Ngăn ngừa sỏi thận cho chó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chó thường bị sỏi thận khi nước tiểu tích tụ quá nhiều muối khoáng – các chất thường được thải ra ngoài theo nước tiểu. Muối khoáng sẽ tạo thành sỏi ở đường tiết niệu hay thận. Nguyên nhân gây sỏi thận cũng có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, thuốc chữa bệnh, tuổi tác, chế độ ăn hoặc tùy thuộc vào từng giống chó. Nephrolithiasis và Uroliths là hai tên tương ứng cho tình trạng sỏi ở thận và đường tiết niệu. [1] Sau khi tìm hiểu nguy cơ hình thành sỏi thận ở chó, bạn có thể áp dụng các bước giúp chó ngăn ngừa căn bệnh này.

Các bước[sửa]

Cho chó uống đủ nước[sửa]

  1. Đảm bảo cho chó uống đủ nước mát và sạch. Nước giúp làm loãng nước tiểu, nhờ đó có thể hòa tan các khoáng chất đọng trong nước tiểu. Uống đủ nước còn giúp chó đi tiểu thường xuyên và đẩy các khoáng chất ra khỏi cơ thể. [2]
    • Thay nước cho chó mỗi ngày và rửa sạch bát nước vài lần mỗi tuần để tránh vi khuẩn.
  2. Cho chó uống đúng lượng nước mỗi ngày. Lượng nước chó cần mỗi ngày tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể. Mỗi ngày, một con chó cần khoảng 30 ml nước/0,5 kg trọng lượng cơ thể.[3] Ví dụ, một con chó nặng 4 kg cần phải uống 1 cốc nước (240 ml) nước mỗi ngày. 10 cốc nước (2400 ml) là lượng nước cần cung cấp mỗi ngày cho một con chó nặng 40 kg.
    • Lưu ý chó hoạt động nhiều, đang mang thai hoặc cho con bú cần uống nhiều nước hơn.
    • Cho chó uống thêm nước khi thời tiết nóng bức. Lúc nào cũng phải cho chó uống nước mát, sạch và có nguồn gốc đáng tin cậy, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức.
    • Không cho chó uống nước đá khi trời lạnh. Chó không thể hấp thu đủ lượng nước từ việc ăn tuyết hay đá lạnh. Trên thực tế, ăn tuyết và đá lạnh bắt buộc cơ thể chó phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn để làm tan tuyết /đá lạnh, do đó, làm tăng nhu cầu về nước của chó.
  3. Thêm nước vào thức ăn của chó nếu chó không uống đủ nước. Nếu chó kén uống nước hoặc bạn nghi ngờ chó không tiêu thụ đủ lượng nước trong ngày, bạn có thể thêm nước ấm vào thức ăn của chó cho đến khi thức ăn và nước hòa quyện lại với nhau. Bạn cũng có thể cho chó ăn thức ăn ướt đóng hộp để bổ sung thêm nước cho cơ thể chó.[4]
    • Bạn chỉ cần đảm bảo cung cấp nước mát và sạch cho chó, ngay cả khi cần cho chó ăn thực phẩm ướt.
  4. Cho phép chó đi tiểu thường xuyên. Cứ cách 6-8 tiếng, một con chó trưởng thành khỏe mạnh cần được đi tiểu một lần.[5] Chó nhỏ, chó con hoặc chó bị bệnh đường tiết niệu cần đi tiểu nhiều hơn, ít nhất sau mỗi 4 tiếng.
    • Nếu không thể dắt chó đi tiểu đúng theo nhu cầu của chó, bạn có thể tạo một cái lỗ chó để chó có thể chạy đi tiểu ở sân sau nhà, dạy cho chó cách dùng nhà vệ sinh chuyên biệt cho chó trong nhà, hoặc thuê người dắt chó đi dạo vài lần trong ngày.
    • Quan sát chó đi tiểu ít nhất 1 lần mỗi tuần. Nước tiểu loãng và có màu vàng chứng tỏ chó khỏe mạnh bình thường. Nếu nước tiểu của chó có màu nâu hoặc đỏ hay chó biểu hiện những bất thường trong tiểu tiện, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay.

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng của chó[sửa]

  1. Mua thức ăn chất lượng cao cho chó. Bạn nên tìm các nhãn hiệu thức ăn có các thành phần đầu tiên là thịt (không phải phụ phẩm thịt) hoặc xin bác sĩ thú y tư vấn. Mặc dù không nhất thiết phải cung cấp cho chó một chế độ ăn đặc biệt để ngăn ngừa sỏi thận nhưng bạn vẫn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho chó. Nhu cầu dinh dưỡng của chó tùy thuộc vào giống loài, tuổi tác và các yếu tố khác. [6]
    • Trao đổi với bác sĩ thú y nếu bạn không biết cách chọn thức ăn cho chó.
  2. Thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ thú y về thức ăn cho chó. Nếu chó dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đã từng bị bệnh sỏi thận, bạn nên thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ thú y về cách lựa chọn thức ăn cho chó. Bác sĩ thú y sẽ giới thiệu một chế độ ăn đặc biệt (bao gồm cả cách điều trị đặc biệt) giúp ngăn ngừa sỏi thận tái phát.[6]
    • Thực phẩm giàu canxi, magiê, phốt-pho và protein thường gây sỏi thận vì có thể làm tăng hàm lượng khoáng và protein trong nước tiểu. Đối với chó dễ bị sỏi thận, thực phẩm ít các chất dinh dưỡng kể trên (nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng) có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận và thậm chí có thể làm tan sỏi nhỏ.
    • Có rất nhiều loại sỏi thận. Những loại sỏi thận phổ biến nhất là Struvites (hình thành từ magiê - amoni - phốt-pho); Canxi oxalate (hình thành từ canxi) và sỏi Axit uric (giống chó Đốm dễ bị mắc loại này). Thậm chí còn có một số loại sỏi thận hỗn hợp. Sau khi phân tích nước tiểu, bác sĩ thú y có xác định loại sỏi thận mà chó đang mắc phải và khuyến nghị thức ăn thích hợp nhất cho chó.
  3. Nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng vật nuôi nếu bạn tự làm thức ăn cho chó. Nếu tự làm thức ăn tại nhà cho chó, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng vật nuôi để đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng vitamin và khoáng chất cho chó. Mất cân bằng khoáng chất (đặc biệt là canxi và phốt-pho) có thể gây ra các vấn đề về thận ở chó.[7]
    • Bác sĩ thú y cũng có thể tư vấn cho bạn cách đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cho chó thông qua chế độ ăn tại nhà.
  4. Cân nhắc cho chó dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe đường tiết niệu. Đây là những thực phẩm chức năng giúp chó duy trì sức khỏe đường tiết niệu. Những thực phẩm chức năng này thường chứa chiết xuất nam việt quất và vô cùng có lợi cho sức khỏe đường tiết niệu. Nam việt quất giúp ngăn ngừa vi khuẩn trong nước tiểu bám vào niêm mạc đường tiết niệu.[8]
    • Thực phẩm chức năng có sẵn dưới dạng viên, viên nang hoặc viên nhai, giúp bổ sung thêm cho chế độ ăn thông thường của chó. Nếu chó đang mắc bệnh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi dùng thực phẩm bổ sung cho chó.

Hiểu biết về bệnh sỏi thận[sửa]

  1. Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng sỏi thận. Trong một số trường hợp, sỏi thận ở chó không biểu hiện bất cứ một dấu hiệu rõ ràng nào. Có thể tìm thấy sỏi thận bằng cách chụp X-quang hoặc siêu âm khi khám bệnh cho chó. Trong các trường hợp khác, bác sĩ thú y sẽ dựa vào những dấu hiệu khả nghi sau để chẩn đoán sỏi thận cho chó:[9]
    • Đi tiểu ra máu
    • Đi tiểu thường xuyên hơn và uống nước nhiều hơn.
    • Tái nhiễm trùng đường tiết niệu
    • Ăn không ngon
    • Nôn mửa
    • Sụt cân
    • Khó tiểu
    • Thiếu sức sống
    • Đau bụng
  2. Hiểu biết quá trình hình thành sỏi thận. Sỏi thận là do khoáng chất tích tụ trong nước tiểu. Thận là cơ quan hình thành nước tiểu trong cơ thể. Trong một số trường hợp, khoáng chất do nước tiểu tạo thành lẽ ra phải hòa tan nhưng lại không thể hòa tan trong nước tiểu, do đó tích tụ và hình thành nên sỏi.
    • Những viên sỏi này có thể cực kỳ nhỏ hoặc có kích thước đủ lớn để lấp đầy các lỗ hổng trong thận. Sỏi thận dù lớn hay nhỏ đều bất thường và có khả năng gây tổn thương cho thận. [10]
  3. Tìm hiểu về tác hại của sỏi thận. Sỏi thận có thể ngăn chặn lưu thông nước tiểu của chó và làm sưng thận nếu viên sỏi quá lớn. Tắc nghẽn nước tiểu có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vì vậy, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay nếu nghi ngờ chó đi sỏi thận. [10]
    • Sỏi thận có thể xâm lấn sang bàng quang hoặc tự hình thành trong bàng quang. Quá trình này xảy ra phổ biến hơn và bàng quang chó có thể chứa đầy sỏi. Sỏi hình thành ở vị trí nào cũng đều gây nhiễm trùng và gây nguy hiểm cho thận hoặc bàng quang.
  4. Lưu ý một số giống chó dễ bị sỏi thận. Một số giống chó dễ bị sỏi thận hơn những giống khác. Bạn nên biết chó nhà bạn có thuộc những giống này hay không để có thể theo dõi các triệu chứng thường xuyên hơn. [10]
    • Lhasa Apso, Yorkshire Terrier và Poodles Miniature (Chó Poodle) là những giống chó dễ bị sỏi thận hình thành từ canxi và axit oxalic.
    • Dalmatians (Chó Đốm), Yorkshire Terrier (Chó Sục Yorkshire) và English Bulldogs (Chó Bull Anh) là những giống chó dễ bị sỏi thận hình thành từ axit uric.
  5. Hiểu biết phương pháp điều trị sỏi thận phổ biến. Nếu nghi ngờ chó bị sỏi thận, bạn nên đưa chó đi khám thú y càng sớm càng tốt. Chờ đợi có thể khiến sỏi thận nặng thêm. Phương pháp điều trị sỏi thận thường khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị sỏi thận thường bao gồm thuốc, thay đổi chế độ ăn và thậm chí phẫu thuật. [11]
    • Nếu phải phẫu thuật, bạn cần cho chó nhập viên cho đến khi chó bình phục hoàn toàn sau phẫu thuật.

Lời khuyên[sửa]

  • Một số con chó thường thích ứng với một số loại bát uống nhất định. Bát nhựa đôi khi gây kích ứng da và chứa vi khuẩn. Bát bằng gốm hoặc thép thường dễ rửa hơn và ít gây kích ứng da hơn.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ giúp tăng cường các chức năng trong cơ thể, trong đó có thận. Đi bộ hằng ngày còn tạo cơ hội tiểu tiện cho chó.
  • Nếu nghi ngờ đường tiết niệu của chó có vấn đề, hãy thu mẫu nước tiểu của chó vào hộp sạch dùng một lần sau đó mang đến bác sĩ thú y để xét nghiệm.
  • Đảm bảo cho chó uống nhiều nước. Uống nhiều nước giúp chó ngăn ngừa sỏi thận dễ dàng hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu chó không đi tiểu trong vòng 12-24 tiếng, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y ngay.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.