Âu yếm chó

Từ VLOS
(đổi hướng từ Âu yếm Chó)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chó là người bạn tốt nhất của con người, nhưng đôi khi chúng lại hành xử khác. Bạn nên làm theo các hướng dẫn dưới đây nhằm tiếp cận chó lạ, lưu ý dấu hiệu hung hăng, và âu yếm chúng mà không bị cắn. Mỗi phần đều bao gồm các lời khuyên dành cho việc âu yếm thú cưng của bạn, cũng như những con chó khác mà bạn quen biết.

Các bước[sửa]

Tiếp cận chó một cách thận trọng[sửa]

  1. Xin phép người chủ để âu yếm chú cún. Chó thường khá thân thiện, nhưng nếu bạn chưa bao giờ tiếp xúc với chúng thì sẽ khó xác định chúng sẽ phản ứng với người lạ như thế nào. Nếu người chủ đưa ra chỉ dẫn khác với bài viết này, bạn có thể làm theo họ. Nếu người chủ cho phép bạn âu yếm thú cưng của họ, bạn có thể hỏi chú cún thích được âu yếm như thế nào.
  2. Cẩn trọng nếu chó không thuộc về người nào. Nếu thấy chó lang thang trên đường không có chủ nhân bên cạnh, bạn cần hết sức cẩn thận và ở yên vị trí để tự bảo vệ bản thân nếu cần thiết. Chó bị xích lại hoặc bỏ mặc ở khu vực sân hay những địa điểm khác có không gian chật hẹp thường rất hay cắn, vì chúng đang ăn hay nhai thứ gì đó. Bạn cần tiếp cận những con chó này một cách thận trọng, và không cố gắng vuốt ve chúng nếu thấy có dấu hiệu hung hăn như mô tả dưới đây.
  3. Lùi lại khi thấy chó có dấu hiệu gây hấn hoặc không thoải mái. Dấu hiệu gây hấn bao gồm kêu gầm gừ, sủa, đuôi và lông dựng đứng lên, hoặc cơ thể ở tư thế cứng nhắc. Dấu hiệu chó cảm thấy khó chịu, sợ hãi, hoặc căng thẳng bao gồm liếm môi, để lộ tròng trắng mắt, tránh tiếp xúc ánh nhìn, cụp đuôi xuống, há miệng, hoặc ngả tai ra sau.[1] Nếu chú cún không bình tĩnh lại hoặc tiếp cận trong vòng ba mươi giây, bạn cần tránh xa chúng.
  4. Gập chân hoặc ngồi xổm để yêu cầu chú cún tiếp cận. Khuyến khích con chó bước lại gần bằng cách ngồi xổm ngang tầm mắt của chúng. Những con có bản tính tự tin thường chỉ cần gập chân nhẹ, nhưng không nên gập chân trực tiếp đè lên thú cưng, vì hành động này sẽ làm chúng cảm thấy bị đe dọa.
    • Không bao giờ ngồi xổm gần con chó không có chủ nhân bên cạnh, hoặc những con đang hung hăn (xem dấu hiệu cảnh báo ở trên).
  5. Dỗ dành chú cún e ngại khi tiến lại gần hơn. Nếu động tác ngồi xổm vẫn chưa thể thuyết phục được con chó, và chúng cảm thấy e dè hay bất kham (chạy đi hoặc ẩn nấp), bạn nên hướng ánh mắt về phía khác để chú cún không cảm thấy như bị đe dọa.[2] Tạo âm thanh nhỏ nhẹ, dỗ dành; bất kỳ âm thanh nào cũng có tác dụng nhưng nên tránh tiếng ồn lớn hoặc những âm thanh khiến chúng giật mình. Xoay cơ thể về một bên để tạo tư thế ít gây hấn hơn.
    • Hỏi người chủ để biết tên của chú cún và dùng tên để dỗ ngọt thú cưng. Một số con được huấn luyện phản ứng với âm thanh mang tên chúng.
  6. Bóp tay thành nắm đấm. Nếu chú chó chịu để bạn vuốt ve sau các bước này, hoặc ít nhất là có tâm trạng thoải mái và không có dấu hiệu gây hấn hoặc khó chịu, bạn có thể nắm tay lại để chúng đánh hơi. Nắm tay trước mũi chú cún, nhưng không nên đặt trực tiếp đối diện khuôn mặt. Cho phép chúng lại gần và ngửi mu bàn tay nếu muốn.
    • Không xòe bàn tay ra trước mặt vì chó lạ sẽ cắn ngón tay của bạn.
    • Chó đánh hơi để xem xét bạn chứ không phải đề nghị âu yếm. Bạn cần chờ cho đến khi chúng ngửi xong trước khi tiến hành bước kế tiếp.
  7. Quan sát tâm trạng thoải mái của chú cún. Nếu cơ bắp của chúng thả lỏng (không cứng nhắc hoặc co lại), hay nếu liếc nhìn nhanh, vẫy đuôi, có thể chúng cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với bạn.[2] Bước sang phần tiếp theo, nhưng nếu chú cún định chạy đi, bạn nên ngừng vuốt ve và nắm tay lại một lần nữa.

Âu yếm chó lạ[sửa]

  1. Vuốt ve xung quanh tai. Nếu chú cún không hung dữ, bạn có thể vuốt ve từ từ hoặc gãi nhẹ gốc tai. Tiếp cận từ phía bên, tránh tiến lại từ phía trước.[3]
  2. Di chuyển sang bộ phận khác. Nếu bước đầu thành công, và chú cún không định chạy đi, bạn có thể tiếp tục vuốt ve những phần khác. Vuốt ve dọc phần lưng, hoặc đỉnh đầu, và gãi nhẹ .
    • Nhiều con chó thích gãi dọc sống lưng, hoặc hai bên xương sống. Chú cún thường ít căng thẳng khi bạn đụng chạm vào gáy trên cổ và phía trước bả vai so với vị trí đuôi xương sống tiếp giáp với đuôi và hai chân sau.
    • Thú cưng có bản tính thân thiện thường thích được vuốt ve dưới cằm hoặc trên ngực, nhưng một số con khác lại không thích bị đụng vào phần quai hàm.
  3. Biết khi nào nên ngừng lại. Bạn cần nhớ rằng một số con chó không thích xoa đầu. Ngoài ra, chúng cũng không thích vuốt ve hai chân sau, hoặc chạm vào một số bộ phận khác. Bạn cần ngừng vuốt ve ngay lập tức và đứng yên nếu thấy chú cún bắt đầu gầm gừ, cụp đuôi xuống, hoặc di chuyển đột ngột. Chỉ tiếp tục âu yếm những phần khác nếu thú cưng bình tĩnh trở lại và tiếp cận bạn.
  4. Không di chuyển đột ngột. Không nên gãi bất thình lình hoặc quá mạnh, không vỗ hoặc phát hai bên thân người, và không di chuyển đến khu vực khác quá nhanh. Nếu chú cún thích được âu yếm phần nào đó, bạn có thể vuốt ve và gãi nhẹ, hoặc dùng một tay và sau đó là hai tay. Luôn nhẹ nhàng từ tốn vì bạn không thể biết được chú chó lạ này sẽ phản ứng như thế nào đối với thú cưng tràn đầy sinh lực hơn. Việc âu yếm vội vã hoặc mạnh tay có thể khiến một chú chó thân thiện trở nên kích động và có thể nhảy lên hoặc cắn tay bạn.

Âu yếm chó thân[sửa]

  1. Tìm hiểu sở thích của thú cưng. Khi đã quen với chú cún, bạn nên tìm hiểu cách thức âu yếm mà chúng thích nhất. Một số con thích chà xát dưới bụng, trong khi những con khác lại thích được mát-xa chân. Một vài chú cún sẽ gầm gừ nếu bạn đụng chạm vào những khu vực này. Chú ý ngôn ngữ cơ thể của chó và tập trung vào những khu vực mà chúng thích nhất. Những dấu hiệu cho thấy thú cưng thích âm yếm đó là vẫy đuôi, cơ bắp thả lỏng, và rền rĩ khi bạn ngừng vuốt ve. Hành động nhỏ dãi cũng có thể là dấu hiệu cho thấy chú cún đang hào hứng, mặc dù đây không phải lúc nào cũng có nghĩa là chúng đang thư giãn.[4]
  2. Cẩn trọng khi chà xát phần bụng của chó. Khi chú cún nằm ngửa, chúng đang sợ hãi và cố gắng nhân nhượng chứ không phải đề nghị bạn âu yếm. Ngay cả những con thân thiện thích xoa bụng đôi khi cũng làm hành động này vì lý do khác. Không nên chà xát phần bụng của chú cún nếu chúng lo lắng, căng thẳng, hoặc không vui.
  3. Hướng dẫn trẻ em cách âu yếm chó. Loài vật này thường hay trở nên căng thẳng khi tiếp xúc gần với trẻ con, ngay cả với những đứa mà chúng cùng lớn lên, vì con nít thường khá vụng về trong việc âu yếm thú cưng. Bạn cần chỉ bảo con trẻ trong nhà không được ôm, túm giật, hoặc hôn thú cưng vì những hành động này nếu thực hiện một cách lóng ngóng sẽ khiến cho chúng cắn đứa trẻ. Hướng dẫn trẻ em không được kéo đuôi của chú cún hoặc ném đồ đạc vào chúng.
  4. Thỉnh thoảng mát-xa kỹ cho thú cưng. Bạn nên dành ra từ 10 đến 15 phút để vuốt ve chú cún thân quen từ đầu đến đuôi. Xoa theo chuyển động tròn để tiếp cận vùng mặt, dưới cằm, và ngực của chú cún. Di chuyển lên phía trên cổ, vai, và lưng dọc xuống đuôi. Một số con sẽ cho phép bạn mát-xa dưới chân.[5]
    • Khi mát-xa cho vật nuôi, bạn cũng sẽ có thể kiểm tra các khối u bình thường hay mới phát triển và có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bị ảnh hưởng.
  5. Mát-xa bàn chân của chú cún. Một số con không cho phép bạn chạm vào bàn chân, nhưng nếu có thể nhấc bàn chân lên, bạn nên xoa nhẹ để cải thiện tuần hoàn và và tìm những vật nhọn làm đau chú cún. Nếu đệm thịt bàn chân bị nứt nẻ và khô ráp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chất dưỡng ẩm dành cho chó và thoa lên chân của thú cưng.[6]
    • Mát-xa chân cho chó con sẽ giúp cho việc cắt tỉa móng sau này dễ dàng thuận lợi hơn, vì chó con sẽ làm quen với cảm giác bàn chân được tiếp xúc với tay người.
  6. Mát-xa xung quanh miệng chó con. Chúng sẽ cho phép bạn mát-xa phần miệng và chân nếu thân quen với bạn. Điều này khá hữu ích đối với chó con đang mọc răng, và giúp chúng làm quen với cảm giác đụng chạm ở bộ phần này, cũng như tạo điều kiện tiến hành chăm sóc răng miệng cho thú cưng sau này.[7]
    • Để mát-xa miệng cho cún con, bạn nên nhẹ nhàng xoa phần gò má và quai hàm theo chuyển động tròn. Còn khi mát-xa nướu răng, bạn có thể dùng "bàn chải ngón tay" ở cửa hàng vật nuôi hoặc phòng khám thú y.[8]

Lời khuyên[sửa]

  • Luôn hỏi trước người chủ liệu có thể cho chú cún ăn vặt hay không. Một số con bị mẫn cảm với thức ăn kém chất lượng có chứa gluten.
  • Cách tốt nhất để khiến chú cún tin tưởng bạn đó là cho chúng ăn.
  • Quan sát chú cún trong khi để người khác âu yếm. Bạn nên lịch sự đề nghị người lạ thay đổi cách vuốt ve hoặc ngừng lại nếu thú cưng cảm thấy khó chịu.
  • Đặt một tay lên cơ thể của chú cún nếu chúng cảm thấy sợ hãi. Cách này giúp chúng cảm thấy an tâm, thoải mái, và thư giãn hơn.
  • Tập thói quen khi gặp người lạ sẽ tránh được sự cố xảy ra nếu có. Thay vì cho phép thú cưng nhảy lên, lao vào người, và tự kiểm soát, bạn nên tập cho chúng phải ngồi xuống khi thấy người khác để chúng không trở nên quá háo hức, và tự cho mình quyền kiểm soát thú cưng cũng như ngăn chặn việc chúng cắn hoặc gặm người đối diện.
  • Đôi khi chú cún còn nhỏ sẽ sủa nếu không nhớ bạn là ai. Nắm bàn tay lại và để chúng tiếp cận và đánh hơi mu bàn tay theo ý muốn.

Cảnh báo[sửa]

  • Ngay cả chú chó thân thiện cũng sẽ trở nên hung dữ nếu có quá nhiều người vuốt ve cùng một lúc.
  • Không bao giờ vuốt ve thú cưng nếu chúng đang ăn hoặc gặm thứ gì đó. Một số con ra sức bảo vệ cục xương hoặc đồ chơi của mình và có thể tấn công để ngăn bạn không lấy đồ vật sở hữu của chúng.
  • Không bao giờ la mắng chú cún khi chúng gầm gừ. Tiếng kêu này cho thấy rằng chúng không cảm thấy vui vẻ với tình huống đang diễn ra. Nếu bạn la mắng thú cưng vì lý do gầm gừ, thì lần sau khi cảm thấy khó chịu chúng sẽ không gầm gừ nữa mà chuyển sang cắn.
  • Không bao giờ xoa đầu chó lạ, vì hành động này mang tính đe dọa và khiến chúng cắn bạn.
  • Xem chừng dấu hiệu con chó định cắn bạn! Lùi lại thật từ tốn và chậm rãi trong lúc vẫn hướng mắt về chúng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây