Tiết kiệm điện cho đèn tuýp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Lần đầu tiên trên thế giới, một nhóm nhà khoa học của Viện Điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị tiết kiệm điện cho hệ thống đèn tuýp.

TS Nguyễn Phan Kiên, bộ môn Công nghệ Điện tử&Kỹ thuật Y sinh, Viện Điện tử Viễn thông, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, hiện nay các giải pháp tiết kiệm điện cho hệ thống chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang không nhiều mới chỉ có chấn lưu 2 công suất, chấn lưu điện tử có điều chỉnh độ sáng, ...Tuy nhiên, các thiết bị này có một số nhược điểm như giá thành cao, tác động đến tuổi thọ của bóng...

Sản phẩm tiết kiệm điện đèn tuýp do các nhà khoa học Việt Nam trực tiếp nghiên cứu và sản xuất này có đặc điểm là lắp bên ngoài vì thế không tác động vào bản chất của bóng đèn. Thiết bị hoạt động theo nguyên lý là giảm năng lượng dư thừa trên bóng đèn đồng thời tận dụng năng lượng ánh sáng tự nhiên mà vẫn bảo đảm tiêu chuẩn chiếu sáng của bóng đèn. Nhờ nguyên lý này, thiết bị có thể tiết kiệm được từ khoảng 30% đến 50% năng suất điện tiêu thụ. Bên cạnh đó, nguyên lý tiết kiệm điện cho phép giữ ánh sáng ở trong phòng là không đổi nên đồng tử của người làm việc trong môi trường này không phải liên tục thay đổi, tránh được hiện tượng mỏi mắt và giảm khả năng cận thị của người lao động.

Các kết quả thử nghiệm cho thấy, thiết bị này giúp tiết kiệm được một lượng điện rất lớn. Ví dụ, theo đề án bảo vệ môi trường của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2009, trường tiêu thụ hết 40.000kw điện/tháng cho khu vực giảng đường. Nếu lắp đặt thiết bị này, trường sẽ tiết kiệm được 12.000 kw điện/tháng với mức tiết kiệm mới chỉ tính là 30% chưa tính thêm phần năng lượng tiết kiệm do ánh sáng tự nhiên bên ngoài. Nếu tính 1kw điện giá 1.000 đồng, thì trong 1 năm đại học Bách Khoa sẽ tiết kiệm được hơn 120 triệu đồng tiền điện.

Đặc biệt, không chỉ tiết kiệm được một lượng điện khá lớn, thiết bị này còn giúp cắt giảm được một lượng các bon khá lớn thải vào môi trường. Các tính toán cho thấy, 1 thiết bị cho 50 bóng có thể tiết tiệm được 0,8 tấn các bon thải ra mỗi năm.

TS Nguyễn Phan Kiên cho biết, sản phẩm chủ yếu sử dụng các linh kiện trong nước trong nước (80%), chỉ một số chi tiết như bộ cảm biết, các vi mạch... trong nước không có nên phải nhập khẩu từ nước ngoài về. Để làm ra thiết bị, nhóm nghiên cứu đã phải thực hiện rất nhiều các bước từ đo dòng, đo ánh sáng, đưa vào bộ vi xử lý...Hiện sản phẩm đã hoàn chỉnh. Theo đó, có tổng cộng 4 dòng sản phẩm cho 50 bóng đèn (50 bóng đèn lắp1 thiết bị), 100 bóng đèn, 125 bóng đèn, 200 bóng đèn.

Sản phẩm có thể ứng dụng trong các trường học, xưởng sản xuất, văn phòng...

Tương lai, nhóm dự định sẽ phát triển thêm các dòng sản phẩm mới cho 1 bóng đèn (hộ gia đình) và các dạng thiết bị khác.

Thu Hà

Theo báo Khoa học & Đời sống

Xem thêm[sửa]

Liên hệ sản phẩm[sửa]

Mọi chi tiết về sản phẩm xin liên hệ:

Công ty TNHH Công nghệ ứng dụng Bách Khoa (BKAT Co., Ltd.)

Địa chỉ: 28 Trần Nhân Tông, Phường Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Hà nội

Điện thoại: 04-3944 8938

Email: contact@bkat.com.vn

Website: http://bkat.com.vn

Hotline: Anh Kiên- 0904 696928

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này