Điều trị vết thương do chó cắn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Động vật cắn thường xuyên xảy ra ở khắp mọi nơi. Trẻ em thường hay bị cắn hơn người lớn và phần lớn đều là do chó cắn (85 – 90%).[1] Biến chứng thường gặp nhất của vết thương do động vật cắn là nhiễm trùng da. Ít có trường hợp gây ra vết thương nghiêm trọng hoặc thương tật vĩnh viễn. Mối quan ngại lớn nhất của vết thương do động vật cắn chính là bệnh dại.[1] Biết được cách khử trùng và chăm sóc vết thương do chó cắn, cũng như thời điểm tới gặp bác sĩ, bạn sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan.

Các bước[sửa]

Điều trị Vết cắn Nhỏ[sửa]

  1. Kiểm tra vết cắn. Vết thương do chó cắn chủ yếu là vết thương nhỏ có thể điều trị tại nhà. Nếu vết cắn chỉ làm xước da hay dấu răng tạo thành một vết rách nông, bạn có thể điều trị tại nhà.[2]
    • Điều này khác với vết thương sâu ở vùng mô, vết thương hở hoặc xương/khớp bị nghiền nát. Bạn phải tới trung tâm y tế để điều trị các vết thương dạng này, được đề cập cụ thể hơn ở Bước Hai.
  2. Rửa sạch vết thương với nước và xà phòng. Dành vài phút để rửa vết cắn với xà phòng và nước ở nhiệt độ thích hợp.[2] Việc này giúp làm sạch vết thương khỏi vi khuẩn ở miệng vết thương hoặc từ miệng con chó.
    • Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại xà phòng nào nhưng xà phòng diệt khuẩn là lựa chọn tốt nhất.
    • Xà phòng và nước sẽ khiến bạn thấy xót nhưng tốt hơn hết vẫn nên rửa thật sạch vết thương.
  3. Ấn mạnh nếu vết thương chảy máu. Dùng khăn sạch hoặc gạc ấn mạnh vào vết thương nếu nó chảy máu sau khi rửa sạch.[1] Máu sẽ ngừng chảy hoặc chậm lại đủ để băng bó vết thương trong vài phút.
    • Nếu vết thương tiếp tục chảy nhiều máu khiến bạn không thể băng bó sau 15 phút giữ chặt, bạn nên đến trung tâm y tế.[1]
  4. Bôi thuốc mỡ kháng sinh. Các loại thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin hay Bacitracin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi vết thương lành lại.[2] Bôi thuốc vào vết thương theo hướng dẫn trên bao bì.
  5. Băng bó vết thương. Ngay sau khi bôi thuốc mỡ kháng sinh, băng vết thương lại một cách thích hợp.[2] Băng cẩn thận để bảo vệ vết thương nhưng đừng quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu hoặc khiến bạn khó chịu.
  6. Thay băng khi cần. Bạn nên thay băng khi bạn làm bẩn nó, chẳng hạn như sau khi tắm. Nhẹ nhàng rửa sạch vết thương, bôi thuốc mỡ kháng sinh và dùng băng mới.
  7. Cập nhật tình trạng tiêm phòng. Bạn có nguy cơ mắc bệnh uốn ván nếu bị chó cắn rách da.[1] Các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên tiêm phòng uốn ván sau khi bị chó cắn nếu lần cuối bạn tiêm phòng là từ 5 năm trước.[1]
  8. Để mắt tới vết cắn. Quan sát dấu hiệu nhiễm trùng trong quá trình vết thương lành. Nếu bạn cho rằng vết thương bị nhiễm trùng, hãy tới khám bác sĩ ngay lập tức. Sau đây là một vài dấu hiệu vết thương nhiễm trùng:[1][2]
    • Đau hơn
    • Sưng tấy
    • Vết thương đỏ hoặc nóng ran
    • Sốt
    • Mưng mủ
  9. Xác định tình trạng tiêm phòng bệnh dại của chó nếu có thể. Bạn có thể mắc bệnh dại chỉ từ một vết cắn nhỏ. Những người bị chó cắn cần tìm và xác định con chó cắn mình đã được tiêm phòng dại chưa để không phải bận tâm về vấn đề này nữa.[1]
    • Nếu không xác định được con chó đã được tiêm phòng hay chưa — chẳng hạn như đấy là chó hoang — bạn nên quan sát con chó trong vòng 15 ngày (nếu có thể) để xác nhận dấu hiệu phát bệnh dại. Bạn cũng nên tới trung tâm y tế nếu không thể xác định trạng thái tiêm phòng của chó.
  10. Bạn cần được chăm sóc y tế cho những biến chứng sức khỏe khác. Chỉ với một vết cắn nhỏ, bạn vẫn có thể mắc một số bệnh liên quan và cần được chăm sóc. Sau đây là một số biến chứng sức khỏe:[1]
    • Bệnh tiểu đường
    • Bệnh thận
    • Ung thư
    • HIV
    • Các loại thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như thuốc chống rối loạn hệ miễn dịch.

Điều trị Vết cắn Nghiêm trọng[sửa]

  1. Kiểm tra vết cắn. Vết cắn nghiêm trọng là vết thương có dấu răng sâu và có thể làm rách mô.[2] Tùy theo lực cắn của con chó mà vết cắn có thể làm tổn thương xương, dây chằng, khớp chẳng hạn như đau đớn khi di chuyển, không thể cử động vùng xung quanh vết thương. Nếu phát hiện các dấu hiệu sau, bạn nên tìm đến trung tâm y tế thay vì điều trị tại nhà:[3]
    • Vết thương sâu nhìn thấy cả mỡ, cơ và xương.
    • Vết cắn dạng răng cưa hoặc nốt răng cách xa.
    • Vết thương chảy nhiều máu và không thể cầm máu sau 15 phút.
    • Vết thương lớn hơn 1-2 cm.
    • Vết thương ở đầu hoặc cổ.
  2. Giữ chặt vết thương. Trước khi tới bác sĩ, hãy dùng khăn sạch giữ chặt vết thương để cầm máu nếu có thể.[2] Tiếp tục giữ chặt vết thương cho tới khi đến bác sĩ.
  3. Tới gặp bác sĩ. Chuyên gia y tế sẽ xác định phương pháp tốt nhất để điều trị như cầm máu và khâu vết thương. Bác sĩ sẽ rửa sạch vết thương (với chất khử trùng như i-ốt) và thực hiện tiểu phẫu nếu cần để loại bỏ các mô chết, tổn thương và nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng tới sự phục hồi của các mô khác.[4]
    • Bác sĩ xem sổ tiêm phòng để xác định xem bạn có cần tiêm phòng uốn ván hay không.
    • Nếu bác sĩ nghi ngờ vết cắn làm tổn thương xương, bạn cần chụp x-quang để xác định phương pháp điều trị thích hợp.[1]
    • Trình bày với bác sĩ rằng con chó đã được tiêm phòng dại hay chưa. Nếu bác sĩ cho rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh dại, họ sẽ tiêm phòng cho bạn.[5]
  4. Uống kháng sinh theo đơn. Nếu vết thương có nguy cơ bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn.[6]
    • Thuốc kháng sinh thông dụng nhất là amoxicillin-clavulanate (Augmentin). Thuốc dạng viên được dùng trong khoảng thời gian 3-5 ngày. Tác dụng phụ hay gặp nhất là khó tiêu hóa.
  5. Thay băng gạc theo yêu cầu. Bác sĩ sẽ quy định thời gian thay băng sau khi điều trị vết thương.[1] Thường thì bạn cần thay băng một hoặc hai lần mỗi ngày.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn cần huấn luyện chó đúng cách để giảm nguy cơ bị chó cắn.
  • Bạn có thể tham khảo các bài viết về cách phòng tránh bị chó cắn ở trên mạng.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu vết thương bắt đầu châm chích và vùng da xung quanh sưng tấy lên, hãy tới gặp bác sĩ.
  • Bài viết này chỉ cung cấp thông tin liên quan đến việc điều trị vết thương do chó cắn, bạn không nên coi đây là lời khuyên y tế. Hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn không chắc chắn về mức độ nghiêm trọng của vết thương.
  • Nếu tình trạng vết thương tồi tệ hơn, tốt hơn hết bạn vẫn nên tới gặp bác sĩ giỏi.
  • Nếu bạn không thể xác định con chó đã được tiêm phòng dại hay chưa (thông qua tài liệu dù là chó của bạn hay của người khác), bạn cần tới trung tâm y tế. Bệnh dại có thể chữa được nếu bạn tới trung tâm y tế ngay sau khi bị cắn. Bạn không thể chờ tới lúc xuất hiện triệu chứng mới đi khám.[5]
  • Vết thương ở tay, bàn chân hoặc đầu cần được chăm sóc y tế tốt hơn vì phần da ở các cơ quan này rất mỏng và có thể làm ảnh hưởng nhiều khớp xương.[1]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.