngày 18 tháng 7 năm 2008 (EDT)

Thiết kế hệ thống[sửa]

Cao Xuân Hiếu 01:17, ngày 19 tháng 7 năm 2008 (EDT)

Môi trường xuất bản tài nguyên VLOS[sửa]

Từ hình Ưu điểm mô hình Wiki của Hòa anh chuyển thành Môi trường xuất bản VLOS với các hệ thống lại các dữ kiện cho logic theo suy nghĩ của anh. Không gian VLOS được chia làm 3 mảng: 1) các hoạt động của thành viên và nhóm thành viên; 2) bộ lõi MediaWiki và các phần mở rộng; 3) giao diện web và các cách thể hiện. Em tham khảo xem có sử dụng được k? nếu cần anh gửi file ppt 2007 ở đây để tiện modify.

Cao Xuân Hiếu 01:37, ngày 25 tháng 7 năm 2008 (EDT)