Đại số 10/Chương II/§3. Hàm số bậc hai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Lí thuyết[sửa]

Hàm số bậc hai là hàm số cho bởi công thức:
y=ax^{2}+bx+c         (1)
trong đó x biến số, a, b, c là các hằng số a ≠ 0.
 


Tập xác định của hàm số này là D = ℝ.

Khi b = c = 0 ta được y=ax^{2} - hàm số đã được học ở lớp 9.


Đồ thị của hàm số bậc hai[sửa]

Hoạt động 1
Nhắc lại các kết quả đã biết về đồ thị của hàm số y=ax^{2} ?
 


Nhận xét[sửa]

Đồ thị của hàm số y=ax^{2} có đỉnh là điểm O(0;0), là điểm thấp nhất của đồ thị trong trường hợp a > 0 (y ≥ 0 với mọi x), và là điểm cao nhất của đồ thị trong trường hợp a < 0 (y ≤ 0 với mọi x) (hình 20).


Hình 20


Đồ thị của hàm số y=ax^{2}+bx+c điểm thấp nhất hoặc điểm cao nhất không?

Thực hiện phép biến đổi đã biết ở lớp 9, ta có viết:

y=ax^{2}+bx+c=a\left(x+{\frac  {b}{2a}}\right)^{2}+{\frac  {-\Delta }{4a}}    với \Delta =b^{2}-4ac .

Nhận xét rằng:

  • Nếu x=-{\frac  {b}{2a}} thì y={\frac  {-\Delta }{4a}} . Vậy điểm I\left(-{\frac  {b}{2a}};{\frac  {-\Delta }{4a}}\right) thuộc đồ thị của hàm số (1).
  • Nếu a > 0 thì y\geq {\frac  {-\Delta }{4a}} với mọi x, do đó I điểm thấp nhất của đồ thị.
  • Nếu a < 0 thì y\leq {\frac  {-\Delta }{4a}} với mọi x, do đó I điểm cao nhất của đồ thị.

Như vậy, đồ thị của hàm số y=ax^{2}+bx+c có điểm I\left(-{\frac  {b}{2a}};{\frac  {-\Delta }{4a}}\right) đóng vai trò như điểm O(0;0) của đồ thị hàm số y=ax^{2} .


Đồ thị[sửa]

Dưới đây(*) ta sẽ thấy đồ thị của hàm số y=ax^{2}+bx+c chính là đồ thị của hàm số y=ax^{2} sau một số phép "dịch chuyển" trên mặt phẳng tọa độ.


Đồ thị của hàm số y=ax^{2}+bx+c (a ≠ 0) là một đường parabol có đỉnh là điểm I\left(-{\frac  {b}{2a}};{\frac  {-\Delta }{4a}}\right) , có trục đối xứng là đường thẳng x=-{\frac  {b}{2a}} . Parabol này quay bề lõm lên trên nếu a > 0 và xuống dưới nếu a < 0 (Hình 21).
 


Hình 21


Cách vẽ[sửa]

Để vẽ đường parabol y=ax^{2}+bx+c (a ≠ 0), ta thực hiện các bước:


1.Xác định tọa độ của đỉnh I\left(-{\frac  {b}{2a}};{\frac  {-\Delta }{4a}}\right) .

2. Vẽ trục đối xứng x=-{\frac  {b}{2a}} .

3. Xác định tọa độ các giao điểm của parabol với trục tung (điểm (0;c)) và trục hoành (nếu có).

Xác định thêm một số điểm thuộc đồ thị, chẳng hạn điểm đối xứng với điểm (0;c) qua trục đối xứng của parabol, để vẽ đồ thị chính xác hơn.

4. Vẽ parabol

Khi vẽ parabol chú ý đến dấu của hệ số a (a > 0 bề lõm quay lên trên, a < 0 bề lõm quay xuống dưới).
 


VÍ DỤ
Vẽ parabol y=x^{2}-2x-3 .
 
Lời giải
Hình 22
Đỉnh I(1;-4)

Trục đối xứng là đường thẳng x = 1

Giao điểm với Oy A(0;-3)

Điểm đối xứng với A(0;-3) qua đường thẳng x = 1 là A'(2;-3)

Giao với trục Ox tại B(-1;0) và C(3;0).

Đồ thị như hình 22.

 


Hoạt động 2
Vẽ parabol y=-2x^{2}+x+3 .
 


Chiều biến thiên của hàm số bậc hai[sửa]

Dựa vào đồ thị của hàm số y=ax^{2}+bx+c (a ≠ 0), ta có bảng biến thiên của nó trong hai trường hợp a > 0 và a < 0 như sau:



Từ đó ta có định lí dưới đây

ĐỊNH LÍ

Nếu a > 0 thì hàm số y=ax^{2}+bx+c
Nghịch biến trên khoảng \left(-\infty ;{\frac  {-b}{2a}}\right)
Đồng biến trên khoảng \left({\frac  {-b}{2a}};+\infty \right)

Nếu a < 0 thì hàm số y=ax^{2}+bx+c

Đồng biến trên khoảng \left(-\infty ;{\frac  {-b}{2a}}\right)
Nghịch biến trên khoảng \left({\frac  {-b}{2a}};+\infty \right) .
 

BÀI TẬP[sửa]

1. Xác định tọa độ của đỉnh và các giao điểm với trục tung, trục hoành (nếu có) của mỗi parabol:
a) y=x^{2}-3x+2 b) y=-2x^{2}+4x-3
c) y=x^{2}-2x d) y=-x^{2}+4
2. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số:
a) y=3x^{2}-4x+1 b) y=-3x^{2}+2x-1
c) y=4x^{2}-4x+1 d) y=-x^{2}+4x-4
e) y=2x^{2}+x+1 f) y=-x^{2}+x-1.
3. Xác định parabol y=ax^{2}+bx+2 , biết rằng parabol đó:
a) Đi qua hai điểm M(1;5) và N(-2;8) b) Đi qua điểm A(3;-4) và có trục đối xứng là x=-{\frac  {3}{2}}
c) Có đỉnh là I(2;-2) d) Đi qua điểm B(-1;6) và tung độ của đỉnh là -{\frac  {1}{4}} .

4. Xác định a, b, c biết parabol y=ax^{2}+bx+c đi qua điểm A(8;0) và có đỉnh là I(6;-12).



<<< Đại số 10

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này