Yêu thương chó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Thể hiện tình yêu thương đối với chú cún không đơn giản chỉ là yêu mến và cung cấp thức ăn hay đồ chơi cho chúng. Bạn phải gắn kết chặt chẽ và hành động vì lợi ích của thú cưng. Chú cún được nhận tình thương sẽ cảm thấy an toàn, được yêu thương, và tự tin, nhưng vẫn biết rõ và tuân theo quy tắc của vật nuôi. Nếu thực hiện đúng cách, bạn vẫn sẽ nắm quyền kiểm soát đồng thời phát triển mối quan hệ tốt đẹp với chú cún của mình.[1]

Các bước[sửa]

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chú cún[sửa]

  1. Chăm sóc chó đúng cách. Đưa ra quy tắc và thực hiện để cho chú cún thấy rằng bạn yêu thương chúng. Nguyên tắc và kỳ vọng giúp chú cún nhận biết hành vi nào là phù hợp hoặc không. Khi đó chúng sẽ không phải lo lắng về việc khi nào thì sẽ hoặc không gặp rắc rối. Chú cún biết rằng chúng được yêu thương vì cảm thấy an toàn khi bạn chịu trách nhiệm chăm sóc cho chúng.[1]
    • Một phần trong việc chăm sóc thú cưng đó là thưởng cho chúng khi có hành vi tốt bằng thức ăn, sự quan tâm, hay chơi đùa, và biết cách điều chỉnh hành vi xấu để chó không lặp lại hành động này.
  2. Nhận biết tầm quan trọng của ranh giới. Khi chó ở trong nhà cần nắm rõ nguyên tắc và tiêu chuẩn, chẳng hạn như đi vệ sinh đúng chỗ, không cắn đồ đạc, và không cắp thức ăn trên bàn. Nếu không đưa ra quy định, chú cún sẽ làm bất cứ điều gì khiến bạn khó chịu. Đặt ra giới hạn cũng giúp thú cưng thích nghi với thế giới bên ngoài và không hành động nguy hiểm.[1]
    • Ví dụ, nếu bạn không phân định ranh giới, một ngày nào đó chú cún sẽ cắn người thân trong nhà hay nhai nát chiếc túi xách yêu thích của bạn.
  3. Thực hiện quy tắc nhất quán. Khi nhận thấy thú cưng vi phạm luật lệ, bạn không nên bỏ qua và chỉ áp dụng quy định vào lần khác. Điều này làm chú cún cảm thấy bối rối, do đó khi bạn điều chỉnh hành vi, chúng sẽ cảm thấy mâu thuẫn và khó chịu. Thậm chí con chó sẽ thách thức bạn bằng cách gầm gừ hoặc cố tình cắn bạn.[2]
    • Ví dụ, nếu chú cún vi phạm quy định "không trèo lên ghế sofa", bạn nên thu hút sự chú ý để chúng nhảy xuống, sau đó thưởng vì hành động nhảy xuống. Bạn có thể chuyển hướng tập trung bằng cách cho thú cưng chơi món đồ yêu thích hoặc thả đồ ăn xuống sàn.
    • Nếu thú con chó tiếp tục vi phạm, bạn nên mang dây xích cho vật nuôi trong nhà để chúng không nhảy lên ghế sofa. Ngoài ra, bạn có thể đưa vật nuôi ra khỏi phòng và đánh lạc hướng sự chú ý.
  4. Đọc ngôn ngữ cơ thể. Lưu ý ngôn ngữ cơ thể của chó để hiểu rõ chúng hơn cũng như điều mà chúng muốn nói với bạn. Ví dụ, bạn nên chú ý dấu hiệu chú cún cảm thấy khó chịu. Đầu hạ thấp xuống, liếc nhìn chỗ khác, thu mình lại, và gập đuôi xuống. Những dấu hiệu này cho thấy chú cún đang cảm thấy căng thẳng và dựa vào đó bạn có thể giải quyết tình trạng của chúng.[3]
    • Khi hiểu được cảm giác của chú cún, bạn sẽ hành động phù hợp bằng cách đưa chúng thoát khỏi tình huống gây sợ hãi, thu hút sự chú ý bằng cách thực hiện một số bài huấn luyện, hoặc lùi lại và giảm áp lực lên thú cưng.
  5. Yêu thương chó. Luôn tôn trọng và đánh giá cao tình thương của thú cưng. Đối xử tốt, quan tâm chăm sóc và chu đáo trong cách hành xử với chú cún. Con chó là thành viên trong nhà. Loài chó hiểu rõ tông giọng của người, vì thế bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng và chúng sẽ hiểu được ý nghĩa trong từng câu nói.[4]
    • Luôn tạo sự thoải mái cho chó bằng cách không bao giờ cãi nhau với người thân trước mặt chúng. Việc chứng kiến trận xung đột có thể khiến chúng căng thẳng.
  6. Dành thời gian trò chuyện với chó. Chú cún muốn nhận được tình thương từ bạn. Mỗi ngày bạn nên dành thời gian cho chó, chẳng hạn như xem tivi cùng nhau hay vuốt ve tai chó và nghỉ ngơi. Luôn trò chuyện với thú cưng để phát triển ngôn ngữ riêng cho cả hai. Bạn cũng có thể khuyến khích con cái hay người thân giao tiếp với chú cún. Không quên xoa nhẹ, gãi hoặc mát-xa bụng chó. Đây là cách hiệu quả nhằm thể hiện tình yêu thương đối với chúng.
    • Nếu chó ngả đầu vào trong lòng bạn, chúng không phải muốn bạn gãi tai mà đang cố gắng tìm hiểu bạn đã đi đâu, ở với ai, và ăn món gì.

Thiết lập môi trường an toàn và lành mạnh[sửa]

  1. Hình thành thói quen. Điều này giúp chú cún có ý thức ổn định và trở nên tự tin hơn. Chúng không phải lo lắng về việc khi nào sẽ được ăn hoặc đi dạo vì những hành động này luôn diễn ra đúng thời gian. Theo cách hiểu của loài chó, thói quen có nghĩa là biết khi nào thức dậy, đi dạo, ăn uống, và vệ sinh. Bạn nên duy trì những hoạt động này tại thời điểm cố định nhằm thể hiện tình yêu đối với vật nuôi.[2]
    • Các chuyên gia tin rằng chó đang đau buồn hay chán nản có thể trở nên vui vẻ bằng cách hình thành thói quen thay vì thay đổi chúng.
  2. Chuẩn bị thức ăn bổ dưỡng cho chó. Thú cưng thường thích ăn vặt nhưng bạn không nên thay thế hoàn toàn cho thức ăn dinh dưỡng. Thay vào đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y về loại thức ăn bổ dưỡng và liều lượng phù hợp cho thú cưng. Bằng cách này, chú cún của bạn sẽ có đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển.[5]
    • Bạn có thể cho thú cưng nhận thấy tình yêu thương của mình bằng cách chăm sóc sức khỏe và chỉ thỉnh thoảng cho chúng ăn vặt.
  3. Chuẩn bị không gian riêng cho thú cưng. Chú cún nên có chỗ ngủ riêng cách xa con người hoặc đồ đạc. Đây là nơi mà chúng sẽ lui về khi cảm thấy mệt mỏi và cần thư giãn hoặc bình tâm lại. Chó cần được cung cấp nơi trú ẩn an toàn có ổ nệm tiện nghi.[2][1]
    • Cân nhắc huấn luyện chó sử dụng chuồng để chúng có thể tìm nơi để ngủ nghỉ. Bạn nên che kín chuồng một phần để mô phỏng thành hang trú ẩn cho thú cưng. Đây là nơi để chúng nghỉ ngơi khi cảm thấy căng thẳng hay mệt mỏi.
  4. Cho thú cưng tập luyện nhiều. Tùy thuộc vào giống chó, nhưng nếu ở nhà suốt ngày chú cún sẽ cảm thấy khó chịu. Giống chó chuyên làm việc và chăn giữ vật nuôi thường mang nhiều năng lượng, và cần phải được sử dụng trong các hoạt động hữu ích và giải trí. Chơi trò ném đồ vật để chú cún chạy nhảy nhiều hoặc dắt đi dạo (hoặc đi bộ, nếu cả hai muốn thử thách). Đi dạo cũng là cách để chú cún quan sát thế giới xung quanh và đánh hơi theo bản năng.
    • Thú cưng được rèn luyện phù hợp thường có tâm trạng vui vẻ và ít gặp vấn đề hành vi như phá hoại hay bất phục tùng.
    • Chó nhỏ thường tràn đầy năng lượng nhưng thường tiêu hao nhanh. Chúng chỉ cần đi dạo quãng ngắn là đủ.
    • Chó lớn thường hay ở một chỗ và không thích tập luyện nhiều. Tuy nhiên bạn vẫn nên thỉnh thoảng đưa chúng ra ngoài.
  5. Rèn luyện thường xuyên. Bạn có thể áp dụng chương trình huấn luyện có thưởng. Mỗi ngày thực hiên hai buổi luyện tập với mỗi buổi kéo dài từ 10 đến 20 phút và làm cho bài học trở nên hấp dẫn. Nếu đây là lần đầu huấn luyện, bạn có thể dạy mệnh lệnh cơ bản như "ngồi," "ở yên," và "lại đây." Chú cún sẽ thích thú với việc nhận phần thưởng và thể hiện kỹ năng cho người khác trong khi học mệnh lệnh.[1]
    • Huấn luyện giúp chú cún kích thích trí não và là cơ hội bày tỏ sự quan tâm mà chúng yêu thích. Duy trì hoạt động tinh thần cho chó là cách để bạn thể hiện tình yêu thương đối với vật nuôi vì điều này mang lại mục đích lẫn sự khuyến khích trong cuộc sống của chúng, và giúp chú cún luôn mong chờ đến ngày mới.
  6. Khen thưởng cho chó. Cho thú cưng biết rằng chúng đang hành xử tốt bằng cách thưởng đồ ăn, khen ngợi, hoặc cho chơi đồ chơi yêu thích. Nếu cho thú cưng ăn vặt, bạn nên chọn loại tốt cho sức khỏe và thiết kế dành riêng cho chó hoặc tự chế biến ở nhà. Ghi nhớ nên thưởng cho chó vì hành vi tốt để chúng liên kết với hành động.[1]

Lời khuyên[sửa]

  • Sử dụng từ ngữ nhất quán khi dạy chó sửa sai. Khi đó chúng sẽ hiểu được bạn muốn gì.
  • Khi chó gặp rắc rối, và chúng cụp đuôi xuống khi bạn yêu cầu ngừng lại, bạn nên dùng tông giộng nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, và sau đó nói rằng mọi thứ sẽ ổn thỏa.
  • Không nên ôm thú cưng. Hầu hết loài chó, đặc biệt là chó lớn, không thích điều này vì chúng muốn có cảm giác thống trị. Hành động ôm của bạn sẽ khiến cho chú cún cảm thấy mất quyền thống trị.
  • Nếu chú cún đang trong quá trình huấn luyện đi vệ sinh, bạn không nên la mắng khi chúng đi bậy. Sử dụng tông giọng dứt khoát, và cho vật nuôi biết rằng chúng nên đi vệ sinh ở đâu. Bạn có thể khen ngợi nếu thú cưng đi vệ sinh đúng chỗ trong những lần sau. Lặp lại quá trình này cho đến khi chú cún không còn đi bậy.
  • Khi thú cưng bắt đầu nổi giận, bạn nên ngừng chơi đùa với chúng khoảng một phút cho đến khi chúng bình tĩnh lại.
  • Nếu chó đang sợ hãi, bạn nên an ủi để chúng cảm thấy an toàn bằng cách vuốt ve cơ thể chúng.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ đánh chó. Thú cưng không xem đây là hình phạt mà là hành vi gây tổn thương cho chúng, và điều này không mang lại tác dụng tốt. Thay vào đó, bạn nên nói dứt khoát và phớt lờ chúng vài phút. Không bao giờ trừng phạt thú cưng nếu hành vi của chúng xảy ra mười phút trước vì chúng không nhớ được mình đã làm gì sai.


Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này