Trị lông ngứa từ cây tầm ma

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tầm ma là loại cây được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Nó được xem là cây thân thảo lâu năm, nó có tính thảo dược và mọc lại ở cùng một nơi năm này qua năm khác. Lá và thân cây giòn, rỗng, có nhiều lông. Các lông ngứa hoạt động như kim châm dưới da khi da bạn chạm vào chúng. Chất hóa học chảy qua các ống rỗng và gây ra cảm giác ngứa khó chịu và nổi ban đỏ. Lông ngứa và ban đỏ từ cây khá đau, nhưng có thể chữa trị được.

Các bước[sửa]

Rửa sạch Khu vực Bị Kích ứng[sửa]

  1. Đầu tiên không được chạm vào khu vực dính lông ngứa. Nếu có thể, không chạm hoặc chà vào khu vực bị ngứa trong 10 phút. Đổ nước sạch lên chỗ ngứa nhưng không được chạm vào. Mặc dù có thể rất đau trong vài phút đầu, nhưng tránh không chạm hoặc chà, bạn có thể ngăn cơn đau kéo dài trong nhiều ngày.[1]
    • Chất gây kích ứng từ cây có thể khô trên bề mặt da, sau đó chúng có thể rửa sạch bằng xà phòng và nước. Bằng cách tránh chạm và chà ban đầu, chất hóa học từ cây sẽ không bị lan rộng trên da, điều này có thể gây đau kéo dài, thậm chí trong nhiều ngày.[1]
    • Chất tiết ra từ cây bao gồm acetylcholine, histamine, serotonin, moroidin, leukotrienes, và có thể chứa axit formic.[1]
  2. Dùng xà phòng và nước. Xà phòng và nước làm sạch vùng kích ứng trên da, và loại bỏ hóa chất tiết ra từ cây gây đau, sưng, nổi đỏ, và ngứa. Trong nhiều trường hợp, khi khu vực bị kích ứng được rửa sạch, cơn đau hoặc sẽ hết hoàn toàn, hoặc giảm đáng kể.[2]
  3. Dùng khăn sạch. Nếu bạn không có xà phòng và nước gần đó, dùng khăn sạch lau nhẹ vết bẩn và lông ngứa của cây ra khỏi vùng bị kích ứng cho đến khi thật sạch.[2]
  4. Dùng băng keo. Dán nhẹ băng keo có độ dính cao, như băng keo dày, lên khu vực bị kích ứng, sau đó tháo ra. Điều này có thể giúp lấy lông ngứa còn dính lại trên da.[3]
  5. Thử dùng kem tẩy lông. Nếu băng keo không lấy hết lông ngứa ra khỏi da, bạn có thể thử dùng kem tẩy lông.[3]
    • Thoa một lớp kem tẩy lông, để khô khoảng 5 phút, sau đó gỡ nhẹ lớp kem ra, lông ngứa cũng được lấy ra cùng với lớp kem.[3]

Dùng Biện pháp Giảm đau[sửa]

  1. Biết mình cần gì. Cơn nhức, nóng, đau, và ngứa, khá dữ dội. Thời gian kéo dài của triệu chứng ở mỗi người khá khác nhau, và thay đổi tùy thuộc vào những phương pháp ban đầu giúp làm sạch khu vực bị kích ứng như đã nêu ở trên.[4]
    • Vết phát ban trông giống như nổi mề đay, với những bóng nước màu trắng nổi lên. Toàn bộ khu vực có thể trông như bị sưng và đỏ tấy, với các vết đỏ hồng trên khu vực bị kích ứng.[4]
  2. Dùng lá từ cây khác. Thoa nước ép từ lá cây chút chít hoặc cây móng tay cũng có tác dụng. Những loại cây này thường mọc ở cùng một khu vực giống như cây tầm ma. Tìm một trong những cây này, và vò nhuyễn vài lá cho ra nước. Thoa lá đã vò nhuyễn lên khu vực bị kích ứng.[5]
    • Việc sử dụng những cây này để chữa trị tình trạng này về mặt khoa học thực sự là rất hạn chế. Tuy nhiên, chúng là những phương pháp phổ biến trong việc trị lông ngứa từ cây tầm ma từ nhiều thế kỷ qua.[5]
    • Cây chút chít dại mọc chủ yếu ở cùng một khu vực giống như cây tầm ma. Cây có chiều cao từ 50 cm đến 130 cm, và lá dài khoảng 40 cm. Lá rất rộng, hình bầu dục, đỉnh lá tròn, và cạnh lá xoăn hình gợn sóng. Lá già hơn có màu đỏ nhạt ở cuống.[6]
    • Cây móng tay cũng là cây bóng nước. Những cây này mọc tự nhiên ở cùng một khu vực nơi bạn có thể chạm phải cây tầm ma. Chất có trong nước ép lá và thân cây móng tay được báo cáo là có hiệu quả trong việc chống lại lông ngứa từ cây tầm ma.[5]
  3. Không được gãi. Khu vực bị kích ứng có thể rất ngứa, nhưng cố gắng không gãi. Gãi có thể gây kích ứng nhiều hơn, làm rách da, và kéo dài các triệu chứng.[2]
    • Với trẻ em, bạn có thể cần đeo găng tay mỏng hoặc găng tay hở ngón cho trẻ để chúng không gãi. Đồng thời cắt ngắn móng tay.
  4. Dùng gạc mát. Đắp gạc mát giúp giảm bớt sự khó chịu từ lông ngứa. Nhiệt độ mát hơn có thể giúp giảm nổi đỏ và dịu bớt cơn khó chịu.[7]
  5. Thoa hồ làm từ muối nở. Chỉ dùng muối nở và nước, làm dung dịch hồ và thoa lên vết ban. Dùng nước lạnh để làm hồ. Hồ có thể giúp giảm cảm giác viêm ngứa và bỏng rát.[4]
    • Thoa nhẹ nhàng bất kỳ phương thuốc nào lên khu vực bị ảnh hưởng bằng cách chấm nhẹ để không gây thêm kích ứng.[4]
  6. Dùng lô hội. Thoa nước ép từ lá cây lô hội, hoặc dùng sản phẩm chứa nhiều lô hội. Dùng lô hội có thể giúp giảm khu vực bị viêm đỏ, và giảm cảm giác bỏng rát.[2]
  7. Tránh dùng nước nóng. Tắm bồn hoặc tắm vòi sen bằng nước mát, và tránh thoa nước ấm lên khu vực bị kích ứng. Nước mát giúp làm dịu và giảm mức độ viêm đỏ.[2]
  8. Dùng thuốc không theo đơn. Kem thoa, thuốc mỡ, hay thuốc bôi ngoài da, có chứa hydrocortisone có thể giảm đỏ và hết ngứa.[4]
    • Dùng thuốc bôi ngoài da không mua theo đơn chứa hydrocortisone để trị vết ban. Sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Một vết ban gồm có ửng đỏ, ngứa, và viêm có thể kéo dài vì da bị tổn thương do tiếp xúc trực tiếp với cây tầm ma.[5]
    • Thuốc bôi ngoài da Calamine or Caladryl® có thể giúp tạo cảm giác êm dịu và giảm ngứa và bỏng rát.[4]
    • Thuốc uống kháng histamine mua không theo đơn cũng có thể giúp ngăn ngừa các phản ứng xảy ra trong cơ thể bạn. Những loại thuốc này chứa những chất như cetirizine, hoặc Zyrtec®, loratadine, hoặc Claritin®, và diphenhydramine, hoặc Benadryl.[4]
    • Thoa kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ. Những loại thuốc có thể mua không theo đơn chứa hỗn hợp các chất chống lây nhiễm. Thoa trực tiếp kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ lên vùng da bị kích ứng. Độ mát từ thuốc sẽ có tác dụng làm dịu, và những hoạt chất trong kem hoặc thuốc mỡ có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.[3]
    • Bạn có thể uống thuốc giảm đau NSAID với cơn đau kéo dài với điều kiện bạn không bị ảnh hưởng trong phần chống chỉ định.

Biết Khi nào Tìm Hỗ trợ Y tế[sửa]

  1. Tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay lập tức nếu các triệu chứng dị ứng xuất hiện. Trong những trường hợp hiếm, có người có thể bị dị ứng với cây hoặc một trong những chất hóa học được tiết ra. Phản ứng dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng. Chăm sóc y tế ngay lập tức là điều cần thiết.[4]
  2. Nhận biết dấu hiệu dị ứng. Gọi 911 (ở Mỹ) hoặc đi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn thấy một trong những triêu chứng của dị ứng:
    • Khó thở, thở khò khè, hoặc cảm giác thắt cổ họng.
    • Cảm thấy thắt ngực khiến bạn khó thở.
    • Sưng ở vùng miệng, kể cả môi và lưỡi.
    • Vết ban lan rộng ra khỏi vùng da tiếp xúc với tầm ma, và có thể lan khắp cơ thể.
    • Đau bụng, chuột rút, nôn mửa, hoặc tiêu chảy, đôi khi có thể là môt phần của dị ứng.
  3. Liên hệ với bác sĩ khoa nhi nếu con bạn tiếp xúc với cây tầm ma. Bác sĩ có thể có khả năng hướng dẫn bạn bằng cách kê đơn thuốc bôi ngoài da hoặc đưa ra những cách chữa trị những triệu chứng đặc biệt dành cho trẻ.
  4. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có triệu chứng nghiêm trọng. Nếu khu vực da bị tiếp xúc với cây lan rộng, hoặc nếu các triệu chứng không cải thiện trong 24 giờ, hãy liên lạc với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chứa những chất cục bộ mạnh trị vùng da bị kích ứng, hoặc thuốc uống liều mạnh hơn giúp giải quyết các phản ứng theo hệ thống.
  5. Tìm kiếm hỗ trợ y tế nếu khu vực kích ứng có vẻ bị nhiễm trùng. Nếu bạn đã gãi vào khu vực đó và da bị bong ra, nó có thể nguy cơ gây ra nhiễm trùng.
    • Nếu bạn có vùng da bị bong ra và thấy ấm khi chạm vào, chảy mủ, hoặc bị viêm nặng hơn khu vực xung quanh, thì có khả năng bạn đã bị nhiễm trùng. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng trên hoặc nếu bạn bị sốt. Bác sĩ của bạn có thể kê kem thoa kháng sinh hoặc thuốc mỡ, hoặc có thể cho bạn uống một loạt các loại thuốc kháng sinh.

Lời khuyên[sửa]

  • Không nên gãi khu vực bị kích ứng, vì điều này có thể gây kích ứng nặng hơn.
  • Rửa sạch và chữa trị khu vực kịp thời. Tiếp tục dùng các phương pháp chữa trị miễn là khi khu vực vẫn còn khó chịu.
  • Cảm giác sưng nhức có thể kéo dài từ nửa tiếng đến vài ngày, tùy thuộc và mức độ nhạy cảm của da bạn.
  • Nếu một phương thuốc không có tác dụng, hãy thử phương thuốc khác.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng, lan rộng, và nếu chúng thay đổi hoặc tệ hơn. Không bỏ qua sự giúp đỡ có giá trị từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn, đặc biệt nếu con của bạn bị kích ứng.
  • Bạn có thể dùng giấm thoa lên khu vực bị ảnh hưởng bằng cách dùng khăn sạch chấm nhẹ lên đó.
  • Ngâm lá trà già trong bồn tắm với một ít muối giúp giảm đau.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây