Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn của chó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lý do chính của việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn của chó là để khuyến khích quá trình đi tiêu diễn ra tốt và đều đặn. Chất xơ còn được sử dụng để giúp giảm táo bón và tiêu chảy, tùy thuộc vào loại chất xơ. Một số chế độ ăn có hàm lượng chất xơ cao hơn để thay thế calo, tăng cảm giác no và giúp vật nuôi giảm cân. Bạn có thể bổ sung chất xơ vào chế độ ăn của chó bằng cách dùng thực phẩm bổ sung chất xơ không kê đơn bổ sung hoặc kết hợp các loại thực phẩm lành mạnh của người vào chế độ ăn của chó.

Các bước[sửa]

Đánh giá Nhu cầu Bổ sung Chất xơ trong Chế độ ăn của Chó[sửa]

  1. Kiểm tra thức ăn hiện tại của chó. Nhiều loại thực phẩm đã cung cấp đủ hàm lượng chất xơ. Thông tin ‘Guaranteed Analysis (Phân tích được Đảm bảo)’ in trên túi thức ăn vật nuôi sẽ cho biết nồng độ chất xơ thô tối đa. Hầu hết các loại thức ăn vật nuôi có chứa khoảng 5% chất xơ thô và lượng chất xơ đó đủ cho chó cỡ trung bình được khỏe mạnh.[1]
  2. Quan sát chó. Chó bị táo bón hoặc tiêu chảy có thể là do đau bụng thông thường, do ký sinh trùng, do bệnh đường tiêu hóa khác hoặc căng thẳng do tuyến tiền liệt phình lên hoặc phân bị cản trở và không di chuyển được.[2] Quan sát chó để xem các triệu chứng có kéo dài hơn hai ngày hay không.
  3. Đưa chó đến bác sĩ thú y. Các triệu chứng của táo bón có thể gần giống với những triệu chứng của bí tiểu, tình trạng này rất nghiêm trọng. Nếu thấy vật cưng liên tục căng thẳng, hãy mang chúng đến để bác sĩ thú y kiểm tra và đưa ra lời khuyên. Hãy yêu cầu bác sĩ thú y tiến hành khám trực tràng. Nếu nguyên nhân là do chế độ ăn và tiêu hóa, bác sĩ thú y có thể chỉ định bổ sung thêm chất xơ.

Bổ sung Chất xơ vào Chế độ ăn của Chó[sửa]

  1. Kết hợp bột bí ngô đóng hộp vào thức ăn của chó. Một con chó nhỏ chỉ cần khoảng 1 thìa bột bí ngô mỗi bữa. Chó chó lớn nặng khoảng 23 kg hoặc hơn có thể cần 1/4 cốc (240 ml) mỗi bữa.[1]
    • Sử dụng tùy ý bởi vì bột bí ngô đóng hộp không giống với hỗn hợp bánh bí ngô, loại chứa chất phụ gia và đường không lành mạnh cho chó.[3]
  2. Hấp đậu xanh. Đậu xanh tươi là một nguồn bổ sung chất xơ cho chó. Chuẩn bị một ít đậu xanh bằng cách hấp trong lò vi sóng, sau đó để nguội hoàn toàn. Cắt nhỏ hoặc trộn đậu xanh vào đồ ăn cho chó.
    • Đậu xanh sống khó tiêu hóa hơn nên chó sẽ không hấp thu được tất cả những dưỡng chất dinh dưỡng trong đậu. Tuy nhiên, đậu xanh sống sẽ là món ăn nhẹ ngon trong khi chó chơi game và tập luyện.
  3. Thưởng thức khoai lang. Một củ khoai lang vừa chứa hơn 3 g chất xơ. Để cho chó ăn, đầu tiên hãy lột vỏ và cắt khoai thành miếng nhỏ. Cho khoai langvào bát nông chứa một ít nước, dùng màng bọc thực phẩm phủ lên và đem hấp trong lò vi sóng đến khi dễ dàng dùng dĩa xuyên qua thân củ khoai. Dùng dĩa nghiền nát khoai rồi cho 1-3 thìa khoai lang vào bữa ăn chính của chó.
  4. Tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y. Khoai lang và các loại rau khác cũng có thể tăng nồng độ các chất dinh dưỡng khác, bao gồm kali. Điều này có thể không có lợi cho thú cưng nếu chúng có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh thận. Bác sĩ thú y có thể giúp lựa chọn loại rau tốt nhất dựa trên tình trạng sức khỏe của thú cưng.
  5. Cho một thìa bột cám, yến mạch nấu chín, hoặc hạt kê vào bữa ăn của chó. Ngũ cốc nguyên cám là món lý tưởng và không tốn kém có thể bổ sung chất xơ cho bữa ăn cho chó. Một số sản phẩm còn được bổ sung vitamin hoặc các dưỡng chất khác nên bạn hãy kiểm tra tất cả các thông tin dinh dưỡng trước khi sử dụng thực phẩm chế biến có sẵn.
  6. Thêm chất xơ phụ gia không cần kê đơn. Bạn có thể sử dụng Metamucil hoặc chất xơ phụ gia không cần kê đơn khác một vài ngày để giúp chó phục hồi sau táo bón.[4] Rắc lên thức ăn của chó là cách nhanh nhất để giúp chó đi tiêu đều đặn. Sử dụng khoảng ½ thìa cà phê chất xơ cho chó nhỏ hoặc 2 thìa cho chó lớn vào mỗi bữa ăn. Thêm một ít nước để trộn chất xơ.
    • Sử dụng vừa phải và không quá hai ngày để đảm bảo chó không gặp tác dụng ngược.
  7. Thử một chế độ ăn mới hoặc khác nhau. Chuyển sang chế độ ăn đồ bán sẵn có hàm lượng chất xơ cao hơn (hoặc chuyển sang thuốc thú y kê đơn) có thể là cách dễ dàng hơn để bổ sung chất xơ mà không cần phải mua sắm hoặc chuẩn bị thêm. Bạn có thể sẽ phải mua hoặc đặt đơn thuốc từ bác sĩ thú y, hoặc bạn chuẩn bị sẵn đơn thuốc viết tay về những thực phẩm cần mua để mua từ nhà bán lẻ thức ăn vật nuôi.
  8. Không lạm dụng chế độ ăn đồ bán sẵn. 'Chất xơ' là một thuật ngữ mô tả nhiều polysaccharide khác nhau và không phải tất cả chất xơ đều được tạo ra như nhau. Cấu tạo khác nhau của chất xơ sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình hấp thụ nước, tiêu hóa và lên men trong ruột. Điều này có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn, bao gồm đầy hơi, chướng bụng, hoặc tiêu chảy. [3] Nếu chó gặp phải những tình trạng trên, hãy thử đổi sang loại chất xơ khác hoặc giảm lượng chất xơ mà bạn cho vào bữa ăn của chó.
    • Thêm quá nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn cho mục tiêu giảm cân cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm do pha loãng các chất dinh dưỡng thiết yếu, lượng calo và giảm khả hấp thụ một số khoáng chất.

Lời khuyên[sửa]

  • Kiểm tra thức ăn dạng hạt của chó xem có bao nhiêu chất xơ (hay không có) trong mỗi khẩu phần ăn. Thực phẩm từ gạo, khoai tây và ngô có ít chất xơ hơn so với những thực phẩm chứa ngũ cốc nguyên cám, bao gồm lúa mạch, cám yến mạch và lúa mì. Các thành phần này trong danh sách hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm thức ăn cho chó càng thấp thì giá trị dinh dưỡng càng ít.

Cảnh báo[sửa]

  • Tuyệt đối không tự ý áp dụng bất kỳ biện pháp khắc phục nào mà không tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Nếu chó gặp bất kỳ vấn đề về đường ruột, chuyên gia được đào tạo y khoa có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe và giúp bạn vạch ra kế hoạch điều trị để ngăn táo bón cho chó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 Mark Morris Institute, Small Animal Clinical Nutrition, 4th ed. Marceline: Walsworth, 2000. Print.
  2. Washabau, R; Day, M. J.: Canine and Feline Gastroenterology Ed 1 St. Louis, Elsevier, 2013 p 109
  3. 3,0 3,1 http://www.vetinfo.com/dog-fiber-recommendations.html
  4. http://www.drsfostersmith.com/pic/article.cfm?dept_id=0&siteid=12&acatid=284&aid=460

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây