Tri thức luận
Bản mẫu:Tính xác định Nhận thức luận hay Tri thức luận (Epistemology – επιστημολογία, gốc Hy Lạp kết hợp giữa επιστήμη: tri thức và λόγος: học thuyết) là khuynh hướng triết học nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc, và phạm vi của quá trình nhận thức.
Trong lịch sử, nhận thức luận đã là một trong các chủ đề triết học được nghiên cứu và tranh luận nhiều nhất. Phần lớn tranh luận tập trung vào việc phân tích bản chất và sự đa dạng của tri thức cũng như mối quan hệ của nó với các khái niệm tương tự như chân lý và niềm tin. Cuộc tranh luận này liên quan nhiều đến việc chứng minh. Cụ thể, các nhà nhận thức luận phân tích các tiêu chuẩn của việc chứng minh cho các khẳng định tri thức, nghĩa là nền tảng mà từ đó người ta có thể khẳng định rằng mình biết một sự kiện cụ thể nào đó. Nói một cách đơn giản, nó xem xét câu hỏi: Bạn làm cách nào để biết điều mà bạn biết? (How to know what you know?)
Cách biện minh cho các khẳng định tri thức thường phụ thuộc vào cách tiếp cận triết học mà người ta ủng hộ. Do đó, các nhà triết học đã phát triển một loạt các lý thuyết nhận thức luận để đi kèm các quan điểm triết học tổng quan của mình. Các nghiên cứu gần đây đã viết lại các thừa nhận có từ cách đây hàng thế kỷ, và ngành nhận thức luận tiếp tục vận động một cách đầy sinh lực.
Nhận thức luận được phân chia thành hai khuynh hướng chủ đạo đóng vai trò như 2 thanh đường ray xe lửa dẫn đường cho cả đoàn tàu triết học nhân loại: đó là chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý (hai khuynh hướng đối lập nhau và không bao giờ gặp nhau, giống như 2 thanh đường ray xe lửa vậy).[1]
Tham khảo[sửa]
- ↑ “Triết Học Tân Thực Dung Neo”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
Liên kết ngoài[sửa]
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |