Nhận biết bệnh Parvo ở chó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh truyền nhiễm Canine parvovirus (hay còn gọi là bệnh Parvo) là bệnh viêm ruột - dạ dày có khả năng lây nhiễm cao và gây tỷ lệ tử vong lớn. Virus này thường bùng phát ở những chú cún con. Những người nuôi chó và gây giống lâu năm thường cảm thấy hoang mang khi nghi ngờ rằng một trong các chú chó của họ bị bệnh Parvo. Họ biết rằng tình hình có thể diễn biến theo chiều hướng xấu một cách nhanh chóng và nguy hiểm đến mức nào. Nếu chú chó của bạn bị bệnh Parvo, hãy đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức để tăng tỷ lệ sống sót. Tuy nhiên, đừng để bị nhầm lẫn vì triệu chứng mắc Parvo rất giống với triệu chứng mắc các bệnh khác của chó như nhiễm virus Corona, viêm ruột xuất huyết do vi khuẩn, bệnh trùng cầu và giun móc phá hoại.

Các bước[sửa]

Nhận biết Triệu chứng của Bệnh Parvo[sửa]

  1. Xem xét tuổi của chó. Bệnh Parvo thường bùng phát ở chó con từ 6 đến 20 tuần tuổi và 85% ca lây nhiễm phát sinh từ những chó con dưới 1 tuổi. Chó con dễ mắc bệnh nhất vì chúng có nhiều tế bào phân chia nhanh trong dạ dày và ruột. Những tế bào này là mục tiêu chính của virus Parvo. Nếu chó của bạn nhiều tuổi thì bệnh Parvo sẽ khó bùng phát hơn dù không phải là không thể.
    • Nếu chó mẹ không được tiêm vắc-xin chống Parvo, rất có thể virus sẽ bùng phát sớm hơn trong vài tuần đầu tiên.
  2. Để ý đến giống chó. Bệnh Parvo thường bùng phát ở một số giống chó nhất định như chó rốt, chó sục pitbull Mỹ, Doberman Pinscher và chó chăn cừu Đức. Nếu chó của bạn thuộc một trong những loài chó này thì bạn phải đặc biệt chú ý xem nó có bị mắc bệnh Parvo hay không.
  3. Theo dõi hành vi của chó. Nhìn chung, biểu hiện đầu tiên của chú chó bị nhiễm Parvo là lờ phờ. Chó con của bạn có thể sẽ ít vận động hơn, nằm lì ở một góc nhà và quyết không di chuyển. Sau đó tỏ ra yếu ớt và mất cảm giác thèm ăn.
  4. Kiểm tra xem chó có bị sốt không. Chó mắc bệnh Parvo thường bị sốt ở mức nhiệt độ từ 40 đến 41ºC.
  5. Chú ý đến bãi nôn của chó. Bệnh Parvo tàn phá dạ dày chứa nhiều tế bào phân chia nhanh chóng. Đây là mục tiêu của virus. Niêm mạc dạ dày sẽ bị sưng tấy và loét khiến chó bị nôn.
  6. Quan sát phân của chó. Nếu chó của bạn bị tiêu chảy, có phân lỏng, phân nhầy, phân có máu hoặc hình dạng bất thường thì rất có thể là chó đã bị bệnh Parvo. Bệnh này còn có thể khiến chó bị mất nước.
  7. Kiểm tra xem chó có triệu chứng thiếu máu không. Bệnh Parvo khiến chó bị xuất huyết dạ dày - ruột gây ra tình trạng thiếu máu. Để kiểm tra xem chó của bạn có bị thiếu máu hay không, hãy ấn tay vào lợi của con chó. Màu sắc lợi của một con chó khỏe mạnh sẽ nhanh chóng trở về màu bình thường sau khoảng 2 giây. Nếu lâu hơn thế nghĩa là chó của bạn có thể đang bị tiêu chảy. Lợi của những con chó mắc bệnh này thường trông xanh xao thấy rõ.

Chẩn đoán Bệnh Parvo[sửa]

  1. Đưa chó của bạn đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Bạn càng đưa đến sớm thì chó càng có cơ hội sống sót cao. Thật không may là nhiều người chủ không nhận biết sớm các triệu chứng của căn bệnh hoặc chần chừ quá lâu mới đưa chó đi khám. Đó cũng là lúc căn bệnh đã vào giai đoạn cuối và chó sẽ chết vì mất nước.
  2. Yêu cầu kiểm tra ELISA-Kháng nguyên. Để chẩn đoán bệnh Parvo, có thể bác sĩ thú y sẽ sử dụng phương pháp xét nghiệm sinh hóa phát hiện kháng nguyên (ELISA). Phương pháp này sẽ kiểm tra phân chó xem có bị mắc Parvo hay không. Phương pháp này có thể được thực hiện trong phòng khám của bác sĩ thú y.
    • Phương pháp ELISA có thể cho kết quả nhanh chóng nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Hãy lưu ý rằng kết quả xấu chưa chắc đã phản ánh đúng tình trạng của chó.
  3. Thực hiện thêm một số phương pháp kiểm tra khác. Chỉ sử dụng phương pháp ELISA đôi khi là không đủ để chẩn đoán bệnh Parvo. Bác sĩ thú y có thể tiến hành kiểm tra ngưng kết hồng cầu, lượng máu và/hoặc mẫu phân trực tiếp. Kết quả của những xét nghiệm này cùng với ELISA có thể giúp xác định đúng bệnh Parvo ở chó.
  4. Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y để điều trị sao cho hợp lý. Hiện không có thuốc chữa virus Parvo nhưng bác sĩ thú y của bạn có thể đưa ra vài lời khuyên về liệu pháp hỗ trợ và biện pháp thiết thực để tăng khả năng sống sót của chó. Có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:
    • Điều trị tại bệnh viện
    • Cho chó uống thuốc chống nôn
    • Truyền dịch tĩnh mạch
    • Sử dụng men vi sinh
    • Dùng liệu pháp Vitamin

Lời khuyên[sửa]

  • Tiêm vắc-xin là cách duy nhất giúp chó con của bạn không bị bệnh Parvo. Mũi tiêm đầu tiên nên được thực hiện khi chó từ 5 đến 6 tuần tuổi. Sau đó, cứ cách 2 đến 3 tuần lại cần tiêm một lần và phải tiêm ít nhất là 3 mũi.
  • Parvo là một virus dai dẳng, không dễ gì phân hủy. Virus này kháng nhiều loại chất diệt khuẩn và có thể tồn tại trong khoảng thời gian dài lên tới nhiều tháng, thậm chí hơn. Việc quan trọng cần thực hiện là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và khử trùng cho chó. Hãy tìm kiếm những sản phẩm dán mác có tác dụng khử Parvo hoặc tẩy một cách an toàn theo công thức một phần chất tẩy, 30 phần nước.
  • Parvo là bệnh do virus gây ra và không thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng cố gắng tự chữa trị Parvo cho chó. Dù chó được bác sĩ thú y chăm sóc cẩn thận nhất thì virus này vẫn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cố tự tìm cách điều trị cho chó là cách làm rất mạo hiểm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài liên quan[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây