Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Vệ sinh vết thương cho chó
Từ VLOS
Chó là loài vật hay tò mò và nghịch ngợm, do đó rất dễ bị tai nạn làm rách, xước hoặc thủng da. Vệ sinh vết thương đúng cách tại nhà giúp chữa lành vết thương cho chó và giúp bạn trì hoãn được một ít thời gian nếu không thể đưa chó đi khám thú y ngay. Vệ sinh vết thương đúng cách còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như xác định mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Mục lục
Các bước[sửa]
Cầm máu cho chó[sửa]
- Dỗ chó yên. Khi thấy chó bị thương, bạn nên kiểm soát và dỗ chó yên nếu chó tỏ ra quá kích động. Dỗ chó bằng cách vuốt ve dịu dàng và thủ thỉ với chó. Bản thân bạn cũng phải thật bình tĩnh mặc dù lo lắng nhiều cho chó. Chó có thể đọc ngôn ngữ và nắm bắt giọng điệu của bạn rất tốt. Do đó, chó có thể phản ứng với hành vi của bạn và nghe theo lời bạn.
-
Rọ
mõm
chó
nếu
cần.
Bạn
cần
tự
bảo
vệ
bản
thân
khi
xử
lý
vết
thương
cho
chó.
Ngày
thường
chó
có
thể
yêu
thương
và
thân
thiện
với
bạn,
nhưng
khi
bị
đau,
chó
có
thể
dữ
hơn
để
bảo
vệ
bản
thân
khỏi
tổn
thương
thêm.
Nếu
chó
bắt
đầu
gầm
gừ,
táp
bạn
hoặc
có
tiền
sử
cắn
người
do
bị
kích
động
trước
đó,
bạn
nên
rọ
mõm
chó
để
bảo
vệ
bản
thân.
- Nếu không có rõ mõm, bạn nên quấn dây xích hoặc dây thừng quanh mõm chó. [1]
- Nếu chó quá kích động và trở nên dữ dằn hơn, bạn nên dừng lại và đưa chó đến phòng khám thú y ngay.
- Tự bảo vệ bản thân bằng cách bọc chó trong chăn hoặc khăn khi đưa chó đến phòng khám thú y.
-
Cầm
máu.
Trước
khi
vệ
sinh
vết
thương,
bạn
nên
làm
một
việc
quan
trọng
hơn
là
cầm
máu
cho
chó
càng
sớm
càng
tốt.
Nếu
máu
chảy
ồ
ạt
từ
vết
thương,
chó
có
khả
nặng
gặp
nguy
hiểm
do
chấn
thương
động
mạch.
Vì
vậy,
chó
cần
được
cầm
máu
một
cách
cẩn
thận.
- Nhấn trực tiếp lên vết thương bằng những vật liệu sạch và có khả năng thấm hút như khăn, giẻ, áo sơ mi, gạc, thậm chí là băng vệ sinh phụ nữ.
- Nhấn vết thương trong 3-5 phút rồi kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Ngưng tạo áp lực lên vết thương có thể làm gián đoạn hoặc cản trở quá trình đông máu đang hình thành.
-
Buộc
garô
cho
vết
thương
chỉ
khi
thật
cần
thiết
và
theo
hướng
dẫn
của
bác
sĩ.
Buộc
garô
nên
là
lựa
chọn
cầm
máu
cuối
cùng.
Buộc
garo
không
đúng
cách
có
thể
dẫn
đến
biến
chứng
chết
mô.
Chó
có
thể
cần
phải
phẫu
thuật
nếu
tuần
hoàn
máu
bị
tắc
nghẽn.
Nếu
không
biết
cách
buộc
garô
cho
chó,
bạn
nên
gọi
cho
bác
sĩ
thú
y
để
được
hướng
dẫn
cụ
thể.
- Quấn khăn sạch hoặc gạc quanh chân chó (không nên quấn quanh cổ, ngực hoặc bụng).
- Dùng thắt lưng hoặc dây buộc để cố định gạc. Nên buộc dây bên trên vết thương và gần phía cơ thể chó.
- Cố định không quá 5-10 phút rồi tháo garô ra để tránh gây tổn thương vĩnh viễn cho chân.
- Tạo áp lực vừa phải để làm chậm lại hoặc ngăn máu chảy mà không ảnh hưởng đến các cơ và mô mềm.
- Tránh gây đau đớn cho chó trong quá trình buộc garô.
Vệ sinh vết thương[sửa]
- Cạo lông vùng da bị thương bằng máy cắt điện. Nếu máu chảy ra từ vết thương không thể kiểm soát được, bạn nên bắt đầu quá trình vệ sinh vết thương ngay. Nếu lông chó quá dài, bạn cần cạo lông đi để có thể vệ sinh một cách an toàn. Nếu không có máy cắt, bạn có thể dùng kéo để cắt lông chó. Tuy nhiên, tránh cắt quá sâu để không gây tổn thương thêm cho vết thương. Cạo lông xung quanh vết thương giúp bạn nhìn vết thương rõ hơn cũng như ngăn không cho bụi bẩn tích tụ và kích thích da khi lông đâm vào vết thương.
-
Rửa
vết
thương
bằng
nước
muối
ấm.
Hòa
tan
2
thìa
cà
phê
muối
biển
trong
1
cốc
nước
ấm.
Cho
nước
muối
vào
ống
hút
hoặc
ống
tiêm
(không
có
kim
tiêm),
sau
đó
xịt
nhẹ
nhàng
lên
vết
thương
để
rửa
sạch
vết
thương.
Rửa
vết
thương
cho
đến
khi
mô
da
sạch
sẽ.[2][3][4]
- Nếu không có ống hút hoặc ống tiêm, bạn có thể đổ nước muối trực tiếp lên vết thương.
- Nếu chó bị thương ở chân, bạn có thể ngâm chân chó trong một cái bát, đĩa hoặc xô nhỏ đựng nước muối từ 3-5 phút. Dùng khăn sạch để lau khô chân.
- Khử trùng vết thương.[3] Pha loãng Betadine (Povidine Iodine) hoặc Nolvasan (Chlorhexidine) trong nước ấm. Dùng dung dịch này để rửa hoặc ngâm lại vết thương. Có thể dùng dung dịch này để rửa vết thương ngay từ đầu thay cho nước muối.
- Lau khô vết thương. Dùng gạc vô trùng hoặc vật liệu sạch và có khả năng thấm hút để lau khô vết thương. Không nên chà xát lên vết thương. Thay vào đó, nên thấm nhẹ nhàng để tránh làm chó đau hay tổn thương.
-
Thoa
kem
kháng
sinh
hoặc
xịt
thuốc
kháng
sinh
an
toàn
đối
với
người.
Xịt
thuốc
có
thể
làm
chó
sợ,
thậm
chí
làm
chó
rát.
Không
nên
dùng
kem
hoặc
thuốc
mỡ
để
tránh
tích
tụ
bụi
bẩn
nơi
vết
thương
và
ngăn
chó
liếm
hết
thuốc.
Chỉ
nên
sử
dụng
những
sản
phẩm
này
trong
trường
hợp
có
thể
ngăn
chó
liếm
vào
vết
thương
được
thoa
thuốc.
Bạn
có
thể
đắp
gạc
lên
vết
thương
để
bảo
vệ
hoặc
sử
dụng
vòng
cổ
Elizabeth
chuyên
dụng
cho
chó.
- Tránh xịt thuốc vào mắt chó.
- Không nên dùng thuốc mỡ Steroid như Hydrocortisone hoặc Betamethasone để tránh làm gián đoạn quá trình phục hồi vết thương. Chỉ nên dùng thuốc mỡ kháng sinh.
- Không sử dụng kem kháng nấm (Ketoconazol, Clotrimazole) khi chưa được bác sĩ thú y hướng dẫn.
- Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn nên gọi cho bác sĩ thú y trước khi thoa thuốc kháng sinh lên vết thương cho chó.
- Kiểm tra vết thương hàng ngày. Nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay. Dấu hiệu nhiễm trùng mà bạn nên chú ý là vết thương bốc mùi hôi kèm theo mủ màu vàng, xanh hoặc xám.
Đưa chó đi khám bác sĩ thú y[sửa]
- Đưa đi khám thú y ngay nếu chó bị thương ở mắt. Bất kỳ vết đứt hay thương tổn ở mắt nào cũng có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho thị lực của chó. Để tăng khả năng phục hồi, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay để xử lý và điều trị.
- Đưa chó đi khâu vết thương nếu vết thương quá sâu. Nếu vết thương có vẻ nghiêm trọng và không thể tự lành, bạn cần đưa chó đi khám thú y ngay. Những vết thương đâm sâu qua da và ảnh hưởng đến cơ, gân và lớp mỡ bên trong cần được xử lý chuyên nghiệp. Sau khi đánh giá, bác sĩ thú y có thể khâu vết thương cho chó để giúp vết thương mau lành.
- Đưa đi khám thú y nếu chó bị cắn. Các vết cắn có thể gây tổn thương cho mô và rất khó hồi phục, do đó miệng vết thương cần được bác sĩ thú rửa và nặn dịch lỏng bên trong sau khi gây mê cho chó. Miệng của động vật là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn nên chó có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng ngay cả khi vết cắn không có vẻ gì là nghiêm trọng.[5]
- Nhờ bác sĩ thú y nặn dịch lỏng hoặc mở ổ vết thương nếu cần thiết. Nếu vết thương chứa đầy dịch lỏng và không chịu lành lại, bạn nên yêu cầu bác sĩ thú y nặn hết dịch lỏng ra. Bên cạnh đó, bác sĩ thú y cũng sẽ tiến hành phẫu thuật mở ổ để loại bỏ các mô bị tổn thương hoặc nhiễm trùng ra khỏi khu vực bị thương. Bác sĩ thú y cần gây mê cho chó khi tiến hành cả 2 thủ thuật trên.
- Hỏi bác sĩ thú y về thuốc kháng sinh. Thuốc này có thể điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng – nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Bác sĩ thú y có thể đánh giá vết thương, xác định các dấu hiệu nhiễm trùng và trao đổi về việc cho chó dùng thuốc kháng sinh nếu cần thiết.
Cảnh báo[sửa]
- Đưa chó đi khám thú y nếu vết thương sâu, rộng hoặc chảy máu nhiều.
- Đưa chó đi khám thu y nếu vết thương bị nhiễm trùng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=4Hk0O7YnJp0
- ↑ http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=3514
- ↑ 3,0 3,1 http://www.merckvetmanual.com/mvm/emergency_medicine_and_critical_care/wound_management/initial_wound_management.html?qt=wound%20care%20dog&alt=sh
- ↑ http://pets.webmd.com/dogs/dog-wound-care-treatment?page=2
- ↑ http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/bite-wounds-in-dogs/4744
Bài cùng chủ đề[sửa]
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Chải răng cho chó
- Huấn luyện chó
- Nhận biết cún yêu nhà bạn đang mang thai
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn của chó
- Chuẩn bị cơm gà cho chó
- Giảm cân cho chó
- Vệ sinh tai cho chó
- Chăm sóc chó con
- Nhận biết bệnh Parvo ở chó
- Dạy chó ngưng nhảy lên người
- Xem thêm liên kết đến trang này.