Viêm gan siêu vi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đại cương[sửa]

Tác nhân gây bệnh viêm gan ở trẻ em bao gồm: vi rút vùi hạt cự bào (CMV), Toxoplasma, Rubella, ký sinh trùng sốt rét... Nhưng nguyên nhân phổ biến là vi rút viêm gan A, B, C, D và E. Muốn chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu sau:

Vàng mắt, vàng da, nước tiểu đậm màu.

Bilirubin máu tăng cao, SGOT và SGPT tăng cao.

Huyết thanh chẩn đoán nguyên nhân.

Viêm gan siêu vi A[sửa]

Dịch tễ[sửa]

Bệnh có khắp nơi trên thế giới. Dịch thường xảy ra ở các nước đang phát triển. Người là ổ chứa vi rút. Cách lây truyền chính là đường phân - miệng. Khoảng 25% các vụ dịch bùng nổ không xác định được nguồn lây. Một số đặc điểm như sau:

Không có viêm gan A mãn tính.

Viêm gan A thể tối cấp gặp khoảng 1/100.000 và gây nên tỷ lệ tử vong rất cao.

Trẻ em < 5 tuổi tại các nước đang phát triển bị viêm gan A chiếm gần 100%.

Lâm sàng và cận lâm sàng[sửa]

Ủ bệnh trung bình 15 - 45 ngày. Sự lây nhiễm cao nhất vào cuối thời kỳ ủ bệnh và tiếp tục vài ngày sau khi xuất hiện vàng da.

Biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở trẻ em chỉ có < 20% và người lớn > 75%.

Gan lớn và đau, đôi khi có triệu chứng đau bụng dữ dội.

Vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu.

SGOT và SGPT tăng gấp 5 - 10 lần trị số bình thường.

Bilirubin máu tăng, trong đó trực tiếp tăng là chủ yếu.

Sắc tố mật và muối mật dương tính trong nước tiểu.

Điều trị[sửa]

- Không có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Cách ly bệnh nhân. Bảo quản và xử lý phân hợp vệ sinh.

- Hướng dẩn bà mẹ cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt không dùng các thuốc không cần thiết và có hại cho gan.

Các biện pháp đề phòng[sửa]

- Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm gan A:

+ Tiếp tục cho trẻ bú mẹ.

+ Trước khi cho trẻ ăn hay bú mẹ phải rửa tay và vệ sinh cá nhân tốt.

+ Có thể phòng bệnh cho trẻ bằng Globulin miễn dịch với liều 0,02 ml / kg nếu mẹ bắt đầu có triệu chứng 2 tuần trước khi sinh hoặc 1 tuần sau sinh.

- Với người chăm sóc trẻ, người trong gia đình và các cháu ở nhà trẻ: Hướng dẩn tầm quan trọng về sự lây truyền qua đường phân - miệng. Vi rút có thể sống trên các đồ vật trong phòng hàng tuần.

- Vac xin: Tuyên truyền tiêm phòng vac xin viêm gan A.

- Tại cộng đồng:

+ Giáo dục giữ gìn vệ sinh chung.

+ Có hệ thống cung cấp nước sạch. Xử lý chất thải tốt. Có hệ thống hố xí.

+ Đối với người phơi nhiễm 3 tháng nên tiêm Ig liều 0,02 ml / kg; nếu lâu hơn thì tiêm 0,06 ml / kg.

+ Những loại ốc sò, trai, tôm cua... ở vùng bị nhiễm bẩn, khi ăn phải đun tới nhiệt độ 85 - 90 0C trong 4 phút.

Viêm gan siêu vi B[sửa]

Dịch tễ[sửa]

Hiện nay có khoảng 2 tỷ người nhiễm vi rút viêm gan B và 350 triệu người mang mầm bệnh, trong đó 85% dân cư thuộc châu Á, châu Phi; 60% ở Tây Thái Bình Dương; 14% ở Đông Nam Á. Khu vực lưu hành bệnh cao là Trung quốc, Đông Nam Á và sa mạc Sahara.

Tại Việt Nam được xếp vào khu vực có dịch lưu hành cao, nhưng chưa có thống kê đầy đủ. Viêm gan B lây qua đường tiêm chích, tình dục, đường mẹ - con, chất xuất tiết, tinh dịch, chất tiết âm đạo và nước bọt... Viêm gan B không lây qua đường phân – miệng.

10 – 20% trẻ em bị nhiễm vi rút viêm gan B có triệu chứng lâm sàng.

Trẻ em < 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị nhiễm viêm gan B gần 100%.

Người là ổ chứa vi rút viêm gan B.

Thời kỳ chu sinh khi mẹ có HbsAg (+) và HbeAg (+) thì 70 – 90% trẻ sinh ra sẽ bị viêm gan mãn.

Lâm sàng và cận lâm sàng[sửa]

Ủ bệnh từ 30 - 180 ngày.

Thể tối cấp chiếm 1 / 1000.

Vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm, gan lớn và đau.

SGOT, SGPT tăng cao.

Bilirubin máu tăng. HBsAg (+).

Điều trị[sửa]

Không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Có thể dùng α interferon trong viêm gan B mạn ở người lớn, nhưng không có tác dụng trong viêm gan B mạn mắc từ tuổi thơ.

Hướng dẩn ăn uống giàu năng lượng và đạm, không dùng các loại thuốc có hại cho gan.

Phòng bệnh[sửa]

- Tiêm HBIG và vac xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh của những bà mẹ có HBsAg (+) và tiêm vac xin viêm gan B cho người tiếp xúc trong hộ gia đình.

- Tiêm vac xin thường kỳ cho trẻ < 1 tuổi.

- Gây miễn dịch thêm cho trẻ 10 - 12 tuổi.

- Tiêm vac xin viêm gan B cho các đối tượng trước khi bị phơi nhiễm:

+ Người tiêm chích ma tuý.

+ Người đồng tình luyến ái.

+ Nhân viên y tế liên quan với máu và dịch cơ thể bị nhiễm bẩn máu.

+ Bệnh nhân thẩm tích máu.

Viêm gan siêu vi C[sửa]

Còn gọi là viêm gan non A - non B.

Dịch tễ[sửa]

- Lây bằng đường máu hay các sản phẩm của máu.

- Ở Mỹ 70 - 90% các trường hợp viêm gan C lây bằng đường máu.

- Nhóm nguy cơ mắc bệnh cao: dùng thuốc bằng đường tiêm; có truyền máu hoặc sản phẩm của máu; có tiếp xúc với máu.

- Bệnh thường gặp ở người lớn; ít gặp ở trẻ < 15 tuổi.

- Khoảng 50% người bị viêm gan C có thể đưa đến viêm gan mạn.

- 1 / 10.000 tiến triển đến thể tối cấp.

Lâm sàng và cận lâm sàng[sửa]

- Thời gian ủ bệnh từ 15 – 160 ngày.

- Khởi bệnh âm ỉ. Biểu hiện vàng mắt, nước tiểu sậm màu. Gan lớn và đau.

- Tuổi hay gặp thường ở người lớn.

- Đường lây chủ yếu là xuyên qua da. Không rõ tần suất người lành mang trùng.

- Xét nghiệm:

SGOT – SGPT tăng cao.

Bilirubin máu tăng. Nước tiểu có sắc tố mật và muối mật.

Điều trị[sửa]

Không có thuốc đặc hiệu. Tránh dùng thuốc có hại cho gan.

Viêm gan siêu vi D[sửa]

Hay còn gọi là viêm gan Delta.

Dịch tễ[sửa]

Viêm gan D có thể gây bệnh ngay khi bệnh nhân bị viêm gan B, nên gọi là viêm gan thể đồng nhiễm. Hoặc có thể gây bệnh ở bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính nên được gọi là viêm gan thể bội nhiễm.

- Đường lây truyền giống như viêm gan B.

- Có thể gặp đường lây mẹ - con.

- Viêm gan D thường gặp ở Nam Ý, Đông Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Đông. Ít gặp ở vùng viễn đông.

- Thời gian ủ bệnh của thể đồng nhiễm từ 2 - 8 tuần.

- 1 / 10 bị thể tối cấp.

Lâm sàng và cận lâm sàng[sửa]

- Có thể gặp viêm gan D cấp hoặc viêm gan D mạn.

- Tỷ lệ tử vong khoảng 2 – 20%.

- Khoảng 70 – 80% bệnh nhân viêm gan D tiến đến xơ gan.

- HBsAg trong huyết thanh dương tính thoáng qua ở viêm gan D thể đồng nhiễm và dương tính tồn tại ở viêm gan D thể bội nhiễm.

Điều trị[sửa]

Cũng giống như viêm ban B.

Cho bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn uống nhiều hoa quả.

Tránh dùng các thuốc như Paracetamol, Tetracycline, Erythromycin, Lasix...

Viêm gan siêu vi E[sửa]

Hay còn gọi là viêm gan non A - non B lây qua đường tiêu hoá.

Dịch tễ[sửa]

- Bệnh lây qua đường phân - miệng.

- Bệnh thường gặp ở người lớn.

- Có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở phụ nữ có thai.

- Dịch lẻ tẻ ở châu Á, châu Phi và Mexico.

- Không rõ có tiến triển đến mạn tính hay không.

- 1 / 5 tiến triển đến thể tối cấp ở cuối thai kỳ.

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng[sửa]

- Thời gian ủ bệnh trung bình 40 ngày.

- Biểu hiện cấp tính với vàng mắt vàng da, nước tiểu đậm màu.

- Sốt, chán ăn, đau bụng và đau khớp.

- SGOT – SGPT tăng cao.

- Bilirubin máu tăng cao.

- Hiện nay chưa có test huyết thanh để chẩn đoán.

- Muốn chẩn đoán dùng cách loại trừ viêm gan siêu vi A, B, C và D hoặc dùng kỹ thuật PCR.

NGUỒN

Giáo trình Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế

Liên kết đến đây