Điều trị cho chó ăn phải sôcôla

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sôcôla là chất độc đối với chó. Sôcôla chứa hóa chất theobromine có thể làm chó tăng nhịp tim, tăng huyết áp, thậm chí co giật.[1] Chó ăn phải sôcôla cần được điều trị ngay lập tức. Chó sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu ăn nhiều sôcôla và trì hoãn thời gian điều trị.

Các bước[sửa]

Tìm trợ giúp từ bác sĩ thú y[sửa]

  1. Đánh giá loại và lượng sôcôla chó ăn. Bạn cần cung cấp nhiều thông tin liên quan đến sôcôla cũng như lượng mà chó ăn phải khi gọi điện cho bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất sau khi được cung cấp thông tin.
    • Sôcôla làm bánh ngọt là loại độc nhất đối với chó. Đứng thứ 2 là sôcôla sữa. Sôcôla ngọt vừa và sôcôla đen cũng là những loại gây độc cho chó. Khoảng 0,5 kg sôcôla chứa 9 mg -18 mg độc tố theobromine. Trung bình, 28 g sôcôla làm bánh ngọt chứa khoảng 390 mg độc tố theobromine, sôcôla ngọt vừa chứa 150 mg và sôcôla sữa chứa 44 mg.[2]
  2. Gọi điện cho bác sĩ thú y ngay để được tư vấn. Bác sĩ thú y sẽ cho bạn biết nên làm gì tiếp theo, đó là đưa chó đi khám thú y hoặc áp dụng một số bước giúp chó điều trị tại nhà.
    • Lượng nhỏ sôcôla chỉ có thể làm chó tiêu chảy và đau dạ dày. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y bất kể chó ăn nhiều hay ít sôcôla vì phản ứng ngộ độc sôcôla ở chó thường khác nhau.
  3. Đưa chó đến phòng khám thú y theo yêu cầu của bác sĩ. Chỉ có phòng khám thú y mới được trang bị đủ kiến thức, đội ngũ nhân viên, thuốc và thiết bị điều trị quá liều sôcôla cho chó.
    • Bác sĩ thú y có thể cho chó uống thuốc gây nôn nếu chó ăn phải sôcôla trong vòng 1 tiếng.
    • Trong một số trường hợp, bạn cần đưa chó nhập viện qua đêm và cấp cứu trong vòng 24 tiếng.
  4. Liên hệ dịch vụ cấp cứu cho vật nuôi nếu cơ sở thú y quen thuộc đóng cửa. Không phải lúc nào tai nạn cũng xảy ra trong giờ hành chính. Vì vậy, nếu cần tư vấn ngoài giờ, bạn có thể gọi điện cho một bác sĩ thú y khác để xin lời khuyên hoặc giúp bạn điều trị cho chó.
    • Có một số phòng khám chuyên cấp cứu cho động vật. Những phòng khám này thường làm việc ngoài giờ và là nơi cấp cứu lý tưởng cho chó gặp nạn.

Kích thích chó nôn[sửa]

  1. Cố gắng kích thích chó nôn theo lời khuyên của bác sĩ thú y. Chỉ nên ép chó nôn trong trường hợp chó ăn sôcôla trong vòng 1 tiếng và chưa biểu hiện các triệu chứng liên quan đến thần kinh (run). Nên cẩn thận vì ép chó nôn có thể làm chó tử vong.
    • Nên cho chó dùng 1 thìa cà phê hydro peroxit (3%). Pha hydro peroxit với nước theo tỷ lệ 50:50. Dùng thìa đút hydro peroxit cho chó có thể làm đổ hết dung dịch, do đó, bạn nên xịt trực tiếp dung dịch vào miệng chó bằng ống tiêm tiện dụng được trang bị sẵn trong hộp cứu thương cho chó.
  2. Xem dõi chó trong khoảng 15 phút. Nên đưa chó ra ngoài và theo dõi chặt chẽ. Chó cần được đưa đến một địa điểm để thoải mái nôn.
    • Nếu peroxit không gây nôn sau 15 phút, bạn nên cho chó dùng thêm một liều và chờ đợi.
  3. Không cho chó dùng quá nhiều peroxit. Nếu chó vẫn không nôn sau 30 phút, bạn nên ngừng cho chó dùng peroxit. Tiêu thụ quá nhiều peroxit có thể gây hại cho chó.
    • Tiêu thụ hydro peroxit, thậm chí 1 liều duy nhất, có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ của hydro peroxit là đau dạ dày từ nhẹ đến nặng, kích thích và viêm thực quản. Nếu để phổi tiếp xúc với hydro peroxit, chó có thể tử vong. Thậm chí chó chó nguy cơ hình thành bong bóng trong máu (cũng có khả năng gây tử vong) nếu tiêu thụ nhiều hydro peroxit.[3]
  4. Cho chó dùng than hoạt tính như một nỗ lực cuối cùng. Than hoạt tính có thể ngăn chặn ruột hấp thu chất độc từ sôcôla. Liều dùng thông thường là 1 g bột than với 5 ml (1 thìa cà phê) nước trên 1 kg cân nặng của chó.
    • Cách này là nỗ lực điều trị cuối cùng trước khi đưa chó đến phòng khám thú y. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho chó dùng than hoạt tính khi được bác sĩ thú y tư vấn.
    • Không nên cho chó đang nôn, run hoặc co giật dùng than hoạt tính. Phổi chó hít phải than hoạt tính cũng có thể dẫn đến tử vong.
    • Nếu không có ống rửa dạ dày, bạn sẽ rất khó đưa một lượng lớn than hoạt tính vào cơ thể chó. Không những vậy, bạn cần phải liên tục cho chó dùng than hoạt tính sau 4-6 tiếng và trong 2-3 ngày. Lưu ý chó có thể bị táo bón hoặc phân có màu đen sau khi dùng than hoạt tính.
    • Ngoài ra, tác dụng phụ nghiêm trọng của than hoạt tính là tăng nồng độ natri trong máu và dẫn đến run, co giật.[3] Những triệu chứng này tương tự như những vấn đề về thần kinh do ngộ độc sôcôla.
    • Bạn nên cẩn thận trong quá trình cho chó dùng than hoạt tính để tránh nhuộm đen vĩnh viễn vải, thảm, nhựa và sơn.
    • Nếu chó không chịu ăn than hoạt tính, bạn có thể trộn than với một ít thực phẩm đóng hộp, sau đó bơm vào miệng chó nếu cần thiết. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích vì làm tăng nguy cơ phổi tiếp xúc với than.
    • Tránh sử dụng liên tục than với Sorbitol vì có thể tăng nguy cơ tiêu chảy, mất nước và nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn cho chó.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên mua bảo hiểm cho chó để đề phòng trường hợp khẩn cấp. Ngày nay, có rất nhiều công ty bảo hiểm sức khỏe cho thú nuôi. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu và lên kế hoạch mua bảo hiểm cho chó. Một số bảo hiểm chỉ chi trả cho các trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, có nhiều bảo hiểm trọn gói và có thể bảo đảm cho các tai nạn "thường nhật" của thú nuôi. Dù là loại bảo hiểm nào thì bạn vẫn có thể để dành tiền chăm sóc thú nuôi trong những trường hợp cần thiết, đặc biệt là những trường hợp khẩn cấp.
  • Nên để sẵn cũng như thay mới liên tục hộp cứu thương cho thú nuôi. Bạn nên chuẩn bị (không giới hạn) các dụng cụ cơ bản như ống tiêm thuốc qua miệng hoặc bình xịt rửa vết thương, gạc vệ sinh vết thương hoặc cầm máu, dung dịch i-ốt để khử trùng vết thương, nhíp, kéo, dây xích, rọ mõm, băng keo trắng y tế, bông và hydro peroxit.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn có thể không đủ khả năng tự điều trị cho chó. Trong trường hợp đó, bạn nên gọi cho bác sĩ thú y ngay.
  • Tiêu thụ nhiều peroxit có thể gây hại cho chó. Tốt nhất bạn chỉ nên cho chó dùng hydro peroxit theo khuyến nghị của bác sĩ thú y.
  • Không cho chó ăn sôcôla thêm một lần nào nữa ngay cả khi chó không biểu hiện các triệu chứng ngộ độc. Ảnh hưởng của mỗi loại sôcôla lên chó là khác nhau. Vì vậy, bạn chớ nên mạo hiểm. Nên để sôcôla tránh xa tầm với của chó.
  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG cho chó ăn bất kỳ một loại sôcôla nào, dù là ít hay nhiều. Bạn không thể biết chắc chắn sôcôla có thể gây hại đến mức nào cho chó. Thậm chí nếu sôcôla không ảnh hưởng mấy đến chó nhà bạn, bạn cũng không nên dạy chó xem sôcôla như một món ăn vặt ngon lành để rồi khuyên khích chó tò mò và đi tìm sôcôla.
  • Chất béo trong sôcôla có thể gây nôn mửa và tiêu chảy cho chó, ngay cả khi chó không bị trúng độc theobromine. Ngoài ra, ăn sôcôla cũng có thể dẫn đến viêm tụy (do hàm lượng chất béo). Chó bị viêm tụy có thể tự khỏi bằng cách ăn nhạt (phô mai không béo và gạo trắng) trong vài ngày hoặc nhập viện trong trường hợp nghiêm trọng.[4]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]