Đối mặt với người bạn đời khó tính

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Quan hệ tình cảm là việc đang tiến triển và cần có một vài điều chỉnh liên tục nhằm đạt được tiềm năng trọn vẹn. Nếu bạn và người bạn đời đang cảm nhận được tác động của vấn đề giận dữ, giao tiếp kém hoặc bất lực trong việc hòa giải, thì bạn có thể cải thiện được tình hình. Việc phát triển công cụ để giao tiếp trung thực và thẳng thắn, học cách để thương lượng hòa giải, và cam kết thay đổi sẽ mang bạn trở lại con đường hạnh phúc.


Các bước[sửa]

Cải thiện Giao tiếp[sửa]

  1. Chuẩn bị điều bạn muốn nói. Viết ra mối bận tâm để bạn có thể chia sẻ với bạn đời. Điều này sẽ giúp xác định hành vi, cảm xúc và giải pháp cụ thể nào đó. Nếu bạn tin là vấn đề xảy ra, thì nên nghĩ đến giải pháp hữu hiệu.
    • Viết ra suy nghĩ. Cách này sẽ có ích khi viết mọi thứ ra trên giấy. Viết ra suy nghĩ là cách chữa bệnh và sẽ giúp sắp xếp tình cảm theo cách giúp bạn giảm bớt căng thẳng.[1]
    • Tập bày tỏ mối bận tâm. Không cần lo lắng về việc trở nên hoàn hảo. Nếu nói điều gì đó từ tận đáy lòng, thì đó là vấn đề quan trọng.[2]
    • Khi trò chuyện với một người mà muốn áp đảo bạn với thái độ tiêu cực, thì một cách hay để chống lại động cơ thúc đẩy bạn cũng cư xử tiêu cực là nên trong tư thế chuẩn bị.[3]
  2. Chọn thời điểm thích hợp để trò chuyện. Tránh đối thoại vào lúc sáng sớm khi bạn và chồng/vợ có thể gắt gỏng; và cố gắng không nói đến vấn đề ngay khi bạn đi làm về. Hãy thư giãn và nghỉ ngơi trước khi bạn tiếp cận họ. Nếu bạn đã nhận ra tác động tiêu cực từ người bạn đời, thì có thể bạn biết được thời điểm hứa hẹn tốt nhất mang lại kết quả tích cực.
    • Trò chuyện ở nơi công cộng có thể hữu ích. Khả năng là đối phương sẽ bớt thất vọng vì nỗi sợ bị xấu hổ, ngượng ngùng.
    • Liên kết nhiều điểm tích cực nhất mà bạn có thể nghĩ ra nhằm tạo cơ hội lý tưởng cho giao tiếp tích cực. Có thể bạn nên đến một nơi mà cả hai đều thích, hoặc cùng nhau ở nhà và tận hưởng bữa ăn tối ngon miệng.
  3. Duy trì thái độ tích cực trong khi trò chuyện. Bày tỏ sự lạc quan khi cùng nhau nỗ lực tìm ra giải pháp. Đây là cơ hội để tạo ra sự khác biệt cho mối quan hệ. Là lúc bạn nên chia sẻ và biết là mình được lắng nghe. Đừng để chồng/vợ ngăn cản bạn đạt mục tiêu có được cuộc trò chuyện tuyệt vời, nhằm giải quyết vấn đề. Bạn đang thực hiện nhiệm vụ để được lắng nghe vì thế nên tập trung vào điều quan trọng là: tạo ra thay đổi tốt đẹp hơn.[4]
    • Tiếp cận vấn đề tích cực bằng cách nói, “Em thật sự cảm kích mọi thứ anh đã làm vì em và em thực sự muốn anh được hạnh phúc. Em có cảm giác anh không hề hạnh phúc khi ở bên em dựa vào một số điều mà anh đã nói”. Điều này sẽ khơi màu cho cuộc trò chuyện.
    • Nếu phản hồi đầu tiên của người bạn đời mang tính tiêu cực, thì hãy cố ngăn họ lại bằng cách nói, “Em muốn nói về vấn đề này một cách bình thản bởi vì em lo lắng; và nếu chúng ta cần thay đổi điều gì đó, thì chúng ta cần lắng nghe lẫn nhau”. Xoa dịu phản hồi tiêu cực của họ bằng một cuộc đối thoại bình tĩnh, chân thật.
    • Nếu người bạn đời nhất thiết phải phản hồi bằng thái độ hung hăng hoặc kích động, thì chỉ cần nói, “Có lẽ chúng ta nên nói về điều nay sau”. Nếu họ chắc chắn về cách cư xử của mình thì bạn đã phải gặp vấn đề nghiêm trọng hơn trước mắt. Không nên đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm, bị tổn thương. Hãy làm điều mà bạn có thể để ở vị thế an toàn.
    • Có thể người bạn đời phản hồi bằng cách lắng nghe và thể hiện mối bận tâm thực sự. Đây là cơ hội để cho chồng/vợ biết được bạn cảm thấy ra sao về việc bị chỉ trích. Đừng ngại nói với họ rằng điều đó làm bạn tổn thương và khiến bạn lo lắng cho mối quan hệ cũng như tương lai sắp tới.
    • Tiếp tục nói với người bạn đời rằng bạn yêu họ và bày tỏ sự ủng hộ điều mà họ muốn nói.
  4. Tìm hiểu điều gì đang thực sự xảy ra. Nếu biết rằng bạn không hề làm bất cứ điều gì góp phần tạo nên phản hồi tiêu cực của người bạn đời, thì đây là lúc nên sẵn sàng và chuẩn bị nỗ lực. Là cơ hội hoàn hảo để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.[5]
    • Nếu một người luôn phàn nàn hoặc hay chỉ trích về hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống, thì có thể là do một điều gì đó đã xảy ra trong cuộc sống trước đây của họ. Có thể là có một sự kiện hoặc bi kịch trong đời của đối phương khiến họ hành động như thế.[6]
    • Bạn có thể nhận ra rằng người bạn đời rất không hài lòng với công việc hoặc với vấn đề không liên quan gì đến bạn. Nếu họ suy nghĩ cuộc sống thật tồi tệ bởi vì nhiều điều, thì nguy cơ là họ sẽ trút giận lên bạn.
    • Người bạn đời có thể oán giận bạn vì bạn không phải là người hoàn hảo. Bạn cần phải nhắc nhở họ rằng họ không hoàn hảo, và bạn cũng không hoàn hảo từ khi hai người gặp nhau, có thể là bạn sẽ không bao giờ trở nên hoàn hảo, và họ cũng thế.
    • Sự bất an về năng lực làm việc, phụ thuộc tài chính, và sức khỏe thể chất tất cả có thể góp phần tạo nên sự than phiền và suy nghĩ tiêu cực dai dẳng trong một người.[7] Chứng trầm cảm có thể là căn nguyên của vấn đề và cần phải được giải quyết một cách thích hợp.
    • Người bạn đời có thể cảm thấy cả thế giới đang chống đối lại họ và bạn là một phần của thế giới đó. Bạn cần tách biệt bản thân ra khỏi mối liên kết đó và cam đoan một lần nữa với họ rằng bạn ủng hộ họ.
  5. Hãy trung thực. Làm gương bằng cách nói sự thật. Điều này không có nghĩa là bạn phải trung thực một cách nhẫn tâm và làm tổn thương người khác. Sử dụng từ ngữ cẩn thận và nhớ rằng bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề nhằm cải thiện giao tiếp.
  6. Thể hiện sự tôn trọng và yêu cầu đối phương cũng tôn trọng bạn. Sự tôn trọng là điều bạn phải xứng đáng được hưởng. Nếu bạn hành động một cách đáng tôn trọng thì điều này sẽ tạo ra nền tảng để nhận lại sự tôn trọng. Nếu cảm thấy mình không được tôn trọng, thì nói với đối phương, “Em muốn chúng ta tôn trọng lẫn nhau. Em sẵn sàng làm thế, anh cũng thế nhé?”
  7. Hãy thẳng thắn, cởi mở. Cần có lòng dũng cảm để chấp nhận có thể bị tổn thương. Mở lòng với khả năng tiến bộ là điều cần thiết. Có lẽ bạn sợ bị tổn thương, nhưng đó lại là một rủi ro đáng thử. Một khi bạn nhận ra phần thưởng của việc tỏ ra cởi mở, thì việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Đối phó với việc không thể Thỏa hiệp[sửa]

  1. Đặt nền tảng cho giải pháp. Làm gương tốt và hành động như thể bạn là người hòa giải của chính mình.[8] Bạn muốn xuất hiện trong tư thế lạc quan đối với tình hình. Hãy lưu tâm và tập trung để người bạn đời hiều là bạn nghiêm túc và tin tưởng rằng bạn có thể giải quyết vấn đề sắp tới.
    • Hãy khôn khéo trong giao thiệp. Có ý thức về sự công bằng sẽ thuận lợi cho công việc của bạn.
    • Lắng nghe người khác và họ sẽ lắng nghe bạn. Bạn rõ biết là mình không thể lắng nghe và nói chuyện cùng một lúc. Bạn cần có khả năng lắng nghe điều mà người bạn đời muốn nói, và bạn cần nhận ra rằng họ chịu nghe bạn nói. Nếu bạn không cảm nhận được họ đang lắng nghe bạn, thì nên nói cho họ biết.
    • Không ngắt lời. Thể hiện sự tôn trọng quá trình bằng cách không ngắt lời. Nếu người bạn đời ngắt lời bạn thì nói với anh ấy, “Em sẽ không ngắt lời anh khi anh đang nói bởi vì em muốn nghe xem anh muốn nói gì. Làm ơn hãy để em nói mà đừng chen ngang để anh hiểu được chính xác điều mà chính em đang cố gắng bày tỏ”.
  2. Hỏi xem bạn cần gì. Biết điều mà bạn cần và có thể bày tỏ. Người bạn đời cần biết được bạn cảm thấy ra sao khi họ chỉ trích mọi thứ mà bạn làm. Suy nghĩ trước về chúng để bạn có thể truyền đạt rõ ràng nhu cầu và mong muốn. Sự chuẩn bị sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu khi đối phương quyết định đưa ra thêm phản ứng tiêu cực.
    • Không thỏa hiệp giá trị mà bạn coi trọng. Hiểu rõ là bạn không sẵn sàng đi ngược lại với giá trị mà bạn coi trọng. Hãy thật cụ thể về điều mà bạn xem là không thể thương lượng. Nếu người bạn đời cứ mắng nhiếc bà ngoại của bạn sau lưng bà, điều này ăn mòn giá trị bạn đặt ra cho gia đình của mình, thì nên nói thẳng với họ.
    • Luôn thắt chặt nhu cầu và mong muốn của bạn để giúp đỡ mối quan hệ. Xác nhận rằng mọi thứ bạn muốn là được hạnh phúc và muốn họ cũng được hạnh phúc.
  3. Hỏi xem người bạn đời cần gì. Điều này sẽ mang lại cho họ cơ hội để làm rõ yêu cầu, mong muốn, và kỳ vọng. Điều quan trọng là cần lắng nghe những gì họ muốn nói, việc này sẽ giúp họ cảm thấy mình được thấu hiểu.
    • Ghi chú và nếu họ hỏi lý do tại sao bạn làm như vậy, thì hãy nói cho họ biết là bạn muốn chắc chắn là bạn không bỏ lỡ bất cứ điều gì mà họ nói.
    • Đọc lại ghi chú cho họ nghe và hỏi xem bạn có ghi mọi thứ chính xác không. Bổ sung thêm thông tin mà bạn đã bỏ lỡ hoặc bất cứ điều gì mà họ muốn bạn thêm vào.
    • Nếu họ xác nhận điều gì đó mà họ muốn và bạn biết rằng bạn không thể đồng ý với điều đó thì chỉ cần nói, “Em không thể đồng ý. Việc này không phù hợp với em. Có lẽ chúng ta nên dành thời gian để suy nghĩ về một số lựa chọn khác và tìm ra giải pháp thỏa hiệp”.
  4. Chuyển hướng tiêu cực. Những người có vấn đề suy nghĩ tiêu cực cực mãn tính thường đem khuynh hướng tiêu cực vào mọi tình huống. Không nên cho phép bản thân bị tác động bởi lối suy nghĩ chỉ trích và tiêu cực của người bạn đời.
    • Nếu họ tiếp tục cư xử tiêu cực thì nói với họ, “Em đang cố gắng tập trung vào điều tích cực để chúng ta có thể giải quyết vấn đề này. Thật dễ để cư xử tiêu cực. Dù trở nên tích cực là điều khó khăn, nhưng đó là điều mà em sẽ làm”.
  5. Yêu cầu cam kết thay đổi. Cả hai bạn cần thực sự giữ suy nghĩ muốn hòa giải. Điều quan trọng là ít nhất bạn đồng ý cố gắng thay đổi. Đó có thể là điểm bắt đầu, và rồi bạn có thể xây dựng từ nền tảng đó. Mục tiêu là cam kết quá trình đầy đủ, nhưng bạn có thể cần bắt đầu với một số bước nhỏ.[9]
    • Xem lại các yếu tố trên danh sách liệt kê của cả hai. Để chồng/vợ hiểu là bạn đồng ý thay đổi, nếu họ cũng đồng ý.
    • Nên nói thế này, “Em sẵn sàng hứa với anh và cam kết thực hiện điều thỏa thuận. Hãy nói với em là anh cảm thấy thoải mái và sẵn lòng hứa cải thiện mọi điều tốt hơn vì chúng ta.”
    • Cam đoan với họ thêm lần nữa là bạn đang cố gắng để cải thiện tình hình vì cả hai và vì tương lai bên nhau.

Điều chỉnh Lỗi lầm[sửa]

  1. Hãy kiên nhẫn. Thay đổi không dễ dàng đối với một số người.[10] Người bạn đời có thể gặp khó khăn thử thách phía trước, nhất là nếu họ đã không ý thức được hành vi của mình hoặc tác nhân gây ra các hành vi đó. Sự kiên nhẫn là chìa khóa giúp mối quan hệ thành công tốt đẹp. Tự thuyết phục chính mình rằng mặc dù đây là thời gian thử thách gay go, nhưng chỉ mang tính tạm thời.
    • Mọi việc sẽ tiến triển nếu bạn duy trì tập trung vào mục tiêu mà bạn đã đề ra.
    • Nếu sự việc không diễn ra tốt đẹp, thì đừng từ bỏ. Thảo luận vấn đề và đồng ý tiếp tục điều chỉnh nếu cần thiết.
  2. Khen ngợi nhau. Khi bạn hài lòng với mọi điều đang diễn ra, thì nên nói với người bạn đời. Nếu bạn bắt gặp họ cư xử tiêu cực với chính họ và rồi họ tự sửa chữa, thì nên thừa nhận đây là một thành tích đáng khen. Mọi người ai cũng cẩn biết là họ đang làm tốt. Điều này sẽ giúp cả hai bạn luôn có động lực phấn đấu.
  3. Mỉm cười. Nếu cả hai bạn tìm ra cách để cười vui về một tình huống nào đó, thì điều này có thể giúp xoa dịu cả hai.[11] Nụ cười rút ngắn khoảng cách nhất, mang hai người lại gần nhau.[12] Hầu như bạn không thể buồn bã khi đang cười đùa. Nên thử mỉm cười.
  4. Chịu học hỏi. Mọi người ai cũng cẩn một buổi huấn luyện về các vấn đề tình cảm. Không nên chỉ trích người bạn đời hoặc phê bình bản thân vì đã phạm sai lầm. Thay vào đó, nên tập trung vào nỗ lực mà cả hai đang thực hiện để trở thành người tốt hơn. Một bước nhỏ cũng có vai trò hướng tới con đường đúng đắn.
  5. Mặc kệ điều không cần thiết. Dù cho tình hình có nghiêm trọng hơn hoặc bạn đang đối mặt với người bạn đời thờ ơ với yêu cầu muốn bỏ qua mọi điều không cần thiết, thì việc quan trọng là chú tâm đến thái độ. Không ai muốn mình nhỏ bé, bị coi thường hoặc bị thờ ơ bởi người bạn đời hoặc bởi một ai đó gây ra vấn đề. Bạn sẽ nhận ra rằng một khi bạn cảm nhận có ai đó chịu lắng nghe và tôn trọng bạn thì bạn sẽ có thể giải phóng cảm xúc buồn bã và trách nhiệm nhằm giảm bớt căng thẳng. Bạn có thể mặc kệ chúng.
    • Nếu bạn cố gắng mặc kệ điều gì đó nhưng nó lại tiếp tục tác động đến bạn, thì bạn sẽ cần phải đối mặt với nhiều cảm xúc hơn liên quan đến tình hình. Điều này có thể bao gồm khả năng trò chuyện nhiều hơn với chồng/vợ, hoặc đi bộ đường dài để giải quyết mọi cảm xúc qua luyện tập cơ thể.
    • Có thể khá thất vọng khi ai đó nói với bạn rằng “mặc kệ nó đi” nếu bạn vẫn chưa giải quyết được vấn đề tới mức mong muốn. Hít một hơi thật sâu và nói, “Em đang nỗ lực để mặc kệ việc này, nhưng vẫn chưa thể làm được”.
    • Một khi bạn đã tạo lập được quan điểm cân bằng, bạn sẽ nhận một vài điều xứng đáng khiến bạn buồn bã, trong khi một số điều khác lại không đáng.
  6. Làm mới cam kết của bạn đối với mối quan hệ. Nhiều người quyết định làm mới đám cưới hoặc lời thề cam kết bên nhau vì rất nhiều lý do khác nhau. Đây có thể là cơ hội tuyệt vời để dùng nghi lễ thể hiện rằng bạn không hề mất hứng thú đối với mối quan hệ và bạn vẫn yêu đối phương.
    • Vượt qua giai đoạn khó khăn có thể mang lại mong muốn cam kết bên nhau sâu đậm hơn.
    • Người bạn đời có thể nhận ra nỗi đau mà họ đã gây ra cho bạn và cảm thấy tội lỗi. Họ có thể muốn xin lỗi bạn vì những gì mà họ đã khiến bạn phải chịu đựng. Hãy để họ bày tỏ.

Nhờ Giúp đỡ[sửa]

  1. Dựa vào sức mình. Hạnh phúc là cảm giác bên trong và bạn có trách nhiệm tạo ra nó. Bạn biết rõ điều gì làm bạn hạnh phúc, vì thế tham gia nhiều hoạt động bên ngoài mối quan hệ sẽ giúp duy trì cảm xúc tích cực. Bạn sẽ dễ dàng đối mặt với người khó chịu và tiêu cực nếu bạn luôn có tâm trạng tốt. Bạn càng hạnh phúc thì bạn sẽ càng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp hơn.
  2. Tìm nguồn năng lượng tích cực. Đối mặt với người mà luôn sống tiêu cực có thể rất mệt mỏi và căng thẳng. Thực hiện thay đổi cần thời gian vì thế bạn sẽ cần sự hỗ trợ và động viên để đối mặt với xung đột. Tìm bạn bè hoặc người mà bạn tin tưởng và bất cứ ai có thể trở thành nguồn động viên bạn.
    • Nhớ là người tiêu cực khiến chúng ta cạn kiệt năng lượng vì thế chúng ta cần phải bổ sung. Một số hoạt động như tập thể dục, nhảy múa, tập yoga, và chơi đánh gôn là cách giúp bạn nạp lại năng lượng.[13]
  3. Lánh xa người có tích cách tiêu cực. Tránh xa bạn bè hoặc thành viên trong gia đình có suy nghĩ tiêu cực và không sẵn lòng giúp đỡ. Họ chỉ cư xử tốt nhất với chính họ thôi. Không cho phép họ ảnh hưởng tới mối quan hệ vợ chồng của bạn.
    • Nếu trở nên tích cực, lạc quan là điều dễ dàng, thì ai cũng làm được. Có nhiều điều bất mãn trên thế giới và nhiều người muốn bày tỏ mà không cần ai cho phép. Bạn không cần phải lắng nghe.
  4. Làm việc với chuyên gia. Nếu cảm thấy bạn không thể kiểm soát tình hình, thì nên nhờ đến chuyên gia tư vấn, bác sĩ chuyên khoa, và chuyên gia hòa giải. Bạn là con người và có nhiều lúc bạn đạt tới giới hạn và cần giúp đỡ. Mặc dù điều này khó khăn, nhưng sống ly thân hoặc ly dị có thể là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề.
    • Tạm thời ly thân thực sự có thể cứu vãn mối quan hệ. Điều này có khả năng mang lại khoảng không gian lý tưởng cho phép hai bạn có thời gian để xác định mối quan hệ có xứng đáng để hàn gắn.[14]
    • Chuyên gia tâm lý và chuyên gia sức khỏe tâm lý có mặt ở địa phương. Ở Mỹ, bạn có thể tìm vị trí của họ thông qua Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association) [15] và Hiệp Hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) [16]. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm đến Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam [17] để nhận sự hỗ trợ.
    • Người hòa giải là bên trung lập và nổ lực để tìm ra giải pháp thuận lợi cho cả hai bạn.[18]

