Vì sao sống lành mạnh vẫn có thể bị ung thư?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Các nhà khoa học thuộc trung tâm Ung thư Johns Hopkins Kimmel, Mỹ cho rằng hầu hết các bệnh ung thư là do lỗi trong quá trình mã hóa gene khi tế bào phân chia.

Ảnh minh họa

Trước nay, nhiều người tin rằng bệnh ung thư là do di truyền hoăc là hậu quả của một lối sống không lành mạnh. Tuy nhiên, thực tế là 2/3 số ca ung thư có nguyên nhân từ lỗi DNA.

Để đưa ra được kết luận này, các nhà khoa học đã nghiên cứu những đột biến giúp tế bào bất thường lớn lên ở 32 dạng ung thư khác nhau.

Họ sử dụng số liệu thu thập và trình tự sắp xếp DNA, họ đã phát triển ra một cách thức toán học để tìm hiểu được vai trò của những lỗi sao chép gene.

Họ nhận thấy rằng phải có từ 2 hoặc nhiều hơn đột biến gene mới dẫn tới bệnh ung thư. Với một số loại bệnh ung thư như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư não, ung thư xương, hơn 95% trường hợp là do lỗi sap chép DNA gây ra. Đây cũng là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy cho 77% bệnh nhân và ung thư phổi cho 35% bệnh nhân.

Tạm thời chúng ta không thể làm gì để ngăn lỗi sao chép DNA xảy ra, ngoài việc chấp nhận do không may mình mới mắc.

Nghiên cứu này đã giải thích được vì sao ung thư vẫn xảy ra ở cả những người đã tuân theo lối sống lành mạnh và không có ai trong gia đình bị bệnh này.

“Mỗi lần tế bào phân chia và sao chép DNA để sản sinh ra 2 tế bào mới, nó có thể gây ra rất nhiều lỗi. Những lỗi khi sao chép này là nguồn cơn gây ra các đột biến ung thư – một điều mà trước nay chưa từng được đánh giá đúng mực. Và công trình nghiên cứu này lần đầu tiên đề cập tới khả năng đột biến gây ra bởi lỗi khi sao chép DNA” – Tiến sĩ Cristian Tomasetti nói.

Trên thực tế, 66% các đột biến ung thư có căn nguyên từ lỗi sao chép, 29% từ các yếu tố có liên quan tới lối sống và chỉ 5% có liên quan tới việc di truyền gene.

Nghiên cứu này làm dấy lên sự cần thiết phải tìm ra các phương thức phát hiện ung thư sớm, khi còn có thể chữa trị được.

Nguồn[sửa]

  • Hiền Thảo - Báo Khoa học và Phát triển (theo DM)
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này