Chăm sóc chó

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chăm sóc Chó)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trước khi mang chó về nhà, bạn cần tìm hiểu rõ cách chăm sóc loài vật này. Chúng cần được đáp ứng nhu cầu cả về thể chất lẫn tinh thần. Thực phẩm dinh dưỡng, nước sạch, nhà, môi trường an toàn là những yếu tố mà con chó cần khi chuẩn bị gia nhập vào hộ gia đình mới, kể cả việc có nhiều thời gian chơi đùa, rèn luyện và sự hưng phấn tinh thần. Chăm sóc chó là một nhiệm vụ khá lớn lao và không nên xem nhẹ việc sở hữu loài vật này. Dẫu vậy, nhiệm vụ này sẽ giúp bạn xây dựng thành công mối quan hệ gần gũi và tin tưởng với thành viên mới của gia đình.[1]

Các bước[sửa]

Cho Chó ăn[sửa]

  1. Cho chó ăn thực phẩm chất lượng cao. Khi mua thức ăn cho chó, bạn nên đọc nhãn ghi thành phần trên bao bì.[2] Thức ăn nên chứa thành phần chủ yếu là thịt, không phải sản phẩm phụ của thịt hoặc ngũ cốc. Bước này giúp bạn xác định được thức ăn giàu protein không chứa thành phần nào khác.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về loại thực phẩm dành cho chó. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn lựa chọn loại thức ăn phù hợp với chú cún và lượng thức ăn cung cấp phù hợp.
  2. Cho chó ăn theo lịch trình cố định. Bạn nên cho chúng ăn hai lần một ngày.[3] Nghiên cứu lượng thức ăn hằng ngày thích hợp có sẵn trên bao bì và chia thành hai phần. Buổi sáng cho ăn một phần và phần còn lại vào buổi tối.
    • Việc cho ăn theo thời gian cố định cũng hữu ích trong quá trình huấn luyện đi vệ sinh. Chó thường hay giải quyết nỗi buồn từ 20-30 phút sau khi ăn.
  3. Không nên cho chó ăn quá nhiều thức ăn vặt hoặc thực phẩm của người. Nếu không chúng sẽ tăng cân hoặc gặp vấn đề về sức khỏe. Bạn chỉ nên cho chó ăn vặt khi đang huấn luyện. Đôi lúc bạn sẽ khó có thể cưỡng lại được ánh nhìn của chú cún, nhưng vẫn nên cố gắng làm theo nguyên tắc của mình!
    • Không cho chó ăn thức ăn gây hại. Có nhiều loại thực phẩm không những tổn hại đến cún cưng mà còn nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng. Tuyệt đối không cho ăn sô cô la, bơ, bột bánh mì, nho khô, nho, hành tây, hoặc xylitol, một chất tạo ngọt không chứa calo.[4]
  4. Cung cấp nước cho chó. Loài vật này không chỉ cần thức ăn để tồn tại mà ngoài ra cũng cần uống nước để duy trì sự sống. Bạn phải chuẩn bị nước sạch cho chúng thường xuyên. Điều này không có nghĩa là bạn phải cho chó uống nước khi không thích hợp, ví dụ như đang đi xe, nhưng nếu có thể bạn nên chuẩn bị sẵn bát nước sạch cho chúng.

Chăm sóc Sức khỏe của Chó[sửa]

  1. Lựa chọn bác sĩ thú y có tay nghề mà bạn có thể tin tưởng. Cách hiệu quả để chọn bác sĩ thú y phù hợp đó là liệu người này có khả năng trả lời câu hỏi của bạn một cách nhanh chóng và đầy đủ cũng như quan sát cách họ tương tác với thú cưng. Bạn cần đưa chó đi khám thường xuyên, cho nên nếu bác sĩ thú y kín lịch thì bạn nên chọn người khác để thay đổi ngay cả sau khi bạn dẫn cún cưng đến một lần.[5]
    • Ngoài ra, bạn cũng cần biết thông tin liên lạc của bác sĩ thú y cấp cứu hoạt động 24 giờ một ngày cũng như cả ngày cuối tuần.
  2. Đưa chó đi tiêm ngừa. Bác sĩ thú y sẽ tư vấn về những loại bệnh phổ biến trong khu vực và bệnh nào thì cần phải tiêm ngừa. Các loại vắc-xin thường được tái chủng ngừa cần thiết mỗi năm một lần hoặc ba năm tùy theo bệnh.
    • Đa số các khu vực địa phương yêu cầu tiêm ngừa bệnh dại. Ngay cả khi pháp luật không yêu cầu, thì bạn vẫn nên bảo vệ thú cưng (và chính bản thân mình) khỏi căn bệnh chết người này.
  3. Cân nhắc cấy ghép vi mạch nhận dạng cho có. Đây là vi mạch nhỏ được tiêm vào bề mặt da hai bên bả vai. Mỗi vi mạch có mã số riêng biệt được đăng ký trong cơ sở dữ liệu kèm theo thông tin liên lạc của bạn. Trong trường hợp thú cứng bị lạc hoặc bắt trộm, vi mạch sẽ phát huy tác dụng chứng minh bạn là chủ sở hữu của con chó này.[1]
  4. Tiến hành chu trình ngăn ngừa ký sinh trùng thường xuyên. Bạn cần chữa trị giun tròn thường xuyên với tần suất tùy thuộc vào lối sống của thú cưng. Chó nhà thường có nguy cơ mắc phải giun thấp hơn chó săn, vì thế bác sĩ thú y sẽ tư vấn nên diệt trừ giun ở mức độ thích hợp. Chó ít có nguy cơ nhiễm giun chỉ cần diệt giun tròn từ hai đến ba lần một năm, trong khi những có dễ bị nhiễm giun cần phải điều trị hàng tháng.
    • Ngoài ra bạn cần lưu ý nguy cơ nhiễm giun ký sinh trong tim và mạch máu của chó.
    • Áp dụng chu trình ngăn ngừa bọ chét. Trong trường hợp môi trường sống bị nhiễm bọ chét, bạn nên dùng sản phẩm có tác dụng diệt trừ loài ký sinh này.
  5. Cân nhắc triệt sản cho chó. Bước này có tác dụng giảm thiểu nguy cơ rối loạn sức khỏe, như là ung thư vú (nếu triệt sản trước khi sinh lứa thứ hai) và bọc mủ tử cung ở chó cái, và bệnh hung hăn và tuyến tiền liệt ở chó đực. Đây cũng là trách nhiệm mà bạn cần thực hiện, vì điều này có tác dụng giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn và bùng nổ số lượng thú cưng.[5]
    • Bạn cần biết rằng chó triệt sản thường dễ mắc một số bệnh như là ung thư và bệnh tuyến giáp, cũng như tim mạch. Vì thế bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi thực hiện.
  6. Mua bảo hiểm y tế cho chó. Nếu đang phải cố gắng thanh toán chi phí y tế cho thú cưng, thì bạn nên áp dụng chính sách bảo hiểm dành cho vật nuôi. Khi có bảo hiểm hàng tháng, trong trường hợp chó bị đau ốm hoặc bị thương, công ty bảo hiểm sẽ chi trả ở mức nhất định. Đặc điểm chính sách và số tiền chi trả thường dao động nhiều.
    • Tìm hiểu thông tin trước. Bạn nên cân nhắc số tiền có thể thanh toán bảo hiểm hàng tháng và nghiên cứu một vài công ty để so sánh mức chi phí giới hạn của họ.

Vệ sinh cho Chó[sửa]

  1. Chải lông cho chó. Mỗi giống chó và mức độ rụng lông của chúng sẽ cần chải chuốt với tần suất khác nhau. Bạn nên chải lông cho cún cưng thường xuyên để giảm nguy cơ rụng lông và kiểm tra tình trạng cơ thể của chúng. Bạn cần giữ cho bộ lông luôn sáng bóng mượt mà cũng như không bị rối xù bằng cách dùng lược và bàn chải để gỡ rối.
    • Nếu chó rụng lông nhiều, bạn có thể mua dầu gội ngăn rụng lông tại cửa hàng dành cho thú cưng và Walmart. Tắm cho chúng một lần một tuần cho đến khi tình trạng rụng lông được cải thiện.
  2. Giữ gìn vệ sinh bộ lông. Lông bẩn có thể khiến cho da bị viêm nhiễm, vì thế bạn nên tắm cho chó bằng xà phòng dịu nhẹ nếu chúng bị bẩn. Hầu hết chó thường chỉ cần tắm một lần một tháng hoặc hơn, nhưng thời gian vệ sinh có thể thay đổi tùy thuộc vào giống chó và hoạt động cụ thể.[6]
    • Lông chó thường mọc dài và bạn cần đưa chúng đến tiệm cắt tỉa lông. Lông mọc quá dài sẽ gây kích ứng ngón chân, hoặc che lấp tầm nhìn của chó. Ngoài ra, bộ lông dài có thể bị mắc nhánh cây hoặc lá cỏ khiến cho cún cưng khó chịu.
  3. Cắt móng cho chó. Công việc này thường không đơn giản nhưng bạn cần phải giữ cho bàn chân của chúng được khỏe mạnh. Thực hiện từ từ và đều đặn, không cắt sát đệm thịt bên dưới móng. Việc cắt phần đệm thịt sẽ làm tổn thương và khiến chó không muốn tiếp tục công việc này trong tương lai.
    • Huấn luyện chó liên kết hành động cắt móng với trải nghiệm tốt đẹp. Cho chúng ăn thức ăn vặt sau khi cắt tỉa xong hoặc dắt đi dạo công viên. Cho dù phần thưởng là gì đi nữa thì bạn vẫn luôn giữ thái độ tích cực trong quá trình cắt tỉa móng cho cún cưng mặc dù công việc này không phải dễ dàng thực hiện.

Rèn luyện, Tập thích nghi, và Chơi đùa với Chó[sửa]

  1. Tạo nhiều cơ hội rèn luyện cho chó. Bạn nên sắp xếp lượng thời gian hoạt động tùy thuộc vào giống chó của mình. Chó nhỏ thường dễ mệt sau khi chơi bắt bóng, trong khi loài chó tha mồi Labrador cần đi dạo nhiều, ít nhất 30-45 phút hai lần một ngày để đốt cháy năng lượng. Ngoài ra, giống chó lông xù thường có đặc điểm thích hoạt động nhiều nhưng không bao giờ biết mệt là gì. Chúng có thể chạy nhảy cả ngày mà không mệt mỏi.[7]
    • Tập luyện thường xuyên giúp cho đốt cháy năng lượng thừa, trong trường hợp không được lưu ý sẽ dẫn đến vấn đề hành vi như là gặm nhấm, đào bới, hoặc sủa liên hoàn.
    • Bạn cần phải dắt chó đi dạo. Trong một ngày chúng cần được đi dạo quãng ngắn hai lần hoặc quãng DÀI một lần. Khoảng cách di chuyển tùy thuộc vào giống chó của bạn.
    • Cẩn thận không để chó chạy di mất. Nếu nhà bạn có sân vườn và chúng được phép ra ngoài, bạn cần rào kín sân để chó không chạy thoát. Hàng rào phải đủ cao để chúng không thể nhảy qua được.
  2. Tạo sự hưng phấn cho chó bằng việc huấn luyện có thưởng. Cũng giống như người, chó rất dễ rơi vào tình trạng chán nản. Để có được một cuộc sống vui vẻ, chúng cần được kích thích tinh thần. Sự hưng phấn có thể hình thành thông qua huấn luyện phục tùng. Bạn nên huấn luyện chúng ngồi xuống, nằm yên, và lại gần khi được gọi.
    • Đa số chó thường có hứng thú với buổi huấn luyện một đối một, và những buổi như thế này giúp chó gắn kết chặt chẽ với bạn. Nếu bạn áp dùng hình thức huấn luyện có thưởng, trong đó hành vi tốt sẽ được thưởng và không có hình phạt, thì cún cưng sẽ có trải nghiệm huấn luyện vui vẻ và tích cực.[8]
    • Mỗi ngày huấn luyện hai lần, mỗi lần kéo dài từ 10 đến 20 phút tùy thuộc vào mức độ tập trung của chó. Bạn cần đảm bảo kết thúc mỗi buỗi với một thái độ tích cực.
    • Thưởng cho chó mỗi khi chúng phục tùng mệnh lệnh của bạn. Phần thưởng có thể là thức ăn vặt với lượng ít (nhớ rằng không cho chúng ăn quá nhiều) hoặc đơn giản là âu yếm cún cưng mỗi khi chúng thực hiện hành vi đúng đắn. Hình thức trao thưởng tùy thuộc vào yếu tố thúc đẩy con chó của bạn.[9]
  3. Tập thích nghi cho chó. Chó cần được thích nghi tốt để khi lớn lên chúng có tính cách hòa đồng với xung quanh. Khi chó con được vài tuần tuổi, bạn cần cho chúng tiếp xúc với nhiều người, ánh sáng, âm thanh, và mùi hương nếu có thể. Khi được 18 tuần tuổi (thời điểm ngừng thích nghi), chúng sẽ xem những thứ đó là bình thường và không cảm thấy sợ hãi sau này.[5]
    • Nếu chó cưng đã trưởng thành, bạn vẫn nên cho chúng tiếp xúc với những trải nghiệm mới. Lưu ý không nên áp đảo và làm cho con chó sợ hãi nếu chúng cảm thấy không thoải mái. Bạn cần hết sức kiên trì khi cho chó tiếp xúc với những đối tượng gây hoang mang ở khoảng cách phù hợp để chúng không cảm thấy hoảng sợ. Thưởng cho chúng vì hành vi bình tĩnh, rồi theo thời gian, bạn di chuyển vật thể lại gần hơn, tiếp tục thưởng cho cún cưng để chúng hình thành sự liên kết tích cực đối với đồ vật.
  4. Tạo điều kiện cho chó chơi đùa và thể hiện hành vi bình thường đối với giống nòi. Ví dụ như chó săn theo mùi Basset và Bloodhound thường có thói quen đi theo mùi hương. Bạn nên cho chúng thời gian đánh hơi môi trường xung quanh hoặc biến thành trò chơi bằng cách tạo một đường có mùi để chó lần theo.

Thể hiện Sự tôn trọng và Yêu thương Chó[sửa]

  1. Đăng ký nhân dạng và gắn thẻ lên vòng cổ của chó. Bước này giúp bảo đảm chúng có thể về nhà nếu bị lạc hoặc tách ra khỏi chủ. Mỗi bang có quy định sở hữu chó khác nhau. Trại động vật địa phương hoặc văn bác sĩ thú y thường là nơi tư vấn thủ tục đăng ký thú cưng và liệu có nên mang vòng cổ và gắn thẻ liên tục hay không. Bạn cần nhận thức rằng một số thành phố thường hạn chế sở hữu một số giống chó được cho là "nguy hiểm" như là chó bun hoặc chó cảnh vệ.[1]
  2. Tôn trọng cún cưng. Bạn không được trừng phạt bằng hình thức liên quan đến thể chất, cũng như hạ thấp giá trị của chúng dưới mọi tình huống. Điều này có nghĩa là bạn nên đặt tên phù hợp, thay vì những cái tên như là "Chó điên" hay "Chó sát nhân" làm ảnh hưởng đến thái độ của người khác đối với chúng .
    • Nếu chó có hành vi sai quấy, bạn cần tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra và liệu rằng hành động hay sự chây lì của bạn có gây nên sự cố này hay không.
  3. Bạn cần biết rằng chó cần được đáp ứng nhu cầu cơ bản. Ví dụ như chó cần đi vệ sinh thường xuyên nhưng không làm vấy bẩn xung quanh nhà hoặc cơ thể chúng. Hơn nữa, việc nhốt chó trong nhiều giờ mà không có sự tiếp xúc với con người hoặc được đi vệ sinh là hành vi vô nhân đạo.[7]
  4. Chuẩn bị cho cún cưng chỗ ngủ thoải mái trong điều kiện nhiệt độ không quá khắc nghiệt. Thả chó ra ngoài trời nóng hoặc lạnh mà không có nhà để bảo vệ an toàn có thể khiến chúng bị thương hoặc thậm chí là tử vong. Tốt nhất nên để chó trong nhà khi thời tiết khắc nghiệt, nhưng nếu không có khả năng thì bạn nên cung cấp chỗ ở kín đáo và thật nhiều nước cho cún cưng.[7]
  5. Hình thành mối quan hệ yêu thương và tôn trọng với cún yêu. Chúng sẽ yêu bạn suốt đời nếu bạn đối xử tốt với chúng. Dành thời gian ở bên chúng, tìm hiểu tính cách và những điều tương tự như thế. Bạn càng tiếp xúc nhiều với chó, cuộc sống của cả hai sẽ càng đong đầy hơn.
    • Trong mọi trường hợp bạn không được đánh đập hoặc ngược đãi chó. Việc chửi mắng hành vi sai trái của chúng là hình phạt phản tác dụng nhất. Chó thường quên mất đã làm những gì và sẽ không hiểu tại sao người chủ lại la hét với mình.

Lời khuyên[sửa]

  • Thường xuyên truy cập trang web của FDA để cập nhật các loại thức ăn dành cho chó bị thu hồi.
  • Trong trường hợp chó trở nên quá hung hăn, bạn nên tiếp cận chúng từ từ và cẩn trọng. Không tiến lại gần từ đằng sau vì chúng có thể xem đây là hành động gây hấn và sẽ cắn bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ được đánh chó! Đây là hành vi tàn nhẫn và chỉ khiến cho chúng sợ bạn mà thôi. Thay vào đó bạn nên thể hiện sự không hài lòng bằng cách giấu phần thưởng đi. Hơn nữa, bạn nên củng cố tích cực để thúc đẩy hành vi tốt ở chó.
  • Chú ý hành vi của thú cưng. Chó thường phát ra tín hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn. Nếu nhận thấy sự thay đổi bất thường trong hành vi hoặc hành động của chó, bạn nên đưa chúng đi khám bác sĩ thú y.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Cũi chó
  • Nệm hoặc chăn dành cho chó
  • Thức ăn dành cho chó
  • Nước
  • Bát đựng thức ăn và nước
  • Phép điều trị của bác sĩ thú y, ví dụ như là chủng ngừa
  • Bàn chải hoặc lược dành cho chó
  • Dầu gội dành cho chó
  • Sách hoặc sổ tay hướng dẫn huấn luyện chó
  • Thức ăn vặt dành cho chó
  • Dây xích và vòng cổ

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài liên quan[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây