Đối phó với chứng lo lắng khi quan hệ tình dục
Chứng lo âu về khả năng thể hiện khi quan hệ tình dục có thể ảnh hưởng đến cả nam giới lẫn nữ giới, và có thể dao động từ nỗi sợ hãi về kết quả của quá trình quan hệ (mang thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục, xấu hổ) cho đến đánh giá về bản thân quá khắt khe (lo lắng rằng mình không hấp dẫn, không nam tính/nữ tính, v.v).[1] Mỗi khi những loại suy nghĩ và cảm giác lo lắng này gắn liền với tình dục và khả năng thực hiện hành vi tình dục, cơ thể bạn sẽ phóng thích hormone có khả năng can thiệp vào sự ham muốn và chuyện chăn gối. Từ đó, bạn sẽ lo âu nhiều hơn, và kết quả là tiếp tục hình thành vòng luẩn quẩn. Biết rõ cách để phá vỡ chu kỳ của chứng lo lắng trong khả năng thể hiện sẽ giúp cả hai xây dựng cuộc sống tình dục lành mạnh và xây dựng mối quan hệ tình cảm hạnh phúc hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Cho phép bản thân tận hưởng tình dục[sửa]
-
Trò
chuyện
với
bạn
đời
về
nỗi
lo
lắng
của
bạn.
Hãy
cho
họ
biết
về
trải
nghiệm
của
bạn,
và
cùng
nhau
tìm
kiếm
giải
pháp
cho
vấn
đề.[2]
- Cho phép bản thân trở nên yếu mềm. Nếu bạn thường xuyên nhận thấy người ấy không suy nghĩ tệ về bạn khi bạn đang trong trạng thái yếu đuối nhất, bạn có thể bắt đầu xây dựng sự tin tưởng trong mối quan hệ tình cảm và xây dựng sự tự tin ở chính mình.[2]
- Tin tưởng người bạn yêu. Một vài chuyên gia sức khỏe tin rằng chứng lo lắng trong khả năng thể hiện khi quan hệ có thể bắt nguồn từ tình trạng lo âu xã hội. Mọi suy nghĩ có liên quan đến vấn đề này, cho dù nó có là cảm giác ngượng ngập hoặc không nam tính/nữ tính, sẽ kết thúc bằng nỗi sợ hãi trước sự phán xét của người khác. Mặc dù sẽ phải tốn một khoảng thời gian và nỗ lực, tư vấn dành cho cặp đôi hoặc cá nhân sẽ giúp bạn loại bỏ nỗi sợ hãi về bản thân và cho phép bạn tin tưởng người bạn yêu.[3]
-
Trở
nên
tự
tin.
Tập
trung
vào
yếu
tố
mà
bạn
yêu
thích
ở
bản
thân
và
cơ
thể.
Cho
dù
là
bạn
có
cảm
giác
bất
an
về
cân
nặng,
về
ngoại
hình,
hoặc
bất
kỳ
yếu
tố
hình
thể
nào
khác,
chuyên
gia
đã
đồng
ý
rằng
bước
đầu
tiên
để
vượt
qua
vấn
đề
về
lòng
tự
trọng
nằm
ở
việc
chấp
nhận
chính
mình:
mọi
người
đều
xứng
đáng
được
hạnh
phúc.[4]
- Bạn không phải chỉ đơn thuần là một sinh vật tình dục. Bạn nên suy nghĩ về phẩm chất tích cực ở bản thân mà người bạn yêu nhận thấy ở bạn, và cho phép mình cảm thấy tốt đẹp về chúng.[4]
-
Luôn
ghi
nhớ
bản
chất
của
mình.
Một
trong
những
nguyên
nhân
thường
xuyên
hình
thành
sự
lo
lắng
trong
tình
dục
đó
là
cảm
thấy
có
lỗi
hoặc
tồi
tệ
về
yếu
tố
xuất
hiện
trong
ảo
tưởng
về
tình
dục.
Nỗi
sợ
hãi
sẽ
xoay
quanh
việc
lo
lắng
rằng
những
điều
lập
dị
này
sẽ
xác
định
bản
chất
con
người
bạn,
và
rằng
bạn
sẽ
thực
hiện
chúng
trong
thực
tại.
Các
chuyên
gia
cho
rằng
ảo
tưởng
về
hành
vi
hoặc
thậm
chí
là
về
một
người
cụ
thể
không
có
nghĩa
là
bạn
sở
hữu
bất
kỳ
một
khao
khát
thật
sự
nào
trong
việc
tiến
hành
chúng
trong
hiện
tại.[1]
- Trở nên cởi mở và trung thực với người bạn yêu về điều bạn thích cũng như không thích, và yêu cầu họ cũng thực hiện tương tự.[1]
- Bạn hoàn toàn được phép sở hữu ảo tưởng và khao khát về tình dục. Bạn và người bạn yêu có thể tiến hành chúng một cách an toàn, thông qua việc nhập vai hoặc các chiến thuật khác dành cho cặp đôi.[1]
Thay đổi cách quan hệ tình dục[sửa]
-
Luyện
tập
trước
về
cách
hít
thở
sâu.
Bạn
nên
dành
một
vài
phút
để
tập
trung
vào
nhịp
hít
thở
trước
khi
bắt
đầu
quan
hệ.
Sử
dụng
khoảng
thời
gian
này
để
loại
bỏ
bất
kỳ
một
suy
nghĩ
nào
đang
gây
xao
nhãng
cho
bạn
hoặc
khiến
bạn
lo
lắng
nhiều
hơn.
Nếu
bạn
khó
có
thể
loại
bỏ
căng
thẳng
trong
ngày
hôm
đó,
bạn
nên
quan
hệ
vào
ngày
ít
căng
thẳng
hơn.
Cố
gắng
và
thất
bại
khi
bạn
không
thể
làm
trống
tâm
trí
sẽ
chỉ
khiến
bạn
căng
thẳng
và
lo
âu
nhiều
hơn.[5]
- Thiền trước khi quan hệ cũng khá hữu ích vì thiền sẽ giúp giảm thiểu lo lắng.
- Hãy từ tốn. Một vài bác sĩ và nhà trị liệu dành cho cặp đôi khuyên rằng từ tốn trong lúc kích thích nhau trước khi quan hệ sẽ giúp quá trình này diễn ra dễ dàng hơn. Tập trung vào việc vuốt ve/âu yếm người ấy, và hãy nhớ thực hiện nó một cách chậm rãi để cảm thấy thoải mái hơn với nhau, và để chắc chắn rằng bạn có thể giải quyết nhu cầu của đối phương. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ một số căng thẳng.
-
Tập
trung
vào
người
ấy.
Bạn
nên
luyện
tập
chánh
niệm
khi
đang
quan
hệ
tình
dục.
Bạn
nên
suy
nghĩ
về
cảm
giác
của
cơ
thể
và
cách
bạn
kết
nối
với
người
ấy.
Bạn
có
thể
tận
hưởng
hoạt
động
tình
dục
mà
không
đạt
cực
khoái.
Cố
gắng
tận
hưởng
khoảng
thời
gian
cả
hai
dành
cho
nhau
và
cho
phép
bản
thân
trở
nên
hạnh
phúc
trong
khoảnh
khắc
hiện
tại,
bất
kể
chuyện
gì
có
xảy
ra.[4]
- Cố gắng loại bỏ kỳ vọng. Loại bỏ kỳ vọng liên quan đến tình dục sẽ giúp giảm thiểu một vài áp lực mà bạn đang cảm nhận.[6]
-
Giao
tiếp
trong
quá
trình
quan
hệ.
Tận
hưởng
cảm
giác
mà
bạn
đang
có
với
người
ấy,
và
giao
tiếp
khi
quan
hệ.
Giao
tiếp
sẽ
giúp
giảm
thiểu
khá
nhiều
lo
lắng
và
bảo
đảm
rằng
cả
hai
bạn
sẽ
cảm
thấy
thoải
mái
trong
suốt
quá
trình
này.
- Cho người ấy biết mỗi khi bạn thích thú khi một điều nào đó đang diễn ra.
- Ngừng quan hệ trong một khoảng thời gian. Nhà trị liệu tình dục thường khuyên các cặp đôi nên kiêng quan hệ cho đến khi người gặp phải chứng lo lắng trên có thể vượt qua tình trạng này. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng bạn cần phải ngừng quan hệ, thỉnh thoảng, bạn nên cho phép bản thân không ham muốn tình dục. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ một số áp lực của tình trạng lo lắng khi quan hệ.[5]
Biết rõ khi cần phải tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp[sửa]
-
Tìm
hiểu
dấu
hiệu
của
chứng
lo
lắng
trong
khả
năng
thể
hiện
khi
quan
hệ.
Chứng
lo
lắng
này
sẽ
được
biểu
hiện
theo
nhiều
cách
khác
nhau.
Điều
quan
trọng
là
bạn
cần
phải
xác
định
mức
độ
ảnh
hưởng
của
tình
trạng
lo
âu
đến
bạn
–
cả
về
mặt
thể
chất
lẫn
tâm
thần
–
trước
khi
bạn
có
thể
tìm
hiểu
cách
để
đối
phó
với
nó.
Dấu
hiệu
phổ
biến
nhất
bao
gồm:[7]
- Suy nghĩ tiêu cực về chuyện chăn gối, khả năng thể hiện trong quá trình này và trở nên hấp dẫn trong mắt đối phương.
- Liên tục suy nghĩ về thất bại trước đó.
- Khó thở và không có khả năng kiểm soát cảm giác của cơ thể.
- Liệt dương ở nam giới như là kết quả của suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, và từ đó, lảng tránh hoạt động tình dục (rối loạn chức năng cương dương).
- Thiếu chất nhờn (ở phụ nữ).
- Thường xuyên lo lắng quá mức về khả năng thể hiện của bản thân khi quan hệ.
- Không thực hiện hành vi tình dục một cách thường xuyên và từ đó, giảm thiểu khả năng thể hiện nhiều hơn.
-
Tìm
hiểu
xem
liệu
loại
thuốc
mà
bạn
sử
dụng
có
phải
là
nguyên
nhân
không.
Một
vài
loại
thuốc
được
kê
toa
có
thể
làm
giảm
ham
muốn
tình
dục
hoặc
khả
năng
thể
hiện
hành
vi
tình
dục.
Chúng
gồm
có:
- Thuốc chống trầm cảm (đặc biệt là chất ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc - SSRI) như clomipramine, Amoxapine, amitriptyline, isocarboxazid, phenelzine, tranylcypromine, và fluoxetin.[8]
- Thuốc an thần, như thioridazine, fluphenazine, trifluoperazine, và chlorpromazine.[8]
- Thuốc giảm lo lắng (chống lo âu), như diazepam và alprazolam.[8]
- Thuốc huyết áp, như clonidine, labetalol, và methyldopa.[8]
-
Trò
chuyện
với
bác
sĩ.
Mặc
dù
lo
lắng
về
khả
năng
thể
hiện
trong
chuyện
chăn
gối
có
thể
là
nguyên
nhân
dẫn
đến
thất
bại
trong
việc
thể
hiện
hoặc
không
thể
đạt
được
cực
khoái,
một
vài
vấn
đề
tiềm
ẩn
cũng
có
thể
là
lý
do
hình
thành
tình
trạng
này.
- Bất cân bằng nội tiết tố có thể gây nên vấn đề. Nếu cơ thể của bạn không sản sinh đầy đủ hormone như testosterone, estrogen, hoặc progesterone, bạn sẽ trải nghiệm sự sụt giảm trong ham muốn và mất khả năng tận hưởng tình dục. Nó có thể trở thành vấn đề quan trọng đối với người cao tuổi. Bạn nên trò chuyện với bác sĩ về việc kiểm tra lượng hormone của bạn.[9]
- Giảm thiểu sự lưu thông máu cũng có thể gây sụt giảm khoái cảm trong tình dục và mất khả năng trở nên hứng thú.[10]
- Vấn đề về sức khỏe tim mạch, bao gồm tiểu đường, bệnh tim, và cao huyết áp, có thể ảnh hưởng đến khoái cảm và hứng thú với tình dục.[10]
- Bệnh tâm thần, đặc biệt là trầm cảm, rối loạn lo âu nói chung, và rối loạn lưỡng cực, sẽ làm giảm đáng kể ham muốn và khả năng tận hưởng tình dục.[11]
- Đánh giá xem liệu bạn có gặp phải tình trạng rối loạn cương dương (ED) hay không. ED thường được thể hiện qua sự sụt giảm trong ham muốn tình dục và mất khả năng cương dương, hoặc duy trì tình trạng cương dương trong khi quan hệ, và nó có thể bị hiểu nhầm thành chứng lo lắng trong việc thể hiện. Tại Mỹ, khoảng một nửa số nam giới trên độ tuổi 40 đều mắc phải bệnh ED.[10] Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn cương dương, và bạn cần phải đi khám bệnh nếu bạn tin rằng bạn đang gặp phải vấn đề này để có thể thiết lập kế hoạch điều trị, bao gồm thuốc men giúp duy trì cương dương.[12] Common causes include:
-
Đánh
giá
xem
liệu
bạn
có
đang
trải
qua
thời
kỳ
mãn
kinh.
Thời
điểm
bắt
đầu
của
thời
kỳ
mãn
kinh,
làm
giảm
sự
sản
sinh
estrogen
trong
cơ
thể,
có
thể
giảm
thiểu
ham
muốn
tình
dục,
gây
nên
thay
đổi
trong
tâm
trạng
và
thường
bị
hiểu
nhầm
thành
tình
trạng
lo
âu
trong
khả
năng
thể
hiện
khi
quan
hệ.
Hầu
hết
phụ
nữ
đều
sẽ
mãn
kinh
tại
một
thời
điểm
nào
đó
giữa
độ
tuổi
48
và
55,
mặc
dù
một
số
người
lại
mãn
kinh
trước
độ
tuổi
40
(được
gọi
là
mãn
kinh
sớm).[13]
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn tin rằng triệu chứng mãn kinh đang ảnh hưởng đến đời sống tình dục của bạn. Một vài loại thuốc, bao gồm điều trị estrogen và testosterone, sẽ giúp cải thiện ham muốn và cho phép bệnh nhân có thể tiếp tục tận hưởng tình dục.[9]
-
Đến
gặp
nhà
trị
liệu
tình
dục.
Tìm
kiếm
sự
trợ
giúp
chuyên
nghiệp
sẽ
cho
phép
bạn
loại
bỏ
sự
lo
lắng
mà
bạn
đang
cảm
nhận.
Bạn
có
thể
một
mình
đến
gặp
nhà
trị
liệu
hoặc
đi
cùng
người
bạn
đời
của
bạn.
- Nhà trị liệu cũng sẽ giúp bạn xác định vấn đề mà bạn không nghĩ rằng bạn đang gặp phải. Đây cũng chính là lý do vì sao quan điểm của chuyên gia lại khá hữu ích.
- Bác sĩ trị liệu có thể cung cấp cho bạn một số lời khuyên cũng như kỹ thuật bạn có thể thử thực hiện để giảm thiểu sự lo âu, và cải thiện khả năng thể hiện trong chuyện chăn gối.
- Thử liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Một vài người có thể trải nghiệm cảm giác lo lắng trong quá trình quan hệ tình dục vì một số nguyên nhân tâm lý. CBT là biện pháp mà trong đó, nhà trị liệu có thể khám phá quá khứ đau thương của người bệnh, tìm hiểu cách ảnh hưởng của nó đến người đó và cách để tách họ khỏi cảm giác không vui.[14]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 http://www.huffingtonpost.com/2013/02/27/womens-10-biggest-worries_n_2777019.html
- ↑ 2,0 2,1 http://psychcentral.com/lib/trust-and-vulnerability-in-relationships/
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2013/11/01/performance-anxiety-sexual-dysfunction/
- ↑ 4,0 4,1 4,2 https://www.psychologytoday.com/blog/what-would-aristotle-do/201105/some-tips-overcoming-sexual-performance-anxiety
- ↑ 5,0 5,1 http://www.healthcentral.com/anxiety/c/1443/172130/sexual-performance-anxiety/
- ↑ http://www.stanleyducharme.com/resources/anxiety.htm
- ↑ http://www.psychiatrictimes.com/articles/relationship-between-anxiety-disorders-and-sexual-dysfunction
- ↑ 8,0 8,1 8,2 8,3 http://www.healthcentral.com/static/pp/pdf_guides/sexcon.pdf
- ↑ 9,0 9,1 http://www.everydayhealth.com/sexual-health/menopause.aspx
- ↑ 10,0 10,1 10,2 http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_An_Overview_of_Sexual_Dysfunction/hic_Sexual_Dysfunction_in_Males
- ↑ http://www.healthcentral.com/anxiety/c/157571/132638/intimacy-anxiety/
- ↑ 12,0 12,1 12,2 12,3 12,4 12,5 12,6 12,7 http://www.healthline.com/health-slideshow/erectile-dysfunction-anxiety-stress#3
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/menopause/article_em.htm
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3584580/