Xin visa Schengen

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hiệp ước Schengen ra đời vào năm 1985 để bãi bỏ quy định về biên giới giữa một số nước Châu Âu. Nói cách khác, Hiệp ước này cho phép công dân của các nước đó được tự do đi lại; ngoài ra, khách du lịch chỉ cần xin thị thực (visa) đến một nước và có thể tự do đi đến các nước khác trong khối Schengen. Ngày nay, hầu hết các nước Tây Âu tham gia Hiệp ước này, ngoại trừ Anh Quốc, Ai-len và một phần Đông Âu.[1]

Các bước[sửa]

Lên Kế hoạch cho Chuyến đi[sửa]

  1. Kiểm tra yêu cầu visa trước khi đặt hành trình. Mặc dù bạn phải đặt hành trình trước khi nộp đơn xin visa nhưng bạn nên tìm hiểu thông tin ở Lãnh sự quán của nước đó trước, để đảm bảo rằng bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu về visa.
  2. Lên kế hoạch và đặt hành trình trước khi nộp đơn xin visa. Vì bạn sẽ cần phải trình thông tin về chuyến đi khi nộp đơn. Do đó, hãy sớm lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm vé máy bay và khách sạn.[2]
  3. Giữ giấy tờ liên quan đến chuyến đi. Khi bạn lên kế hoạch cho chuyến đi, hãy giữ các giấy tờ về thông tin liên quan đến chuyến đi. Vì bạn sẽ cần phải nộp giấy tờ về nơi ở và trình bày lý do bạn đến một quốc gia trong khối Schengen.[2]
  4. Xác định độ dài của chuyến đi. Với visa này, bạn sẽ được phép lưu trú trong khối Schengen không quá 3 tháng, trong khoảng thời gian 6 tháng. Bạn cần phải đảm bảo rằng chuyến đi không vượt quá thời hạn này.[3]
  5. Chờ nộp đơn xin visa. Ở hầu hết các nước, bạn không thể nộp đơn sớm hơn 3 tháng trước ngày khởi hành. Kể cả khi bạn lên kế hoạch sớm, bạn vẫn phải đợi đến đúng thời hạn nộp đơn.[2] Ngoài ra , bạn nên mua bảo hiểm du lịch, phòng trường hợp visa không được duyệt và bạn phải hủy chuyến đi.

Chủ động Tìm hiểu Thông tin[sửa]

  1. Hiểu về visa Schengen. Bạn sẽ cần visa để đi du lịch như thông thường. Tuy nhiên, bạn không cần phải nộp visa cho từng quốc gia nếu như bạn được phép lưu trú trong khối Schengen.[4]
  2. Kiểm tra xem bạn có cần visa Schengen không. Bạn sẽ cần visa nếu như bạn không đến từ một trong những nước nằm trong khối Schengen. Để biết thông tin, bạn có thể trả lời một số câu hỏi được thiết lập sẵn, như trên website về visa của Hà Lan.[5]
    • Ví dụ, công dân Mỹ không cần visa để nhập cảnh vào các nước trong khu vực này nếu như họ có hộ chiếu màu xanh dương. Ngoài ra, họ có thể lưu trú đến 3 tháng.[6] Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải kiểm tra yêu cầu hộ chiếu ở quốc gia mà bạn đến. Chẳng hạn, hộ chiếu của bạn phải còn hiệu lực 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh.[7]
    • Bên cạnh đó, cũng có danh sách các nước không được miễn visa, bao gồm Nga, Bahrain, Thái Lan, Ả-rập Xê út, Campuchia, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen và Zimbabwe.[8]
  3. Chọn quốc gia mà bạn sẽ nộp đơn xin visa. Cách đầu tiên là bạn nên chọn quốc gia mà bạn sẽ lưu trú lâu nhất. Ví dụ, nếu bạn lên kế hoạch ở Đức 10 ngày và ở Pháp 5 ngày, bạn nên nộp đơn xin visa tại Lãnh sự quán Đức. Mặt khác, nếu bạn có thời gian lưu trú tương đương, chọn quốc gia mà bạn sẽ đến đầu tiên.[4]
  4. Toàn bộ chuyến đi chỉ nằm trong khối Schengen. Mặc dù bạn có thể xuất cảnh và nhập cảnh trở lại trong thời hạn 6 tháng, bạn nên kiểm tra để chắc chắn hành trình của bạn chỉ nằm trong giới hạn khối Schengen. Nếu không, bạn sẽ cần xin visa vào nước mà bạn sẽ đến.[9]

Nộp đơn Xin Visa[sửa]

  1. Tải đơn xin visa. Mẫu đơn xin visa Schengen đều giống nhau ở tất cả các nước trong khối. Tuy nhiên, bạn nên tải đơn từ website chính phủ của quốc gia mà bạn sẽ nộp đơn. Ví dụ, nếu bạn nộp đơn xin visa đi Pháp, bạn nên tải đơn từ website của chính phủ Pháp.[10]
  2. Điền đơn. Bạn cần một số thông tin tiểu sử cơ bản như tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch hiện tại. Ngoài ra, bạn còn cần thêm thông tin hộ chiếu như loại hộ chiếu, số hộ chiếu và ngày cấp.[11]
    • Tiếp theo, bạn sẽ cung cấp thông tin về chuyến đi như thời hạn lưu trú ở mỗi quốc gia, loại visa mà bạn muốn xin và lý do bạn đến quốc gia đó.[11]
    • Bạn phải cung cấp thông tin về nơi ở cũng như chứng minh khả năng trang trải chi phí trong thời hạn lưu trú. Cuối cùng, bạn phải cung cấp thông tin vợ/chồng và con cái cùng với thông tin người thân mà bạn sắp viếng thăm và phụ thuộc trong thời gian lưu trú.[11]
  3. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Hồ sơ mà bạn cần gồm có hộ chiếu, hộ khẩu và ảnh hộ chiếu. Ngoài ra, bạn còn cần thêm thông tin về chuyến đi như bản sao lịch trình bay, bảo hiểm cho toàn bộ thời gian lưu trú trong khối Schengen và giấy tờ trình bày lý do bạn đến. Bạn cũng cần xác minh hợp đồng lao động và cung cấp bảng lương của 3 tháng gần nhất.[2]
    • Với chuyến đi công tác, bạn sẽ cần thư mời của công ty đối tác và thư từ chính công ty của bạn. Cả hai đều phải thể hiện rõ lý do bạn đến công tác và một trong hai thư phải ghi rõ thông tin thanh toán cho chuyến đi và nơi mà bạn sẽ lưu trú.[2]
    • Với chuyến đi du lịch, bạn sẽ cần thông tin đặt phòng khách sạn, gồm có thông tin liên hệ chính xác của khách sạn đó. Bạn cũng nên cung cấp thông tin kể cả khi đi theo tour.[2]
    • Nếu bạn thăm người thân, bạn sẽ cần thêm một mẫu đơn đặc biệt để xác minh. Chẳng hạn như ở Hà Lan, mẫu đơn Giấy Bảo lãnh, cần có chứng thực của chính quyền địa phương. Người thân của bạn cũng cần nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc thẻ cư trú.[2]
  4. Nộp đơn. Hầu hết các quốc gia đều yêu cầu tự đến nộp đơn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của họ tại nơi bạn sống. Thường thì bạn sẽ cần đặt lịch hẹn trước khi đến. Bạn có thể tìm địa chỉ của Lãnh sự quán gần nhất trên website của chính phủ nước đó hoặc nước của bạn.[12]
  5. Lấy dấu vân tay. Bạn sẽ cần phải lấy dấu vân tay tại văn phòng Lãnh sự quán nếu bạn chưa từng xin visa Schengen. Nếu bạn đã từng có visa, nhân viên lãnh sự có thể truy thông tin của bạn.[10]
  6. Nộp lệ phí. Lệ phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào quốc tịch và nước mà bạn xin visa. Bạn có thể tham khảo lệ phí trên website của nước đó hoặc gọi hỏi Lãnh sự quán.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Tính toán thời gian nộp đơn xin visa. Tốt nhất bạn nên nộp sớm trong khoảng 3 tháng trước ngày khởi hành.
  • Đảm bảo có đủ ít nhất 1 trang trắng trong hộ chiếu để cấp visa. Tuy nhiên, một số Đại sứ quán có thể sẽ yêu cầu 2 đến 4 trang trắng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây