Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nuôi chó con
Từ VLOS
Chúc mừng bạn đã chọn được một thành viên mới của gia đình! Nhưng vấn đề là, “Mình phải chăm sóc chú cún này như thế nào đây?” Bạn cần nhớ là bài viết này chỉ dành cho người mới nhận nuôi, mua hoặc tìm được chó con ít nhất đã được 8 tuần tuổi. Chó con thường dứt sữa vào lúc 8 tuần tuổi, và tách chúng khỏi mẹ trước thời gian này là không tốt.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đem chó con về nhà[sửa]
- Đảm bảo chú cún phải phù hợp với bạn. Bộ lông của nó có thích hợp với khí hậu nơi bạn ở không? Kích cỡ của nó có phù hợp để sống trong nhà bạn không? Bạn có thể cho cún con của bạn hoạt động đúng với mức năng lượng của nó không? Việc cân nhắc kỹ càng các vấn đề trên sẽ đảm bảo cho chú cún của bạn một cuộc sống hạnh phúc. Điều đó cũng tác động đến hạnh phúc của gia đình bạn.
-
Chuẩn
bị
ngôi
nhà
của
bạn
sao
cho
an
toàn
để
nuôi
chó
con.
Chó
con
thích
sục
sạo
khám
phá
mọi
thứ.
Để
an
toàn
cho
chú
cún
cũng
như
ngôi
nhà
của
mình,
bạn
cần
thực
hiện
một
số
biện
pháp
đề
phòng.
- Loại bỏ mọi vật dễ vỡ ra khỏi khu vực mà bạn định nuôi chó con.
- Để mọi dây điện trên cao hoặc che đậy lại, đóng tất cả các cửa sổ thấp.
- Cất kỹ các sản phẩm tẩy rửa/ hóa chất độc hại.
- Mua thùng rác thật cao sao cho chú cún của bạn không với tới và phải nặng để không bị lật đổ.
- Cân nhắc mua cổng gấp hoặc hàng rào quây để giữ chó con trong một khu vực nhất định trong nhà.
- Sắp xếp chỗ cho chó con. Bếp hoặc phòng tắm là nơi lý tưởng để ổ nằm của chó con vào ban ngày vì những phòng này thường ấm áp và có thể dọn rửa được. Ban đêm, bạn nên cho cún con nằm trong cũi đặt trong phòng ngủ của bạn. Như vậy bạn có thể nghe được tiếng của nó suốt đêm và biết khi nào chú cún của bạn cần phải ra ngoài “giải quyết nỗi buồn”.
- Mua hai bát kim loại (không gỉ) – một đựng thức ăn và một đựng nước uống. Bát kim loại tốt hơn bát thủy tinh vì không bị mẻ và sạch hơn. Nếu có nuôi các thú cưng khác, bạn nhớ cho mỗi con một bát đựng thức ăn và nước uống riêng để tránh xung đột. Đến giờ ăn, bạn phải tách riêng chúng ra để tránh cảnh tranh giành thức ăn và để đảm bảo con nào cũng đều nhận đủ dinh dưỡng.
- Chuẩn bị giường cho chó con. Bạn có thể dùng cũi lót gối, ổ nằm, hoặc giỏ mây lót nhiều khăn. Dù chọn kiểu nào, bạn cũng phải đảm bảo giường của chó con phải mềm mại, dễ chịu và khô ráo. Để sẵn một tấm chăn phòng khi trời lạnh. Để tránh xung đột, bạn nên cho mỗi thú cưng một giường riêng.
- Cho chó con thật nhiều đồ chơi. Cún con của bạn như quả bóng tràn đầy năng lượng vô tận, do đó bạn nhớ cung cấp cho nó thật nhiều đồ chơi, cả đồ chơi mềm và những món để nhai. Đồ chơi của chó con phải đủ dai để đề phòng chúng khỏi bị hóc. Không cho chó con các miếng da làm đồ chơi mà chỉ nên dùng để làm phần thưởng.
-
Chọn
đúng
món
ngon
làm
phần
thưởng
cho
chó
con.
Phần
thưởng
cho
chó
con
phải
tốt
cho
sức
khỏe,
nhỏ,
dễ
nhai
hoặc
nuốt.
Mục
đích
của
phần
thưởng
là
truyền
đạt
nhanh
cho
cún
con
biết
rằng
nó
vừa
làm
điều
tốt,
nhưng
chắc
là
bạn
không
muốn
phải
chờ
cho
chú
cún
của
bạn
ăn
xong
mới
tiếp
tục
việc
huấn
luyện.
- Bạn thử dùng các món làm phần thưởng hiệu “Bil Jac” , “Zuke’s Mini Natural” và "Greenies".
- Nhớ chọn các loại phong phú: có loại giòn và loại mềm. Loại mềm thích hợp khi huấn luyện, loại giòn giúp làm sạch răng chó.
-
Mua
thức
ăn
tốt
cho
chó
con.
Thức
ăn
viên,
thức
ăn
đóng
hộp,
thức
ăn
làm
tại
nhà
và
thức
ăn
tươi
đều
tốt,
nhưng
bạn
cần
trao
đổi
bác
sĩ
thú
y
về
từng
loại.
Khi
mới
đem
chó
con
về,
bạn
hãy
hỏi
người
bán
hoặc
nhóm
cứu
trợ
động
vật
về
thức
ăn
mà
nó
đang
ăn.
Bạn
có
thể
tiếp
tục
cho
cún
con
ăn
theo
chế
độ
đó
khi
đưa
về
nhà
mới.
Nếu
muốn
thay
đổi,
bạn
nên
đợi
sau
vài
tuần,
và
dần
dần
chuyển
sang
chế
độ
ăn
mới
trong
khoảng
một
tuần.
Thay
đổi
chế
độ
ăn
đột
ngột
có
thể
khiến
cún
yêu
của
bạn
bị
nôn
ói
hoặc
tiêu
chảy.
- Mua thức ăn cho chó con không chứa phẩm màu, không có hương vị nhân tạo hoặc chất bảo quản, vì nhiều chú chó bị dị ứng với các chất phụ gia này.
- Mua dụng cụ chăm sóc cơ bản. Mỗi chủ nuôi chó tối thiểu phải có bàn chải lông, lược, găng tay cao su, dụng cụ cắt móng, dầu tắm chó, dầu dưỡng lông chó, kem đánh răng chó và khăn tắm. Việc chải lông không chỉ để làm đẹp cho cún yêu mà còn giúp chúng khỏe mạnh và hạnh phúc nữa.
- Mua dây đai ni lông, vòng cổ (bằng vải dù hoặc da), và thẻ đeo. Vòng cổ không đúng cỡ có thể làm đau cổ và tổn thương họng của chó con. Nhớ đo kích cỡ dây đai và vòng cổ khi cún con của bạn lớn lên.
-
Tạo
sự
thoải
mái
cho
chó
con
trong
nhà
bạn.
Chú
cún
của
bạn
có
thể
sợ
hãi
khi
lần
đầu
làm
quen
với
nhà
mới.
Bạn
cần
âu
yếm
và
quan
tâm
nhiều
hơn
đến
nó
trong
những
ngày
đầu
tiên.
Buộc
dây
nhẹ
và
dắt
cún
con
của
bạn
khám
phá
các
khu
vực
trong
nhà
và
ngoài
sân.
Bạn
không
phải
giới
thiệu
hết
mọi
thứ
cho
chú
cún
làm
quen
trong
ngày
đầu
tiên,
nhưng
cho
nó
xem
những
khu
vực
thường
lui
tới
là
một
khởi
đầu
tốt.
- Không để chó con tự do đi lung tung vì các sự cố sẽ xảy ra.
- Ban đêm cho chó con ngủ trong cũi đặt trong phòng bạn để nó khỏi thấy cách biệt hoặc cô đơn.
- Thường xuyên vuốt ve chó con. Hàng ngày bạn cần vuốt ve thân mình, chân và đầu thú cưng nhiều lần. Động tác này không những khiến nó cảm thấy được yêu thương mà còn tạo nên mối gắn kết bền chặt giữa bạn và cún yêu của bạn.[1].
- Ôm chó con một cách cẩn thận. Chó con cũng mỏng manh như trẻ con. Nhẹ nhàng ôm chó con trong cánh tay nếu bạn muốn nhấc nó lên. Luôn luôn đặt một tay dưới ngực chó con.
-
Bảo
vệ
chó
con.
Chó
con
có
bản
tính
tò
mò,
và
cho
dù
có
chú
ý
đến
mấy
thì
đôi
khi
nó
cũng
thoát
ra
khỏi
sân
và
đi
mất
dạng.
Đảm
bảo
chú
cún
của
bạn
phải
được
đeo
vòng
cổ
dễ
chịu,
điều
chỉnh
được
và
gắn
thẻ
ghi
thông
tin
liên
lạc
của
bạn.
Thẻ
đeo
nên
ghi
tên
chó,
địa
chỉ
và
số
điện
thoại
của
bạn.
- Nhiều nơi đòi hỏi bạn phải có giấy xác nhận cho chó. Lấy giấy xác nhận cho cún con của mình cho dù không được yêu cầu là một ý tưởng tốt.
- Chú cún của bạn phải được tiêm phòng dại để có giấy xác nhận.
-
Gắn
chíp
cho
chó
con.
Chíp
điện
tử
rất
nhỏ
-
kích
cỡ
chỉ
bằng
một
hạt
gạo
–
và
được
cấy
dưới
da,
trên
gáy
và
trên
hai
vai.
Bạn
có
thể
đăng
ký
thông
tin
về
chíp
điện
tử
trong
phần
thông
tin
liên
lạc
của
bạn
khi
bác
sĩ
thú
y
gắn
chíp
cho
chó.
Trường
hợp
không
may
chó
của
bạn
đi
lạc,
bác
sĩ
thú
y
hoặc
hội
cứu
trợ
động
vật
cũng
có
thể
scan
con
chíp
và
gọi
cho
bạn
để
giúp
bạn
đoàn
tụ
với
cún
yêu.
- Mặc dù chó con đã có vòng cổ và thẻ đeo, các chuyên gia vẫn khuyên nên gắn chíp cố định cho mọi thú cưng.
- Cho chó con một sân chơi an toàn. Sân có hàng rào bảo vệ là lý tưởng nhất. Thử nghiệm một vài thứ để biết món đồ chơi nào chú cún của bạn yêu thích nhất. Nếu ở trong nhà, bạn có thể dùng hàng rào quây để cho chó con một “sân chơi” riêng.[2]
Cho chó con ăn[sửa]
- Chọn thức ăn thích hợp cho chó con. Mặc dù bạn có thể bị hấp dẫn bởi những món rẻ tiền, nhưng đó không phải là lựa chọn tốt nhất cho cún yêu của bạn. Bạn nên tìm những loại thức ăn kết hợp các loại đạm chất lượng cao từ cá, gà, cừu, bò và/ hoặc trứng. Nói chuyện với bác sĩ thú y về các lựa chọn thức ăn cho chó. Nếu định thay đổi chế độ ăn của chó con, bạn nên thực hiện dần dần để giảm nguy cơ xáo trộn dạ dày của nó.
-
Chó
chó
con
ăn
đúng
cách.
Cho
cún
con
của
bạn
ăn
nhiều
bữa
nhỏ
trong
ngày
với
thức
ăn
dành
cho
chó
con.
Lượng
thức
ăn
mỗi
bữa
tùy
vào
giống
chó
và
kích
cỡ;
bạn
hãy
tìm
khuyến
nghị
lượng
thức
ăn
cho
giống
chó
của
bạn.
Chỉ
cho
chó
con
của
bạn
ăn
lượng
nhỏ
nhất
được
khuyến
nghị
cho
giống
chó,
độ
tuổi
và
kích
cỡ
của
nó.
Tăng
lượng
thức
ăn
nếu
bạn
thấy
chú
cún
có
vẻ
quá
gầy,
hoặc
theo
chỉ
dẫn
của
bác
sĩ
thú
y.
Số
lần
cho
ăn
trong
ngày
tùy
thuộc
vào
độ
tuổi
của
chó
con:
- 6-12 tuần: 3 đến 4 lần mỗi ngày
- 12-20 tuần: 3 lần mỗi ngày
- Trên 20 tuần: 2 lần mỗi ngày
- Tuân theo hướng dẫn cho ăn đặc biệt dành cho chó nhỏ và giống chó cảnh. Các giống chó cực nhỏ (Yorkshire Terriers, Pomeranians, Chihuahuas, v.v…) có thể dễ bị hạ đường huyết. Thông thường các chú cún con này cần ăn suốt ngày (hoặc cách mỗi 2-3 tiếng) cho đến khi được 6 tháng tuổi. Điều này ngăn ngừa đường huyết của chúng hạ quá thấp, dẫn đến yếu mệt, lẫn lộn và thậm chí co giật.
- Tránh kiểu ăn “tự chọn”. Việc cho ăn sẽ giúp luyện cho chó đi vệ sinh đúng chỗ và ngăn chó của bạn ngốn quá nhiều thức ăn. Hơn nữa, cún yêu của bạn sẽ gắn bó với bạn qua việc liên hệ những điều yêu thích như thức ăn với những người trong nhà. Nên giới hạn thời gian ăn xong bữa cho chó con trong khoảng 20 phút.[3]
-
Quan
sát
chó
con
ăn.
Xem
chó
con
ăn
là
một
cách
tốt
để
đánh
giá
sức
khỏe
của
nó.
Nếu
đột
nhiên
cún
con
của
bạn
có
vẻ
không
muốn
ăn,
bạn
cần
lưu
ý.
Hành
vi
đó
có
thể
đơn
giản
là
do
không
hợp
khẩu
vị,
nhưng
cũng
có
thể
là
có
vấn
đề
về
sức
khỏe.
- Nhiệm vụ của bạn là lưu ý mọi thay đổi trong hành vi của chú cún. Gọi cho bác sĩ thú y, và thực hiện các bước thích hợp để tìm ra nguyên nhân của thay đổi đó.
-
Không
cho
chó
các
mẩu
thức
ăn
của
người.
Việc
vừa
ăn
vừa
cho
chó
ăn
nghe
có
vẻ
hấp
dẫn,
nhưng
bạn
nên
nhớ
là
thức
ăn
của
người
có
thể
khiến
chó
béo
phì.
Ngoài
rủi
ro
về
sức
khỏe,
việc
cho
chó
ăn
như
vậy
có
thể
khiến
chó
quen
với
việc
xin
ăn
–
một
trong
những
thói
quen
khó
bỏ
nhất.
- Để đảm bảo sức khỏe cho chó con, bạn hãy cho nó ăn thức ăn đặc biệt dành cho chó.
- Nên lờ hẳn chú cún trong lúc bạn đang ăn.
- Kiểm tra lại với bác sĩ thú y về các thức ăn của người an toàn cho chó. Những món này có thể bao gồm ức gà rán hoặc quả đậu.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ có thể gây ra các vấn đề như viêm tụy ở chó.
-
Bảo
vệ
chó
khỏi
các
thức
ăn
độc.
Cơ
thể
của
chó
rất
khác
với
con
người.
Một
số
thực
phẩm
bạn
có
thể
tiêu
hóa
được
nhưng
lại
độc
hại
với
chó.
Có
thể
kể
đến
một
số
loại
thức
ăn
như
vậy:
- Bưởi
- Nho khô
- Trà
- Rượu
- Tỏi
- Hành
- Quả bơ
- Muối
- Chocolate
- Nếu chó của bạn ăn phải một trong những món trên, bạn hãy gọi cho Trung tâm Chống độc Động vật (888) 426-4435 (nếu ở Mỹ) và bác sĩ thú y.
- Cung cấp đủ nước sạch. Không như thức ăn, bạn nên luôn để một bát đầy nước sạch cho chó. Lưu ý rằng chú cún của bạn sẽ phải đi tiểu sau khi uống nhiều nước. Dẫn chó ra sân sau để nó không gây sự cố trong nhà bạn.
Giữ gìn sức khỏe cho chó con[sửa]
-
Duy
trì
môi
trường
an
toàn
cho
cún
con
của
bạn.
Một
môi
trường
bẩn
và
thiếu
an
toàn
có
thể
gây
tổn
hại
cho
sức
khỏe
tổng
quát
của
chó
và
khiến
bạn
tốn
tiền
thanh
toán
các
hóa
đơn
của
bác
sĩ
thú
y.
- Giặt ngay vải trải giường bẩn. Dạy chó con đi vệ sinh đúng chỗ, và thay giường ngủ của chó nếu bạn thấy dính bẩn vì nước tiểu hay phân chó.
- Loại bỏ các loài cây độc. Có nhiều loài cây thông dụng gây độc cho chó con vì chúng thích nhai. Giữ chó con tránh xa các loại cây như linh lan, trúc đào, đỗ quyên, thủy tùng, mao địa hoàng, đại hoàng và cây cỏ ba lá.
-
Đảm
bảo
chó
con
của
bạn
được
vận
động
nhiều.
Mỗi
giống
chó
cần
khối
lượng
tập
luyện
khác
nhau.
(Đây
là
một
yếu
tố
bạn
cần
cân
nhắc
khi
chọn
chó
con).
Cầm
dây
dắt
chú
cún
của
bạn
đi
dạo
trong
sân
hoặc
vườn
sau
các
bữa
ăn
để
khám
phá
và
để
tập
luyện.
Bắt
đầu
đắt
chó
ra
ngoài
đi
dạo
nếu
bác
sĩ
thú
y
bảo
rằng
điều
này
là
an
toàn.
Chó
con
bùng
phát
năng
lượng
sau
giấc
ngủ
dài
là
bình
thường.
- Mặc dù cơ thể chó con vẫn đang phát triển, bạn nên tránh các trò chơi mạnh bạo và các bài tập nặng. Đợi đến khi cún con của bạn được 9 tháng tuổi mới cho tập chạy dài (khoảng 1,5 km).
- Cho chó con khoảng một tiếng đồng hồ đi dạo mỗi ngày, chia thành 2 – 4 lần. Cho phép cún của bạn tương tác với các chú chó (thân thiện) khác mà nó gặp. (Chỉ khi chó con của bạn đã được tiêm phòng đầy đủ).
- Cho chó con tiếp xúc. Thời kỳ tiếp xúc bên ngoài của chó con là từ 7 -16 tuần tuổi. Bạn rất cần cân nhắc cho chó con tham gia lớp “vỡ lòng” để nó làm quen với các chú chó khác trước khi thời kỳ này trôi qua.[4] Ở các “lớp vỡ lòng”, chó con được chơi một cách an toàn dưới sự giám sát và được tiêm phòng. Hầu hết chó con hoàn thành các mũi tiêm phòng bệnh Distemper/Parvo trước 16 tuần tuổi.
- Chọn một bác sĩ thú y nếu bạn chưa có.[5] Nhờ bạn bè giới thiệu một số bác sĩ. Khi có vài sự lựa chọn, bạn nên thử đến vài phòng khám xem mình thích nơi nào nhất. Chọn một phòng khám thân thiện, tổ chức tốt và không có mùi. Đặt câu hỏi với bác sĩ và nhân viên – họ sẽ luôn trả lời hết khả năng của mình. Đảm bảo bạn phải thấy thoải mái với bác sĩ thú y mình chọn.
-
Tiêm
phòng
bệnh
cho
chó
con.
Khi
chó
con
được
6-9
tuần
tuổi,
bạn
hãy
đem
chó
đến
bác
sĩ
thú
y
để
bắt
đầu
tiêm
phòng
cho
chó.
Trao
đổi
với
bác
sĩ
về
các
bệnh
distemper,
parainfluenza,
canine
hepatitis,
và
parvovirus.
Bác
sĩ
có
thể
đề
nghị
tiêm
thêm
các
loại
vắc-xin
quan
trọng,
tùy
vào
mức
rủi
ro
của
chó
và
khu
vực
bạn
ở.
- Nhớ nói với bác sĩ về thuốc tẩy giun cho chó trong buổi đầu đem chó con đến khám. Bác sĩ thú y có thể đề nghị tẩy ký sinh trùng định kỳ như giun tròn ngay lúc đó. Hoặc bác sĩ có thể lấy mẫu phân của chó để xác định ký sinh trùng trước khi kê toa thuốc.
- Tẩy giun cho chó con không những tốt cho sức khỏe của chó mà còn tốt cho sức khỏe của bạn. Nhiều loài ký sinh trùng của chó có thể lây cho người và gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả gia đình bạn.
- Quay trở lại để tiêm phòng bệnh dại. Sau buổi khám đầu tiên, bạn cần đem chó quay lại phòng khám để tiêm phòng bệnh dại khi chó con được 12 – 16 tuần tuổi. Hỏi bác sĩ thú y về khuyến cáo (và quy định theo pháp luật) tiêm phòng dại trong vùng bạn ở.
-
Triệt
sản
cho
chó.
Trao
đổi
với
bác
sĩ
về
thời
gian
phẫu
thuật.
Bác
sĩ
thường
đề
nghị
chờ
sau
khi
tiêm
vắc-xin
xong,
nhưng
có
thể
có
cân
nhắc
khác.
- Ví dụ, thủ thuật triệt sản đối với giống chó to sẽ phức tạp hơn và đắt hơn. Bác sĩ có thể đề nghị triệt sản trước khi chó của bạn được 22 hoặc 27 kg nếu giống chó của bạn đặc biệt to.
- Triệt sản cho chó cái trước kỳ động dục đầu tiên của nó. Điều này sẽ giảm được nguy cơ viêm mủ tử cung, ung thư buồng trứng, và ung thư vú.[6]
- Biến chuyến đi đến phòng khám thành trò vui. Đem theo món ngon và đồ chơi khi đến bác sĩ để dạy cho chú cún của bạn thích thú (hoặc ít nhất là chịu được) trải nghiệm đó. Trước khi đem chó con đến bác sĩ lần đầu tiên, bạn nên cho nó làm quen với sự đụng chạm ở chân, đuôi và mặt. Như vậy chú cún của bạn sẽ không lạ lẫm khi được bác sĩ khám.
- Lưu ý đến các vấn đề sức khỏe của chó con. Để ý cún con của bạn để phát hiện các triệu chứng sớm của bệnh nếu có. Mắt chó phải sáng, mắt mũi phải không tiết dịch. Lông chó phải sạch và bóng; chú ý nếu lông chó bị rối hoặc thưa. Kiểm tra nếu có u cục, viêm nhiễm hoặc phát ban trên da, cũng như dấu hiệu tiêu chảy ở quanh vùng đuôi.
Chải lông cho chó con[sửa]
-
Chải
lông
cho
chó
hàng
ngày.
Việc
chải
lông
giúp
cho
cún
con
của
bạn
sạch
sẽ,
khỏe
mạnh,
đồng
thời
bạn
có
thể
kiểm
tra
các
vấn
đề
về
da
hay
lông.
Lược
chải
lông
và
các
dụng
cụ
làm
vệ
sinh
khác
nhau
tùy
giống
chó.
Tham
khảo
bác
sĩ
thú
y,
người
chăm
sóc
chó
hoặc
người
tạo
giống
chó
để
biết
thêm
thông
tin.
- Chải toàn bộ lông của chó, kể cả bụng và chân sau.
- Bắt đầu ngay từ khi chú cún của bạn còn nhỏ để nó không sợ việc chải lông.
- Bắt đầu từ từ, nhớ dùng phần thưởng và đồ chơi. Thời gian đầu mỗi lần chỉ chải vài phút để cún con của bạn không bị quá tải.
- Không chải mặt và chân chó bằng dụng cụ có thể gây đau.
-
Cắt
móng
cho
chó
con.
Nhờ
bác
sĩ
thú
y
hoặc
người
chăm
sóc
chó
dạy
cho
bạn
kỹ
thuật
cắt
móng
cho
chó.
Việc
cắt
móng
không
đúng
kỹ
thuật
có
thể
làm
tổn
thương
chó
nếu
bạn
cắt
phạm
vào
phần
thịt
dưới
móng.
Điều
này
đặc
biệt
quan
trọng
nếu
cún
con
của
bạn
có
móng
màu
đen
khiến
bạn
khó
xác
định
phần
thịt
dưới
móng.
- Móng chân chó quá dài có thể gây căng thẳng cho cổ chân, đồng thời làm hư hỏng sàn nhà, đồ đạc và có thể làm bị thương cho người.
- Cắt móng hàng tuần cho chó con, trừ khi có sự hướng dẫn khác của bác sĩ.
- Dùng món ngon làm phần thưởng và khen ngợi chó. Đầu tiên mỗi lần chỉ cắt từng ít một để cún con của bạn khỏi sợ.
- Giữ sạch răng lợi cho chó con. Đồ chơi nhai giúp răng chó con khỏe mạnh. Bàn chải và kem đánh răng đặc biệt dành cho chó là những thứ hữu ích để giúp răng chó sạch và khỏe. Từ từ tập cho chó làm quen với việc đánh răng sao cho việc này trở thành trải nghiệm tích cực với cún con của bạn.[7] Đừng quên cho chó thấy phần thưởng và khen ngợi nó!
- Chỉ tắm cho chó con khi cần. Tắm nhiều hơn mức cần thiết có thể làm khô da chó và làm trôi mất chất dầu quan trọng trên lông chó. Từ từ cho chó làm quen với nước và quy trình tắm. Cũng như mọi khi, bạn hãy thưởng cho chú cún và khen ngợi nó.
Huấn luyện chó con[sửa]
-
Tập
cho
chó
đi
vệ
sinh
đúng
chỗ.
Bắt
đầu
công
việc
này
ngay
từ
ngày
đầu
bạn
đem
chó
con
về
nhà.
Càng
nấn
ná
lâu,
bạn
càng
phải
dọn
nhiều
cho
nó,
và
chú
cún
của
bạn
càng
khó
dạy
hơn.
Cân
nhắc
dùng
tấm
lót
huấn
luyện
chó
đi
vệ
sinh
trong
vài
ngày
đầu.
Mặc
dù
biện
pháp
này
không
thay
thế
được
việc
dẫn
chó
ra
sân
sau,
nhưng
cũng
giúp
ích
trong
giai
đoạn
chuyển
tiếp.
Bạn
cũng
nên
nghĩ
đến
phương
tiện
này
nếu
nhà
bạn
không
có
sân
sau.
- Nhốt chó trong hàng rào quây có lót báo hoặc tấm đệm huấn luyện đi vệ sinh khi bạn không trông chừng được.
- Không cho chó con đi lung tung trong nhà. Nếu không chơi với chó, bạn hãy đặt nó vào cũi hoặc hàng rào quây, hoặc buộc vào khu vực ngồi chơi.
- Chú ý các dấu hiệu cho thấy chó con muốn đi vệ sinh và dắt chó ra ngoài ngay. Luôn đưa chó ra cùng một chỗ.
- Khen ngợi (và thưởng) cho chú cún ngay khi nó biết ra ngoài đi vệ sinh!
- Cân nhắc huấn luyện chó con quen ở trong cũi. Việc huấn luyện cho chó con chịu ở trong cũi đem lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, nó hạn chế hành vi phá phách, cho bạn được ngủ và để chó một mình mà không phải lo lắng. Thứ hai, đó là một phương pháp hiệu quả để dạy chó đi vệ sinh (nếu sử dụng đúng).
-
Dạy
chó
những
hiệu
lệnh
cơ
bản.
Một
chú
chó
ngoan
là
niềm
vui
trong
nhà.
Dạy
chó
con
những
thói
quen
tốt
từ
sớm
là
một
khởi
đầu
tốt.
Như
vậy
bạn
và
cún
yêu
của
bạn
sẽ
có
mối
quan
hệ
tốt
đẹp.
Dạy
chó
những
thói
quen
tốt
ngay
từ
đầu
bao
giờ
cũng
dễ
hơn
một
bỏ
thói
quen
xấu.
- Dạy chó đến gần.
- Dạy chó ngồi.
- Dạy chó nằm xuống.
- Tập cho chó con làm quen với việc đi xe. Cho chó con lên xe đi thường xuyên để nó quen dần với việc di chuyển cùng bạn. Nếu không, chó con có thể lo sợ khi đi xe. Nếu cún con của bạn bị say xe, bạn hãy hỏi bác sĩ thú y về loại thuốc chống buồn nôn. Điều này sẽ giúp chuyến đi dễ chịu hơn cho bạn và chú cún của bạn.
- Đăng ký lớp dạy vâng lời dành cho chó con. Tất nhiên là việc này sẽ giúp bạn huấn luyện chú cún của bạn tốt hơn. Hơn nữa đây cũng là cơ hội tiếp xúc, giúp chó con học cách cư xử khi ở giữa các chú chó khác và những người không quen.
Lời khuyên[sửa]
- Cẩn thận với trẻ nhỏ và đảm bảo mọi người phải biết về quy tắc dành cho chó con (ví dụ cách bế chó, không thô bạo, v.v…)
- Đảm bảo cún con của bạn phải được nghỉ ngơi đầy đủ (ít nhất 6 -10 tiếng).
- Cho chó con thật nhiều sự trìu mến, quan tâm tích cực và dạy chó các hành vi tốt một cách dịu dàng (nhưng kiên quyết).
- Nếu mua chó con về cho trẻ em, bạn phải sẵn sàng đích thân chăm sóc nó vì trẻ nhỏ thường chóng chán.
- Rửa bát ăn của chó hàng ngày bằng nước ấm và nước rửa bát. Hoặc bạn chỉ cần cho vào máy rửa bát. Việc rửa bát có thể ngăn ngừa bệnh và vi khuẩn phát triển, hơn nữa nhờ vậy mà mỗi bữa ăn sẽ thêm phần thú vị.
- Thay vì cố gắng chải răng cho chó, bạn có thể cho chó nhai tai bò hoặc thứ gì đó tương tự. Răng của chó sẽ được cạo sạch khi nhai những món này.
- Đề phòng cẩn thận, vì những con chó khác hoặc các loài động vật khác có thể tấn công và /hoặc giết chết chó con của bạn. Trách nhiệm của bạn là phải chăm sóc nó. Nếu chó của bạn ra ngoài, bạn nên cố gắng buộc dây vào cổ chó. Chó con rất dễ đi lạc, và bạn có thể khó tìm được vì chúng còn quá nhỏ.
- Nên gắn chíp cho chó. Như vậy bạn sẽ có nhiều cơ hội tìm được nhanh chóng nếu chẳng may cún yêu của bạn đi lạc.
- Gọi tên cún con của bạn thường xuyên. Chó con sẽ sớm biết tên của nó.
- Nhớ dành nhiều thời gian cho chú cún của bạn.
- Chó con thường nghịch ngợm, chúng cần vận động nhiều, nhưng bạn hãy nhớ là chúng cũng cần được nghỉ ngơi!
Cảnh báo[sửa]
- Trang này chỉ hướng dẫn chăm sóc chó con đã được ít nhất 8 tuần tuổi. Bạn không nên mua hoặc nhận nuôi chó con nhỏ hơn 8 tuần vì chúng còn quá non cho việc chuyển đến nhà mới. Ở một số bang của Mỹ, điều này được đưa vào luật.
- Không cho chó con tiếp xúc với chó lạ nếu chưa được tiêm phòng đầy đủ. Bạn nên cho chó tiếp xúc với những chú chó thân thiện, đã được tiêm phòng và ở những nơi không ô nhiễm.
- Không để xung quanh chó con bất cứ thứ gì có thể khiến chó bị hóc.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Chó con (nếu nhà nhỏ, bạn hãy chọn giống chó nhỏ như Westie hay Yorkie)
- Hai bát kim loại không gỉ
- Đồ chơi để nhai
- Món ngon làm phần thưởng cho chó con (mềm và giòn)
- Các mũi tiêm phòng cho chó con
- Thuốc tẩy giun
- Triệt sản
- Chiếc giường dễ chịu
- Nhà của chó đặt dưới bóng mát và tránh gió lạnh mùa đông (nếu nuôi chó bên ngoài nhà) khi chó lớn.
- Dây đeo và vòng cổ
- Dây buộc
- Thẻ đeo bằng kim loại (ghi tên chó, số điện thoại và địa chỉ nhà bạn)
- Thức ăn dành cho chó con
- Dụng cụ chăm sóc chó cơ bản (lược chải lông, dụng cụ bấm móng)
- Bảo hiểm thú cưng (tùy chọn)
- Thuốc phòng ngừa bọ chét và ve – tham khảo bác sĩ thú y
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.newscientist.com/article/dn16412-pet-dogs-rival-humans-for-emotional-satisfaction.html
- ↑ http://www.midwestpetproducts.com/midwestexercisepens
- ↑ http://pets.webmd.com/dogs/ss/slideshow-taking-care-of-puppy
- ↑ http://www.dog-obedience-training-review.com/puppy-socialization.html
- ↑ http://www.aspca.org/pet-care/dog-care/find-right-vet
- ↑ http://www.aspca.org/pet-care/top-10-reasons-spay-or-neuter-your-pet
- ↑ http://www.aspca.org/pet-care/dog-care/ten-steps-your-dogs-dental-health
Bài cùng chủ đề[sửa]
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Chải răng cho chó
- Huấn luyện chó
- Nhận biết cún yêu nhà bạn đang mang thai
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn của chó
- Chuẩn bị cơm gà cho chó
- Giảm cân cho chó
- Vệ sinh tai cho chó
- Chăm sóc chó con
- Nhận biết bệnh Parvo ở chó
- Dạy chó ngưng nhảy lên người
- Xem thêm liên kết đến trang này.