Sống chung với đàn chó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn đang nuôi nhiều chó trong nhà, hoặc có ý định nuôi thêm? Chỉ cần có kế hoạch bạn có thể dễ dàng phân cấp, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc và yên bình cho đàn thú cưng của mình!!

Các bước[sửa]

  1. Suy nghĩ kỹ trước khi nuôi thêm chó trong nhà. Nếu có dự định mang thêm thành viên về nhà, bạn cần xem xét một vài yếu tố trước tiên nhằm đảm bảo rằng bạn có khả năng sống chung với nhiều con chó cùng lúc. Mỗi chú cún sẽ đòi hỏi thêm thời gian và nỗ lực để cho ăn, vệ sinh, rèn luyện, chơi đùa, cũng như tốn thêm một khoản tiền. Ngoài ra, trong trường hợp một con chó cư xử không đúng, nó có thể lôi kéo con khác vào, khiến bạn phải đối mặt với cả hai con vật nuôi bướng bỉnh. Bạn cũng nên lưu ý nhu cầu của chú cún hiện tại; nếu là chó trưởng thành và không thích sự hiện diện của con chó khác trong nhà do yếu ớt hay bệnh tật, đây không phải là thời điểm thích hợp để nuôi thêm thú cưng trong nhà. Tuy nhiên, có thể chú chó già lười biếng nhưng vẫn khỏe mạnh đang cần bầu bạn!
  2. Nếu xác định có thể kiểm soát số lượng thú cưng cần cho ăn, huấn luyện, và chăm sóc, bạn có thể nuôi thêm chó. Một trong những lợi ích tuyệt vời của việc nuôi nhiều thú cưng đó là chúng gắn kết thân mật và tự chơi đùa với nhau. Tuy nhiên, bạn cũng nên xác định ngay từ đầu rằng thêm vật nuôi có nghĩa sẽ thêm trách nhiệm và sự gắn kết nhằm bảo đảm mối quan hệ giữa những con chó được bền vững.
  3. Cho chú cún mới làm quen với chú cún hiện tại trước khi mang về nhà. Một phương pháp để giới thiệu vật nuôi mới cho thú cưng hiện tại đó là cho chúng gặp gỡ nhau trước. Nếu vật nuôi hòa đồng với nhau, bạn có thể mang thú cưng mới về nhà. Tuy nhiên, nếu chúng gây hấn với nhau, bạn không nên nhận nuôi chú chó này.
    • Không cho chú cún mới tiếp xúc với vật nuôi hiện tại trong ngày đầu tiên về nhà. Bạn nên giữ thú cưng hiện tại ở ngoài và cho chú chó mới khám phá xung quanh và làm quen với ngôi nhà trước tiên.
    • Khi cho thú cưng mới tiếp xúc với vật nuôi trong nhà, bạn nên chọn địa điểm trung lập mà chú cún hiện tại không ở đó nhiều. Sau đó thực hiện một cách chậm rãi; chúng có thể mất một thời gian để làm quen với nhau.
  4. Dự đoán tình huống khi thú cưng gặp nhau lần đầu tiên. Tháo dây xích cho chó để chúng tự giao tiếp với nhau. Chó thường giao tiếp bằng cách đánh hơi phần bên cơ thể, đánh hơi mũi, và tạo dáng (đi bộ bằng cẳng chân cứng, đặt một chân lên vai con chó khác, xù lông, v.v…). Chúng có thể phát ra âm thanh như là sủa, rền rĩ, và gầm gừ.[1] Đây là nghi thức giao tiếp của loài chó và bạn chỉ nên quan sát vì hầu hết chó xem đây là sự chào hỏi và chấp nhận đồng loại; hành động của chúng là để phân cấp và bạn nên chờ cho đến thời điểm khẳng định bạn và những người khác mới là cấp thống trị! Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý hành vi đánh dấu lãnh thổ. Đây là hình thức giao tiếp thông thường của loài chó và là phương tiện để xác định quyền thống trị cũng như chỗ đứng xã hội, nhưng hành động này có thể gây rắc rối nếu diễn ra trong nhà bạn.[2] Bạn có thể áp dụng kỹ thuật huấn luyện chó hoặc sản phẩm ngăn chặn hành vi đánh dấu lãnh thổ chẳng hạn như bình xịt, tã giấy dành cho chó, và quần áo đặc biệt để phòng ngừa sự cố này.
    • Giữ thái độ tích cực. Chó rất dễ nhận ra cảm xúc tiêu cực. Thay vì lo lắng, bạn nên tỏ thái độ mừng rỡ khi có vật nuôi mới trong nhà. Khi đó thú cưng sẽ hòa đồng với đồng loại của mình.
    • Lưu ý và tách vật nuôi ra xa nếu bạn thấy hoặc nghe chúng gầm gừ, đả kích nhau, tạo tư thế sắp sửa nhảy chồm lên, không quan tâm đến nhau nhưng liên tục làm phiền (phổ biến ở chó già/còn nhỏ ), nhìn nhau nhưng không làm gì cả (đấu tranh để dành quyền thống trị).[3] Trong những trường hợp này, bạn phải can thiệp và chia tách chúng ra. Sau đó bạn phải từ từ cho thú cưng làm quen với nhau (và bạn hoặc nhờ thêm người khác dắt chúng đi dạo khi đã kiểm soát bằng dây xích để bắt đầu cho chúng giao tiếp).
    • Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu thú cưng không thể hòa đồng với nhau. Điều này có thể xảy ra và bạn cần tìm lời khuyên phù hợp. Bạn nên gặp gỡ bác sĩ thú y, chuyên gia huấn luyện chó hoặc chuyên gia hành vi động vật.
    • Lưu ý hệ thống phân cấp ở chó. Sự phân cấp sẽ hình thành rất nhanh và thú cưng sẽ cho bạn thấy con nào được đi trước, ăn trước, chơi đùa với bạn trước, v.v...[4] Bạn cần củng cố sự phân cấp này cùng với hành vi riêng của mình (vẫn nắm vai trò thống trị) và không để cho chú cún ở cấp thấp có cảm giác bị tách biệt.
  5. Kiểm soát tình hình và tạo dựng liên kết với từng con chó. Sau khi cho thú cưng làm quen, bạn sẽ bắt đầu quản lý đàn chó của mình với tư cách là người chịu trách nhiệm, thay vì vật nuôi. Điều này nghe có vẻ dễ dàng nhưng nếu trong nhà có nhiều con chó, thú cưng hay có xu hướng xem bạn hoặc thành viên gia đình thuôc cấp thấp (thường do sự phục tùng trong hành vi và hành động của bạn). Điều tệ hại hơn nữa là nhiều người cho rằng nuôi nhiều chó thì chúng có thể tự chăm sóc lẫn nhau, cho nên sẽ từ bỏ trách nhiệm kiểm soát riêng và gắn kết với từng con chó. Thực tế là bạn phải bỏ ra công sức và thời gian với chú chó thứ hai, ba, tư, v.v…, giống như với con đầu tiên.
  6. Không cho phép đàn chó xem con người thuộc cấp bị trị. Bắt đầu huấn luyện thú cưng và lưu ý hành vi của bản thân đối với những con chó. Huấn luyện tất cả vật nuôi mệnh lệnh cơ bản; nếu con chó hiện tại đã được huấn luyện (trước khi bạn nuôi thêm thú cưng), bạn chỉ cần kiểm tra kỹ năng phục tùng của nó và ôn lại nội dung nếu cần, cũng như huấn luyện con chó mới giống như con chó hiện tại. Yêu cầu mỗi con vật nuôi xem bạn là chủ và mỗi thành viên gia đình ở cấp cao hơn trong đàn. Nếu bạn không làm như vậy, chúng sẽ gây chiến để giành quyền thống trị và phớt lờ mệnh lệnh của con người.
    • Không nên hạ thấp vai trò của bản thân. Bạn vẫn phải là người chủ, hoặc “con đầu đàn”. Yêu cầu mỗi con chó vâng lời và thực hiện mệnh lệnh của bạn thông qua huấn luyện phục tùng. Nếu chúng không vâng lời, bạn nên huấn luyện lại nội dung căn bản. Không dắt đi dạo, cho ăn vặt, chơi đùa, v.v… cho đến khi thú cưng tuân theo mệnh lệnh! Ngoài ra, không để chó bước qua cửa trước bạn; huấn luyện lại nếu chúng có hành vi này.
    • Huấn luyện đàn chó là một bộ môn khoa học; bạn cần tìm hiểu kiến thức về vấn đề này, và tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia huấn luyện chó nếu cần. Huấn luyện hiệu quả là điều hết sức cần thiết để duy trì sự yên bình trong ngôi nhà nuôi nhiều chó.
  7. Rèn luyện đàn chó tự hòa đồng với nhau. Nếu thú cưng hòa hợp ngay từ đầu thì bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, để đạt được điều này phải tốn khá nhiều thời gian, vì thế bạn nên tách riêng chúng trong khi bạn vắng nhà và từ từ cho thú cưng tiếp xúc với nhau khi bạn ở nhà cũng như tăng thời gian tiếp xúc cho đến khi chúng có thể tự gắn kết với nhau. Điều quan trọng là khi bạn vắng nhà, vật nuôi có thể chơi đùa với nhau và không nhớ đến bạn hoặc người khác.
    • Huấn luyện sử dụng chuồng có thể hỗ trợ trong thời gian đầu khi bạn huấn luyện chó làm quen với nhau. Giữ thú cưng trong cùng một căn phòng để chúng có thể thấy nhau.
  8. Nhận biết dấu hiệu gây hấn. Tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể của chó và bạn sẽ nhận biết khi nào thì là đùa giỡn hoặc gây chiến thật sự, cũng như khi nào thì cuộc chiến bắt đầu. Điều này không khác với khi quan sát dấu hiệu chào hỏi ban đầu; điều quan trọng là bạn phải luôn cảnh giác mỗi khi chúng ở gần nhau. Tuy nhiên, nếu đàn chó hòa hợp với nhau và được huấn luyện tốt, chúng sẽ hiếm khi căng thẳng. Bạn cần lưu ý vào những thời điểm khi thú cưng bị bệnh, tranh giành thức ăn, mang thai hoặc nuôi con, mang thú cưng mới về nhà, có trẻ nhỏ trong nhà, và mỗi khi mọi người trong gia đình quá bận rộn không có thời gian chăm sóc cho vật nuôi.
    • Lưu ý rằng chó có thể gắn kết với đối tượng cụ thể. Nếu chúng không hiểu được rằng đồ vật này không được chạm vào, cuộc xung đột có thể phát sinh. Hầu hết loài chó sẽ hiểu được nếu nghe tiếng gầm gừ. Trong trường hợp nảy sinh vấn đề, bạn cần di chuyển đối tượng trong lúc con chó không nhìn thấy và loại bỏ đồ vật đó.
    • Không trừng phạt hành vi gầm gừ. Chó gầm gừ để cảnh báo dấu hiệu không thoải mái và ngăn chặn xung đột xảy ra. Hành động này được xem là hoạt động ngoại giao phiên bản loài chó. Nếu bạn la mắng chúng sẽ không còn gầm gữ nhưng vẫn cảm thấy căng thẳng. Khi đó chúng có thể tấn công mà không cảnh báo trước.
  9. Cho mỗi con chó ăn bát riêng, cách xa nhau hoặc thậm chí là nhốt riêng trong chuồng hoặc phòng riêng nếu có dấu hiệu gây hấn trong lúc ăn. Cho đàn chó ăn không nhất thiết phải là cuộc đấu tranh gay gắt. Không để cho thú cưng thấy rằng con chó kia có nhiều thức ăn hơn hoặc đồ ngon hơn. Cho mỗi con ăn bát riêng và ở khu vực khác nhau trong cùng một thời điểm. Cho ăn trong chuồng hoặc phòng riêng có thể ngăn chặn sự cố phát sinh giữa con chó thống trị và bị trị. Đây là điều mà con người muốn đàn chó của mình tránh khỏi nhưng trong khái niệm hành vi loài chó thì điều này không xảy ra, và nếu để chúng tiếp xúc quá gần có thể làm cho tình huống trở nên căng thẳng hơn. Sau khi cho ăn xong, cất toàn bộ thức ăn thừa để mỗi con chó không nhìn sang phần của con kia và bắt đầu tranh giành nhau.
    • Cho con chó đầu đàn ăn trước nhằm ngăn chặn xung đột cấp bậc.
    • Khi cho chó ăn xương cần phải phân chia đều trong cùng một thời điểm. Nếu có dấu hiệu tranh giành khúc xương, bạn nên tách xa mỗi con chó để tránh trường hợp con chó thống trị giành mất xương của con bị trị. Ngay cả khi đã tách riêng khu vực bằng dây thép, bạn vẫn nên bảo đảm rằng mỗi con chó được nhận phần xương của mình.
    • Một bát nước là đủ cho đàn chó nếu lượng nước đủ đáp ứng nhu cầu cho chúng,[5] nhưng nếu lo ngại thì bạn nên chuẩn bị thêm bát nước khác.
  10. Quan tâm đồng đều đến từng con chó nhưng vẫn duy trì vai trò cấp bậc. Chó là động vật sống theo bày đàn và có bản năng tự phân cấp thành vị trí trong đàn. Chúng thường không quan tâm chỗ đứng trong đàn của mình, miễn là đảm bảo được vị trí của mình. Hầu hết chúng ta thường nghĩ rằng việc quan tâm nhiều đến thú cưng bị trị là công bằng và hợp lý, nhưng điều này lại vô tình phá hỏng sự phân cấp. Đàn chó sẽ chiến đấu nếu chúng không biết được con nào sẽ là đầu đàn. Bạn nên cho con chó thống trị ăn trước, vui chơi trước, đi qua cửa trước và được quan tâm trước. Không phớt lờ con chó bị trị, nhưng chỉ cần khen ngợi và quan tâm sau khi đã chăm sóc con chó thống trị. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ tranh giành quyền thống trị. [6] [7]
  11. Chuẩn bị chỗ ngủ riêng cho từng con chó. Cũng như bát thức ăn, bạn nên chuẩn bị ổ nệm riêng cho mỗi con vật nuôi. Quy định mỗi con sở hữu ổ niệm riêng và tách xa chúng ra để thú cưng không cảm thấy bị vượt trội. Nếu bạn không phân bổ không gian riêng, đàn chó sẽ tự kiếm chỗ ngủ riêng. Nếu không thích địa điểm mà chúng lựa chọn, bạn nên huấn luyện vật nuôi chuyển sang vị trí khác. Không nên ngạc nhiên khi thú cưng ngủ cùng nhau; chỉ cần đảm bảo rằng không gian nghỉ ngơi đủ rộng và mỗi con có ổ nệm riêng.[4]
  12. Tận hưởng niềm vui với đàn chó trong nhà. Nếu bạn luôn cảm thấy căng thẳng khi thú cưng tiếp xúc với nhau, cuộc chiến có khả năng xảy ra vì chúng nhận thức được cảm xúc và nỗi sợ của người chủ. Thay vào đó, bạn nên thư giãn và có thái độ tích cực!
    • Bảo đảm thú cưng luôn được vui chơi giải trí. Chuẩn bị nhiều đồ chơi và thay đồ chơi mới nếu đồ cũ bị hư hỏng. Mua xương đồ chơi, dây kéo co, bóng, v.v… để chúng dễ dãng tiếp cận mỗi khi muốn chơi đùa. Nếu đàn chó có kích cỡ khác nhau, bạn nên mua đồ chơi phù hợp với kích thước của chúng.
    • Rèn luyện thú cưng thường xuyên. Phương pháp này giúp giải phóng năng lượng dư thừa và giảm thiểu tình trạng thú cưng sủa thường xuyên làm phiền đến hàng xóm.

Lời khuyên[sửa]

  • Cho chó ăn theo độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng. Đây là lý do tại sao bạn nên tách riêng không gian ăn uống cho từng vật nuôi; bạn không nên cho chó trưởng thành ăn thức ăn dành cho chó con! Bạn sẽ cần phải bỏ ra thời gian và công sức nhưng đây là trách nhiệm khi nuôi nhiều chó trong nhà.
  • Nếu thú cưng có nhu cầu vệ sinh khác nhau, bạn nên dành thời gian cho chú cún không cần vệ sinh nhiều bằng cách vuốt ve và âu yếm chúng.
  • Chó trưởng thành có thể khó chịu với chó con hay nghịch ngợm; nếu muốn tìm bạn cho chú chó hiện tại, bạn nên chọn chó trưởng thành.
  • Yêu cầu thú cưng vệ sinh đúng chỗ. Điều này giúp ngăn chặn hành vi đánh dấu lãnh thổ và đi bậy.
  • Huấn luyện riêng từng con chó, hoặc ít nhất cho đến khi chúng đã thành thạo và không bị những con khác làm xao nhãng. Bạn nên huấn luyện chú chó hiện tại trước khi mang thú cưng mới về nhà, trừ khi bạn nhận nuôi nhiều chó con cùng một lúc.

Cảnh báo[sửa]

  • Chú cún trầm lặng vẫn cần quan tâm chăm sóc nhiều giống như những con hay tinh nghịch. Bạn cần trao tình yêu thương bằng nhau đối với đàn chó của mình.
  • Nếu vật nuôi bắt đầu gây chiến, bạn nên liên lạc với chuyên gia huấn luyện. Không nên tự can thiệp vào hành vi gây hấn của chúng! Học cách chấm dứt cuộc chiến an toàn; nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi nuôi thú cưng mới. Tối thiểu bạn nên ném tấm chăn vào đàn chó để chúng không ý thức được hành động của mình và tạo cơ hội để bạn tách chúng ra.
  • Nếu chó đang trong thời kỳ động dục, bạn nên mang chúng đi triệt sản nhằm ngăn chặn hành vi hung hăn và sinh con ngoài ý muốn. Chó trong thời gian này sẽ có hành vi thất thường và gây hấn, gây nên vấn đề nếu bạn không lưu ý chúng.
  • Chó bị kích động có thể trở nên hung hăn mặc dù không cố ý. Thời điểm ăn uống, quay trở lại sau khi vắng mặt, và thời gian vui chơi có thể tạo áp lực cho một số con chó, vì thế bạn nên thận trọng nếu chó bị kích động.[4]

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Ổ nệm, bát, đồ chơi riêng cho từng con chó
  • Khu vực nghỉ ngơi riêng cho từng con chó
  • Dây xích hoặc yên cương cho từng con chó
  • Khu vực giải trí và rèn luyện phù hợp, rào kín để giữ chó không thoát ra ngoài và dựng hàng rào để tách riêng từng con chó nếu cần thiết
  • Bài học phục tùng

Nguồn và Trích dẫn[sửa]


Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.