Lời khuyên[sửa]

  • Dành thời gian thư giãn nếu bạn bị bắt buộc phải sống chung với người tiêu cực, khó tính.
  • Duy trì tập trung và tích cực, nhưng hiểu rằng mọi người ai cũng có giới hạn về điều mà họ có thể tha thứ.
  • Hôn nhân và quan hệ tình cảm thường nói về sự thương lượng và thỏa hiệp.
  • Tìm một lý do để tạm dừng cuộc trò chuyện tiêu cực. Sau đó nhắc nhở bản thân lý do tại sao bạn yêu người bạn đời/người yêu nhiều như thế.
  • Cởi mở trong giao tiếp và không từ bỏ mối quan hệ trừ phi bạn chắc chắn đã đến hồi kết.
  • Sẵn sàng tha thứ miễn là đối phương không bảo bạn phải tha thứ quá thường xuyên.

Cảnh báo[sửa]

  • Hành vi tiêu cực mãn tính có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng hơn như là chứng trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc rối loạn nhân cách.
  • Nếu cảm thấy bạn cần chuyên gia giúp đỡ thì phải tìm cho mình một chuyên gia.
  • Không có chiến thuật hay giải pháp nào mang lại 100% hiệu quả khi đối mặt với vấn đề về hành vi con người.
  • Bất cứ ai cố gắng ép bạn thỏa hiệp các giá trị mà bạn coi trọng thì đều không quan tâm đến lợi ích cao nhất của bạn.


Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.healthywomen.org/content/article/reduce-stress-journaling
  2. http://www.researchgate.net/publication/233479300_Get_Real_Does_Practicing_Speeches_Before_an_Audience_Improve_Performance
  3. https://hbr.org/2010/10/difficult-conversations-9-common-mistakes
  4. http://ro.uow.edu.au/commpapers/2475/
  5. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/j.2168-9830.1997.tb00270.x/abstract
  6. http://s3.amazonaws.com/academia.edu.documents/31062277/Orth_and_Wieland_2006_JCCP.pdf?AWSAccessKeyId=AKIAJ56TQJRTWSMTNPEA&Expires=1438210820&Signature=UYTDpTnTjIBE0glWAeR7PPcejhk%3D&response-content-disposition=inline
  7. http://ispub.com/IJMH/7/1/9829
  8. http://www.mediate.com/articles/fosterk1.cfm
  9. http://eab.sagepub.com/content/45/1/3.abstract
  10. https://hbr.org/2012/09/ten-reasons-people-resist-chang
  11. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2762283/
  12. http://www.goodreads.com/quotes/172-laughter-is-the-shortest-distance-between-two-people
  13. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3193654/
  14. http://www.wsj.com/articles/SB10001424053111904140604576496240815891366
  15. http://locator.apa.org/
  16. http://www.psychiatry.org/mental-health/key-topics/finding-help
  17. http://tamlygiaoduc.org.vn/
  18. https://www.mediation.org/mediation/faces/find_a_mediator;jsessionid=H8_bYufE6oXQ49Qt7YviNP8shyw5ewywOYoJ_R-damxfLaKJZ8oB!-1773643185?gclid=Cj0KEQjw8-GtBRCMl7m54PzgjNQBEiQAIZckv8cEMuYrDXQSCpqq7affxsCHIlZgsvknYj8k2goyO10aAprW8P8HAQ&_afrLoop=799076348911806&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3Fgclid%3DCj0KEQjw8-GtBRCMl7m54PzgjNQBEiQAIZckv8cEMuYrDXQSCpqq7affxsCHIlZgsvknYj8k2goyO10aAprW8P8HAQ%26_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D799076348911806%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D14h3uu8q3k_4

Liên kết đến đây